Cùng với sự phát triển kinh tế, các hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa đang không ngừng diễn ra. Vận chuyển hàng hóa hay còn gọi là giao nhận hàng hóa, là thuật ngữ để chỉ việc di chuyển hàng hóa từ nơi người gửi đến nơi người nhận. Để trao đổi và vận chuyển hàng hóa, các cá nhân, tổ chức,...có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về các hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay là gì? Ưu và nhược điểm của mỗi hình thức ra sao?
Các hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay
Để vận chuyển hàng hóa, bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo số lượng hàng, quãng đường, vị trí,...mà bạn hãy lựa chọn một trong những hình thức vận chuyển hàng hóa phổ biến như sau:
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ: Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ là hình thức khá linh động. Bạn có thể sử dụng các phương tiện như xe máy, xe hơi hay xe tải có tải trọng khác nhau sao cho phù hợp với số lượng hàng cần vận chuyển.
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt: Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt được coi là loại hình xuất hiện sớm nhất ở Việt nam. Phương tiện để vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt là tàu hỏa.
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường không: Hàng hóa sẽ được bốc dỡ lên máy bay và vận chuyển đến nơi người nhận khi bạn lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
- Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: Với địa hình Bắc - Nam trải dọc theo biển Đông, Việt Nam có rất nhiều điều kiện thuận lợi để vận chuyển hàng hóa theo hình thức đường biển. Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, phương tiện thường được sử dụng là tàu, thuyền.
Ưu nhược điểm của các loại hình vận chuyển hàng hóa
1. Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Ưu điểm:
- Có thể linh hoạt thời gian và lộ trình vận chuyển mà không cần phải tuân theo quy định có sẵn.
- Tùy theo số lượng hàng hóa, bạn có thể chọn phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể vận chuyển số lượng hàng hóa lớn nhỏ khác nhau bằng đường bộ.
- Không cần phải thông qua bất kỳ khâu trung gian nào nên có thể giảm thiểu chi phí bốc xếp.
- Hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ dễ dàng kiểm soát, bảo quản, tránh được vấn đề thất thoát hay hư hỏng.
Nhược điểm:
- Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, bạn cần phải đóng thêm các khoản tiền tại trạm thu phí, đóng phí nhiên liệu, phí cầu đường.
- Không thích hợp để vận chuyển hàng hóa với số lượng quá lớn.
- Dễ gặp phải những rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe,….
- Thời gian hàng hóa được vận chuyển đến nơi giao nhận có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
- Nếu quãng đường vận chuyển lớn thì phương pháp này sẽ rất mất thời gian.
2. Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Ưu điểm:
- Giá cước thấp hơn so với các hình thức vận chuyển khác đồng thời tránh được những khoản phí phát sinh nên luôn ổn định. Nếu có thay đổi thì cũng chỉ phụ thuộc vào độ biến động của giá xăng dầu
- Có thể vận chuyển được hàng hóa với số lượng lớn. Vận chuyển đa dạng các loại hàng hóa.
- Hàng hóa luôn được đảm bảo an toàn trong các toa chuyên biệt đồng thời không bị mất mát trong quá trình vận chuyển.
- Có thể vận chuyển hàng hóa với quãng đường dài Bắc - Nam.
- Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá,....
Nhược điểm:
- Thời gian vận chuyển cố định theo giờ khởi hành của tàu. Các chuyến tàu chỉ chạy cố định trên đường ray nên lộ trình cũng không thể thay đổi linh hoạt.
- Với những đơn hàng gấp, cần sự nhanh chóng thì hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt không phải là một lựa chọn phù hợp.
- Cần phải ra tận ga tàu hỏa hoặc kết hợp với hình thức vận chuyển đường bộ để bốc xếp, tháo dỡ hàng.
3. Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy
Ưu điểm:
- Có thể vận chuyển được số lượng hàng hóa lớn. Chi phí vận chuyển thấp.
- Tuyến đường vận chuyển thoải mái, thông thoáng nên hạn chế được những va chạm, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
- Có thể dễ dàng vận chuyển hàng hóa sang các quốc gia khác thông qua khu vực biển. Tuy nhiên điều này cần phải xin phép trước và được quốc gia đó chấp nhận.
Nhược điểm:
- Phải kết hợp với hình thức vận chuyển bằng đường bộ để có thể giao hàng tới tận nơi nên có thể phát sinh chi phí cho việc bốc xếp, tháo dỡ hàng.
- Thời gian vận chuyển chậm và không linh hoạt bằng đường bộ vì phụ thuộc vào lịch tàu.
4. Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Ưu điểm:
- Thời gian vận chuyển hàng hóa rất nhanh.
- Dễ dàng vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài.
- Ít nảy sinh va chạm, đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Nhược điểm:
- Cước vận tải hàng không rất cao, đặc biệt là đối với các tuyến đi quốc tế.
- Không thích hợp cho việc vận chuyển hàng hóa cồng kềnh hay số lượng hàng hóa quá lớn.
- Thủ tục hải quan khi vận chuyển hàng hóa phức tạp.
- Thời gian cũng như lộ trình vận chuyển phụ thuộc vào quy định của chuyến bay.
Trên đây là các loại hình vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, bạn đã có thể dễ dàng lựa chọn được hình thức vận chuyển hàng hóa phù hợp nhất khi cần thiết để giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức cho mình.