Các học hàm và học vị trong ngành y

Học hàm và học vị là hai thuật ngữ được sử dụng để chỉ trình độ văn hóa của một người ở tất cả các ngành nghề. Tuy nhiên trong ngành y sẽ có chút khác biệt. Nếu như các ngành nghề khác thường sử dụng các chức danh như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ,...để chỉ học hàm, học vị thì ngành y lại sử dụng các chức danh như: bác sĩ chuyên khoa định hướng, bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II,....Vậy chức danh nào được dùng để chỉ học vị, chức danh nào để chỉ học hàm? Trong số đó, chức danh nào là cao nhất và chức danh nào là thấp nhất? Chắc hẳn sẽ có nhiều bạn đọc còn khá mơ hồ về những vấn đề này. Trong bài này, các bạn hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về các học hàm và học vị trong ngành y.
 

Các học hàm và học vị trong ngành y
 

Các học vị trong ngành y

Theo định nghĩa chung, học vị là một văn bằng do cơ sở giáo dục cấp sau khi người học đã hoàn thành chương trình học. Đối với ngành y, người theo học các chương trình đào tạo liên quan trong vòng 6 năm và tốt nghiệp ra trường thì sẽ được gọi là bác sĩ. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp, các bác sĩ phải làm việc tại bệnh viện khoảng 1,5 năm thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề. Để nâng cao trình độ chuyên môn, các bác sĩ sẽ có 3 lựa chọn: Một là học tiếp hệ đào tạo thực hành lâm sàng; Hai là học theo hướng nghiên cứu; Cuối cùng là học bác sĩ nội trú.

1. Hệ thực hành lâm sàng:

- Bác sĩ chuyên khoa định hướng: Sau khi tốt nghiệp và được cấp chứng chỉ hành nghề, người học tiếp tục học thêm một chuyên ngành nào đó khoảng 1 năm thì được gọi là bác sĩ chuyên khoa định hướng.

- Bác sĩ chuyên khoa I: Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa định hướng nếu tiếp tục học thêm 2 năm nữa sẽ được gọi là bác sĩ chuyên khoa I.

- Bác sĩ chuyên khoa II: Sau khi tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa I và hành nghề một thời gian, nếu tiếp tục học thêm 2 năm kết hợp trình thêm luận văn sẽ được gọi là bác sĩ chuyên khoa II.
 

Học vị ngành y
 

2. Hệ đào tạo nghiên cứu:

- Thạc sĩ: Bác sĩ sau khi tốt nghiệp, đi làm 2 năm rồi thi cao học và trình luận văn.

- Tiến sĩ: Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ và đi làm, thi tiếp Nghiên cứu sinh, học thêm 3 năm (hoặc nhiều hơn) kết hợp nộp luận văn.

3. Bác sĩ nội trú

Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú chỉ dành cho những sinh viên ngành y tốt nghiệp hệ chính quy, đạt thành tích từ loại khá trở lên và dưới 27 tuổi. Mỗi người chỉ được thi bác sĩ nội trú một lần trong đời. Chương trình học Bác sĩ nội trú kéo dài 3 năm. Sau khi học xong, người học sẽ được cấp đồng thời bằng bác sĩ chuyên khoa I, thạc sĩ và bác sĩ nội trú.

Tóm lại: Nếu quy đổi các chức danh của học vị trong ngành y thì bác sĩ nội trú, bác sĩ chuyên khoa I sẽ tương đương thạc sĩ còn bác sĩ chuyên khoa II tương đương tiến sĩ.

Các học hàm trong ngành y

Học hàm trong định nghĩa chung là một chức danh được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho những người đáp ứng đủ yêu cầu. Học hàm bao gồm giáo sư và phó giáo sư. Đồng thời, học hàm chỉ cấp cho những người đang làm công tác giảng dạy học nghiên cứu, không cấp cho bác sĩ đang hành nghề. Tuy nhiên đối với bác sĩ, Nhà nước cũng trao tặng hai danh hiệu cao quý là: thầy thuốc ưu tú và thầy thuốc nhân dân. Hai danh hiệu này có ý nghĩa như sau:

- Thầy thuốc ưu tú: Những người hoạt động trong ngành y, bao gồm bác sĩ, y sĩ, dược sĩ có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển của y học Việt Nam ở cả lĩnh vực y học hiện đại và y học cổ truyền. Để được phong danh hiệu thầy thuốc ưu tú, người y sĩ phải có đủ các tiêu chí do Nhà nước quy định. Chẳng hạn như có đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận, có phẩm chất đạo đức tốt, có thâm niên công tác tùy thuộc vào từng lĩnh vực,….
 

Học hàm học vị ngành y
 

- Thầy thuốc nhân dân: Là các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ hoạt động trong lĩnh vực y học dân tộc. Điều kiện để được cấp danh hiệu thầy thuốc nhân dân là y sĩ phải có phẩm chất đạo đức tốt, trung thành với Nhà nước, có thâm niên công tác tùy thuộc vào từng lĩnh vực,….

Trên đây là một số thông tin về học hàm, học vị trong ngành y mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về các chức danh của học hàm, học vị mà những người làm việc trong ngành y được gọi từ đó biết được ai sẽ là người có trình độ cao nhất.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.