Campuchia ăn tết vào ngày tháng nào?

Campuchia được mệnh danh là một trong những vùng đất linh thiêng bậc nhất ở khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh quần thể Angkor hùng vĩ, Vương quốc Campuchia còn nổi bật với nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó phải kể đến ngày Tết nơi đây. Đây là dịp để người dân Khmer bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên và những người đã khuất có công với đất nước. Vậy bạn đã biết đất nước Campuchia ăn Tết vào ngày tháng nào hay chưa? Để tìm hiểu chi tiết về vấn đề trên, hãy cùng tham khảo những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi bên dưới nhé.
 

Đất nước Campuchia ăn tết vào ngày nào?
 

Đất nước Campuchia ăn Tết vào ngày nào?

Với câu hỏi Campuchia ăn Tết gì thì câu trả lời đó là Tết cổ truyền hay trong tiếng Khmer còn có tên gọi Chol Chnam Thmay. Vậy dịp Tết Campuchia ngày bao nhiêu? Tết cổ truyền của Campuchia được diễn ra vào ba ngày là 14, 15, 16 của tháng tư dương lịch. Thời điểm này không chỉ là Tết của đất nước Campuchia mà còn là ngày tết Songkran của Thái Lan cũng như Tết chung của các nước: Lào, Myanmar,...sử dụng lịch Phật giáo đồng bào Khmer. Tại Campuchia, đây là lễ quan trọng nhất trong năm, được diễn ra trong ba ngày đối với năm thường, vào năm nhuận thì kéo dài đến bốn ngày. Vào những ngày Tết, người Campuchia được nghỉ ngơi, mọi người thăm hỏi, chúc phúc lẫn nhau và tham gia các trò chơi như đốt đèn trời, đánh quay lửa,...đầy thú vị.
 

Tết Campuchia vào tháng mấy?
 

Ngày tết ở Campuchia có gì đặc biệt?

1. Chuẩn bị khi đón Tết

Trước dịp Tết người Campuchia, mỗi gia đình tại đây đều dọn dẹp lại nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ. Nếu cần thiết có thể sơn sửa, trang trí lại cho thật đẹp. Trẻ em được mua sắm quần áo mới và mọi nhà đều lo chuẩn bị đồ ăn, thức uống đầy đủ cho những ngày Tết. Đây là dịp mọi người được nghỉ ngơi, thư giãn sau một năm làm việc căng thẳng, mệt mỏi và cũng là lúc chuẩn bị các hoạt động thăm, viếng họ hàng, tổ tiên.

2. Đêm giao thừa

Tết Campuchia là ngày nào? Theo đó, từ ngày 14 - 16/4 sẽ là ngày Tết chính và trước đó là đêm giao thừa. Người Khmer quan niệm rằng, mỗi năm sẽ có một vị thần trên trời gọi là Tevoda được phái xuống để chăm lo đời sống người dân. Và hết năm thì vị thần đó sẽ về trời để vị khác xuống hạ giới. Đó cũng là lý do mà trong đêm giao thừa này, người dân Campuchia thường làm mâm cỗ, đốt đèn, thắp hương cúng trên bàn thờ có bày sẵn mâm lễ vật đã được chuẩn bị chỉnh chu để tiễn đưa vị thần Tevoda cũ và đón thần Tevoda mới, cầu mong năm mới sẽ đến mang theo những điều tốt lành, công việc thuận lợi, gia đình hạnh phúc, sung túc, thịnh vượng. Ngay lúc này, các thành viên trong gia đình sẽ ngồi ngay ngắn, xếp chân trước bàn thờ thành kính khấn vái. Bên cạnh đó, trong đêm giao thừa, người Campuchia còn tổ chức lễ hội hoa đăng trên sông.
 

Tết Campuchia ngày bao nhiêu?
 

3. Ngày Tết đầu tiên - Chol Sangkran Chmay

Tết Campuchia vào tháng mấy? Ngày Tết đầu tiên của đất nước Campuchia được gọi là ngày bắt đầu năm mới, tức ngày 14/4 theo lịch dương. Đây là lúc người dân hoàn thành xong mùa vụ và dọn dẹp nhà cửa, lau dọn bàn thờ tổ tiên, chuẩn bị hoa quả, bánh mứt ăn Tết. Năm mới cũng là dịp để con cháu từ xa được về lại quê nhà vui Tết cổ truyền cùng gia đình. Không khí ấm áp của những ngày Tết sẽ thêm phần nhộn nhịp khi gia đình hội ngộ đầy đủ các thành viên.

