Các cách bố trí sơ đồ đội hình chiến thuật bóng đá sân 11 người

Trong một trận đấu bóng đá 11 người, ngoài tinh thần đồng đội, kỹ thuật, thể lực của từng cầu thủ thì cách bố trí đội hình và chiến thuật di chuyển do huấn luyện viên đưa ra cũng là yếu tố quan trọng tạo nên thành công của đội bóng. Tùy vào tính toán của mình, các huấn luyện viên sẽ đưa ra chiến thuật khác nhau để đội đối phương không nắm bắt được đường đi của bóng và từ đó, tạo ra những đợt tấn công, pha dứt điểm ghi bàn. Vậy cách sắp xếp sơ đồ đội hình chiến thuật và cách di chuyển trong bóng đá 11 người phổ biến nhất hiện nay là gì?
 

Các chiến thuật bố trí và di chuyển đội hình trong bóng đá 11 người
 

Trong quá trình thi đấu trên sân bóng đá 11 người, do thời gian tương đối dài, mặt sân rộng nên càng về sau, thể lực của các cầu thủ sẽ dần yếu đi. Lúc này, các huấn luyện viên sẽ thay đổi cách bố trí đội hình bóng đá 11 người để cầu thủ dưỡng sức, lui về phòng thủ hoặc tích cực tấn công tạo ra bàn thắng. Các đội hình thường được áp dụng trong bóng đá 11 người hiện nay như sau:

1. Đội hình 4 - 3 - 3

Đội hình 4 - 3 - 3 bao gồm: 4 hậu vệ, 3 tiền vệ và 3 tiền đạo. Đội hình này thiên về tấn công. Mỗi cánh hai bên bao gồm hai hậu vệ nhằm khắc chế các tình huống tấn công của đối thủ. Khi hai cánh của đối thủ dâng quá cao, hai cầu thủ ở hai bên cánh sẽ có nhiệm vụ khoét sâu vào các khoảng trống. Ba tiền vệ ở giữa sẽ có một người hỗ trợ phòng ngự, hai người còn lại cầm bóng và hỗ trợ tấn công. Rất ít huấn luyện viên sử dụng sơ đồ bóng đá 11 người này để khởi đầu trận đấu. Thay vào đó, đội hình 4 - 3 - 3 được tung ra khi đội bóng cần tăng cường khả năng ghi bàn. Để áp dụng đội hình 4 - 3 - 3 thì cần phải có tiền vệ và tiền đạo chơi tốt, nếu không sẽ có khoảng trống ở khu vực giữa sân.
 

Cách di chuyển trong bóng đá 11 người
 

2. Đội hình 4 - 4 - 2

Đội hình 4 - 4 - 2 bao gồm: 4 hậu vệ, 4 tiền vệ, 2 tiền đạo. Sơ đồ bóng đá 11 người này thường được áp dụng phổ biến châu Âu vì đội hình cần có tiền đạo cao lớn và chơi tốt. Ngoài ra, đội hình 4 - 4 - 2 cũng gây nên một sức ép khá lớn cho tiền vệ khi vừa phải tấn công và phòng ngự. Nếu các cầu thủ ở hai vị trí tiền đạo và tiền vệ có kỹ thuật tốt thì sẽ rất dễ dàng phá vỡ thế trận của đối phương.
 

Sơ đồ bóng đá 11 người
 

3. Đội hình 5 - 3 - 2

Đội hình bao gồm: 5 hậu vệ, 3 tiền vệ và 2 tiền đạo. Ở đội hình này, hai hậu vệ cánh có vai trò rất quan trọng vì vừa phải hỗ trợ phòng ngự và vừa tham gia tấn công. Ba tiền vệ ở giữa cần hiểu ý nhau, chơi sát vào giữa, gây sức ép ở vùng trung lộ.
 

Các vị trí trên sân bóng đá 11 người
 

4. Đội hình 4 - 5 - 1

Đội hình 4 - 5 - 1 bao gồm: 4 hậu vệ, 5 tiền vệ, 1 tiền đạo. Cách bố trí đội hình bóng đá 11 người này được áp dụng khi cần bảo toàn tỷ số. Đồng thời, sơ đồ 4 - 5 - 1 cũng khá linh hoạt khi cần phản công. Tiền vệ ở hai bên cánh sẽ phối hợp với tiền đạo để tấn công (tạo thành sơ đồ 4 - 3 - 3)  và lùi về cầm bóng ở khu vực giữa sân khi cần thiết. Để áp dụng đội hình này, tiền đạo duy nhất (tiền đạo trung phong) phải là người chơi tốt, nhanh nhẹn, có khả năng chớp thời cơ phản công và ghi bàn.
 

Cách bố trí đội hình bóng đá 11 người
 

5. Đội hình 4 - 4 - 1 - 1

Đội hình 4 - 4 - 1 - 1 bao gồm: 4 hậu vệ, 4 tiền vệ, 1 hộ công và 1 tiền đạo. Huấn luyện viên sẽ lựa chọn đội hình này khi muốn giành quyền kiểm soát bóng. Vị trí hộ công sẽ có nhiều khoảng trống và thời gian kiểm soát bóng hơn so với các vị trí khác. Hộ công cũng có khả năng dứt điểm khi đủ thời cơ. Khi cần tấn công, cách di chuyển trong bóng đá 11 người theo sơ đồ 4 - 4 - 1 - 1 sẽ biến thể thành 4 - 3 - 3 bằng cách đưa hai tiền vệ biên lên cao. Khi phòng ngự, tiền đạo sẽ lùi về hỗ trợ tạo thành sơ đồ 4 - 6 - 0.
 

Chiến thuật bóng đá 11 người
 

Trên đây là những sơ đồ chiến thuật bóng đá 11 người được sử dụng phổ biến hiện nay mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để có thể nhận ra và biết được ý đồ của các huấn luyện viên khi theo dõi một trận đấu bóng đá sân 11 người.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.