Hổ sinh sản như thế nào?

Hổ là loài động vật được biết đến với biệt danh “chúa tể rừng xanh” khi sở hữu sức mạnh vượt trội, có thể nhanh chóng hạ gục con mồi. Tuy nhiên, một thực trạng đáng báo động hiện nay đó là số lượng loài hổ đang dần bị sụt giảm và có nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt trái phép. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến số lượng hổ con được sinh ra mỗi năm. Trong bài viết này, hãy cùng đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h tìm hiểu xem hổ sinh sản như thế nào để biết thêm về quá trình ra đời của loài động vật này nhé.
 

Hổ sinh sản như thế nào?

Tập tính sinh sản của loài hổ

Hổ không phải là loài động vật sống theo bầy đàn mà chúng thường hoạt động đơn độc. Chỉ vào mùa giao phối, những con hổ đực và hổ cái mới tìm đến nhau. Đối với con hổ cái, chúng có xu hướng rất chung tình và tỉ mỉ trong việc lựa chọn đối tác để giao phối, còn với hổ đực thì điều này lại hoàn toàn ngược lại. Những con hổ cái khi đã được 3,5 năm tuổi sẽ bắt đầu phát dục, còn đối với hổ đực thì quá trình này thường xuất hiện muộn hơn.

1. Quá trình làm quen

Để một cặp hổ đực và hổ cái gặp gỡ rồi làm quen với nhau là cả một quá trình phức tạp, lâu dài. Những con hổ đực có thể phải đi lang thang trong rừng vài tháng mới tìm được bạn tình. Còn một con hổ cái lại có sự theo đuổi của 4 - 5 con hổ đực. Điều này đã tạo ra sự cạnh tranh rất lớn dẫn đến trận chiến trong tự nhiên của những chú hổ đực thường xuyên xảy ra. Trong đó, nhiều con vì yếu thế hơn, không đủ sức mạnh có thể bị thương hoặc thiệt mạng. Dĩ nhiên, con hổ đực nào giành chiến thắng sẽ có cơ hội được quyền giao phối với hổ cái.

Tuy nhiên, chiến thắng trong cuộc tranh giành này chỉ là một phần. Để được giao phối thì con hổ đực này phải nhận được sự đồng ý của cô hổ cái “kiêu kỳ”. Vì nếu không hài lòng, nó có thể tỏ ra phẫn nộ và từ chối giao phối. Vậy nên, để chiều lòng, những con hổ đực thường phải đi săn mồi và mang thức ăn về cho hổ cái.
 

Hổ đẻ mỗi lứa mấy con?
 

2. Quá trình giao phối

Sau khi giao phối, nếu đã mang thai thì hổ cái sẽ gầm gừ và xua đuổi hổ đực đi. Mỗi lần mang thai như vậy thường kéo dài trung bình 105 ngày. Vậy hổ đẻ mỗi lứa mấy con? Mỗi lần hổ mang thai là từ 1 - 5 con nhưng chỉ đẻ được 2 - 3 con mỗi lứa. Thông thường, hổ con sẽ mất khoảng 3 năm để trưởng thành và trong thời gian này, hổ mẹ có nhiệm vụ nuôi dạy chúng. Khi đã đủ 18 tuần tuổi, những chú hổ con sẽ bắt đầu được học cách săn mồi.

Còn đối với những con hổ đực, sau khi hổ cái đẻ con thì chúng sẽ quay trở về lãnh thổ của mình kể tìm kiếm bạn tình mới. Cũng có một số trường hợp hổ đực, hổ cái và hổ con sẽ sống chung với nhau giống như một gia đình, tuy nhiên điều này là rất hiếm.

Thông thường, một con hổ sống trong tự nhiên có tuổi thọ từ 10 - 15 năm. Còn nếu ở điều kiện nuôi tốt, chúng có thể sống đến hơn 20 năm. Tính đến thời điểm hiện tại, chú hổ có tuổi thọ lâu nhất được ghi nhận đó là 26 năm.
 

Hổ sinh sản vào mùa nào?
 

Hổ sinh sản vào mùa nào?

Nhiều người vẫn thắc mắc hổ thường sinh sản vào mùa nào? Trên thực tế, đây là một loài động vật ăn thịt, sống đơn độc, chỉ thành đôi vào mùa xuân và mùa hạ. Mỗi lần bắt cặp như vậy, hai con hổ có thể quan hệ từ 2 - 3 lần mỗi ngày, thời gian mỗi lần không quá 1 phút và kéo dài từ 5 - 7 ngày. Loài hổ sinh sản khá dày, thông thường cứ 5 tháng những con hổ cái sẽ đẻ một lần, có nghĩa là trung bình một năm sinh hai lần.
 

Hổ thường sinh sản vào mùa nào?
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của chúng tôi để bạn có thể biết được hổ thường đẻ mỗi lứa mấy con và sinh sản vào mùa nào? Như vậy, loài hổ thường sinh sản 2 lần trong năm, cách nhau khoảng 5 tháng, mỗi lứa đẻ từ 2 - 3 con. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức thú vị về loài chúa tể của rừng xanh.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người.