Đời sống tâm linh của người dân Vương quốc Campuchia phần lớn là đạo Phật. Vì vậy, những nghi lễ quan trọng trong ba ngày Tết ở nơi đây từ nghìn năm trước phần lớn đều xoay quanh chùa, đền. Theo đó, vào ngày Tết cổ truyền đầu tiên, khi bước sang năm mới, người dân sẽ tắm rửa sạch sẽ, thay trang phục thật đẹp và mang theo lễ vật, nhang đèn đến chùa cúng bái. Sau đó, các nhà sư tụng kinh, rắc nước thơm nhằm mục đích xua đuổi tà ma, xui rủi của năm cũ. Ngoài ra, đây cũng là thời gian các gia đình ở Campuchia đi thăm hỏi sức khỏe và dâng quà cho ông bà, cha mẹ.
 

Tết Campuchia ngày mấy tháng mấy?
 

4. Ngày Tết thứ hai - Wanabat

Tiếp theo, ngày Tết cổ truyền thứ hai, người dân ở Campuchia sẽ làm cơm dâng cho các vị sư, sãi trong chùa vào buổi sáng sớm và trưa. Trước khi ăn, nhà sư sẽ tụng kinh cầu phúc cho những người làm ra thực phẩm. Một số thanh niên trẻ tuổi thì tổ chức các trò chơi dân gian như: kéo co, bịt mắt, đá gà, hát đối đáp,...đầy vui nhộn. Bên cạnh nghi thức tâm linh của tôn giáo Campuchia, các hoạt động vui chơi vào ngày Tết nơi đây cũng rất đa dạng, phong phú với những hoạt động dân gian truyền thống. Đây sẽ là cầu nối để gắn kết mọi người cùng nhau chào đón năm mới.
 

Tết người Campuchia
 

5. Ngày Tết thứ ba - Lom sak

Trong ba ngày Tết của Campuchia thì ngày thứ ba được xem là quan trọng nhất, thể hiện nét văn hóa tín ngưỡng của đồng bào nơi đây. Vào ngày này, người dân sẽ dâng cơm và thực hiện nghi lễ tắm Phật bằng nước thơm. Sau khi nghe thuyết pháp, đến chiều, người dân Campuchia sẽ thắp đèn, dâng lễ vật, đưa nước có ướp thơm đến tắm cho tượng Phật nhằm mục đích gột rửa những điều xui rủi, không may của năm cũ để chào đón một năm mới đầy may mắn. Sau đó, người dân đón các nhà sư đến nghĩa trang để thực hiện lễ cầu siêu cho những người đã khuất. Người dân hi vọng với nghi thức tắm mộ vào dịp Tết Campuchia, người đã khuất sẽ sớm được siêu thoát. Sau khi kết thúc buổi lễ, ai về nhà nấy để tắm tượng Phật ở nhà và dâng mâm cỗ, lễ vật chúc phúc đến ông bà, cha mẹ.
 

Campuchia ăn tết âm hay dương
 

Đời sống văn hóa của người dân Campuchia luôn gắn liền với hình ảnh nước. Theo đó, các nghi thức văn hóa đều có sự hiện diện của nước. Họ quan niệm nước mang lại sức sống cho cây cối, hoa màu, ruộng vườn. Nghi thức xối nước vào dịp năm mới mang ý nghĩa cầu mong sức khỏe, sự an lành, may mắn vì người Campuchia cho rằng, nước có thể giúp rửa sạch những phiền muộn, âu lo, điều không may mắn của năm cũ,...để bước vào năm mới đầy tươi vui, hạnh phúc. Con cái xối nước cho cha mẹ, mọi người xối nước cho nhau thể hiện niềm vui trong sự mát mẻ của năm mới. Đây là một nghi thức đẹp, ý nghĩa trong đời sống văn hóa lâu đời của đồng bào Campuchia.

Người Campuchia ăn Tết cổ truyền vào ngày 14, 15, 16 (nếu năm nhuận thì bắt đầu vào ngày 13 và kéo dài bốn ngày) của tháng tư dương lịch với nhiều hoạt động tôn giáo tín ngưỡng diễn ra. Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi tết Campuchia ngày mấy, tháng mấy mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết được vấn đề Campuchia có Tết không và đất nước Campuchia ăn Tết âm hay dương cùng những hoạt động nổi bật xoay quanh dịp Tết Chol Chnam Thmay. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa của Vương quốc tươi đẹp này.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.