Giải Euro gồm có những nước nào được tham gia?

Euro là một trong những giải đấu bóng đá lớn tổ chức 4 năm một lần và được rất nhiều khán giả trên thế giới đón chờ. Đối với World Cup, chỉ cần là những đội bóng mạnh, đạt được thành tích cao và vượt qua các vòng đấu loại trực tiếp thì đều có thể góp mặt trong chung kết mà không phân biệt đến từ quốc gia, khu vực hay châu lục nào. Vậy còn với giải bóng đá Euro thì như thế nào? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu xem giải Euro gồm có những nước nào được tham gia?
 

Giải Euro gồm có những nước nào được tham gia?
 

Giải vô địch bóng đá châu Âu - Euro là một trong những giải đấu lớn, được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Theo đó, giải đấu này chỉ dành riêng cho các đội tuyển đến từ châu Âu. Như vậy, chỉ cần là quốc gia được công nhận nằm trong lãnh thổ châu Âu thì đều được tham gia giải đấu này.
 

Giải Euro gồm những nước nào?
 

Châu Âu hiện nay bao gồm 50 quốc gia độc lập đã được công nhận và hơn 10 vùng lãnh thổ phụ thuộc, tự ly khai. Số lượng quốc gia của châu Âu có sự thay đổi qua các năm do nhiều yếu tố về chính trị. Một số quốc gia bị tan rã hoặc hợp nhất thành những quốc gia mới. Do đó, số lượng đội bóng tham gia Euro cũng thay đổi theo thời gian. Thổ Nhĩ Kỳ, Romania, Ba Lan, Áo, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Ireland, Pháp là các quốc gia độc lập tham gia Euro xuyên suốt từ mùa giải đầu tiên cho đến nay.

Euro 2020 là mùa giải có nhiều đội bóng tham dự vòng loại nhất trong lịch sử Euro với 55 đội bóng. Dưới đây là những mốc thời gian mà giải bóng Euro có nhiều thay đổi nhất về số lượng quốc gia tham gia thi đấu:

- Năm 1960: Là năm đầu tiên tổ chức giải bóng đá Euro, trong thời kỳ chính trị châu Âu còn nhiều biến động. Vì là mùa giải đầu tiên nên Euro 1960 chưa thu hút được nhiều quốc gia tham dự (chỉ có 17 nước thi đấu ở vòng loại). Năm đội bóng nổi bật nhất ở mùa giải này là: Tiệp Khắc, Liên Xô, Nam Tư, Tây Ban Nha và Pháp.
 

Euro gồm những nước nào?
 

- Năm 1964: 29 đội bóng tham dự Euro mùa thứ hai bao gồm những cái tên tiêu biểu như: Liên Xô, Tây Ban Nha, Hungary, Đan Mạch, Áo, Luxembourg, Anh, Iceland,…. Sau khi hòa với Albania, vì một số lý do nên Hy Lạp bỏ cuộc.

- Năm 1968: Trong số 31 đội bóng tham gia vòng loại Euro mùa này thì Ý, Tây Đức và Scotland là ba quốc lần đầu tham dự. Trong đó, Ý là nước chủ nhà. Iceland vắng mặt sau khi tham gia lần đầu vào 4 năm trước.

- Năm 1972: Iceland lại một lần nữa vắng mặt trong Euro lần thứ 4. Kể từ năm sau, đội bóng này đều tham gia đầy đủ nhưng chỉ có mùa giải năm 2016 là vào được tứ kết.
 

Các nước tham gia giải euro
 

- Năm 1976: Vắng mặt quốc gia Albania. Hà Lan lần đầu được tham gia vòng chung kết Euro và cũng là vòng 4 đội cuối cùng. Kể từ năm sau, vòng chung kết được mở rộng cho 8 đội tham gia.

- Năm 1992: Euro 1992 là mùa giải có khá nhiều thay đổi vì Liên Xô tan rã, Nam Tư xảy ra nội chiến nên không thể tham gia. Faroe, SNG (cộng đồng các quốc gia độc lập mới tan rã từ Xô Viết) là đội bóng mới tham gia ở giải đấu này.

- Năm 1996: Mùa giải Euro lần thứ 10 có đến 47 đội bóng tham gia. Israel, Armenia, Azerbaijan, Ukraina, Belarus (đều là những quốc gia tách ra từ Liên Xô), Croatia (tách ra từ Nam Tư), Slovakia (tách ra từ Tiệp Khắc),…là những quốc gia mới thành lập, lần đầu tham dự Euro.
 

Các nước được tham gia giải euro
 

- Kể từ năm 2000 đến nay, lần lượt có các quốc gia và vùng tự trị mới tham gia Euro như: Andorra (2000), Montenegro (2012), Gibraltar (2016), Kosovo (2020),….

Hi vọng sau khi tham khảo những nội dung chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, các bạn đã biết Euro gồm những nước nào được tham gia và có thêm nhiều thông tin hữu ích về một trong những giải đấu bóng đá được mong chờ nhất thế giới hiện nay.

Tham khảo thêm: Những kỷ lục ấn tượng qua các mùa giải Euro

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.