Liên minh châu Âu EU là tổ chức gì?

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều khối liên minh giữa các nước. Nổi bật và phát triển nhất trong số đó là liên minh châu Âu hay còn gọi là EU. Đây là liên minh duy nhất phát triển tới những lục địa bị chia cắt sau Thế chiến thứ 2, từ đó thúc đẩy hòa bình và kết nối thương mại với nhau để cùng phát triển. Hiện tại, EU là một khối liên kết lớn và cực kỳ quan trọng đối với nền kinh tế lẫn chính trị toàn cầu. Tuy nhiên, liệu bạn có thực sự hiểu rõ liên minh châu Âu EU là tổ chức gì hay không? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết này nhé.
 

Liên minh châu Âu EU là tổ chức gì?
 

Liên minh châu Âu là tổ chức gì?

Liên minh châu Âu tên tiếng Anh đầy đủ là European Union (viết tắt là EU). Đây là khối liên minh chính trị và kinh tế lớn nhất hiện nay giữa các nước châu Âu với những thành viên có nền kinh tế hùng hậu như: Pháp, Tây Ban Nha, Đức,.... Tổ chức được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 thông qua Hiệp ước Maastricht. Sở hữu hơn 500 triệu dân, Liên minh châu Âu đang chiếm khoảng 7,3% dân số toàn thế giới và hiện đang có trụ sở được đặt tại thủ đô Brussels của Vương quốc Bỉ.
 

Liên minh châu Âu là tổ chức gì?
 

Liên minh châu Âu gồm có bao nhiêu thành viên?

Không ít người đã từng nhiều lần thắc mắc về sự ra đời của Liên minh châu Âu bắt đầu từ thời gian nào? Theo đó, kể từ thời điểm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, mong muốn về một châu Âu hội nhập đã dần được mọi người nhận thức nhằm chung tay ngăn chặn chiến tranh, giết chóc. Vào ngày 9/5/1950, bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman chính là người đầu tiên đề ra ý tưởng này trong một bài phát biểu của mình.

Ngay từ khi bắt đầu thành lập, EU chỉ có vỏn vẹn 6 quốc gia là: Đức, Bỉ, Pháp, Italia, Luxembourg, Hà Lan. Sau đó, đến năm 1973 thì con số này tăng lên 9 thành viên với sự tham gia của Đan Mạch, Ireland và Vương quốc Anh. Từ năm 1981 - 1986, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tham dự, đã tăng con số thành viên lên 12 nước. Vào năm 1995, Áo, Phần Lan, Thụy Điển là 3 quốc gia mới gia nhập. Đến năm 2004, Liên minh châu Âu có mặt thêm 10 quốc gia, bao gồm: Séc, Ba Lan, Malta, Hungary, Estonia, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Cộng hòa Síp. Cuối cùng, vào năm 2007 thì Romania và  Bulgaria xin gia nhập EU và trở thành những thành viên cuối cùng của tổ chức. Tuy nhiên, kể từ 00:00 giờ ngày 30 tháng 3 năm 2019, Vương quốc Anh chính thức không còn là một thành viên của EU khiến tổng số thành viên lúc này của liên minh là 27 quốc gia.
 

Liên minh châu Âu
 

Cơ cấu tổ chức Liên minh châu Âu - EU

Kể từ khi thành lập đến nay, EU đang ngày càng chứng tỏ họ là một khối liên kết sâu sắc về cả kinh tế lẫn chính trị. Đương nhiên, để có thể đáp ứng được các mục tiêu đã được đề ra, cơ cấu tổ chức của EU đã được ra đời. Về cơ bản, cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu bao gồm có 5 cơ quan chính:

1. Hội đồng châu Âu

Hội đồng châu Âu là cơ quan quyền lực nhất, bao gồm: Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban và đại diện của mỗi quốc gia thành viên. Hội động này đóng vai trò quan trọng trong mọi diễn đàn chính trị và đề xuất ra những định hướng phát triển của liên minh.

2. Hội đồng Bộ trưởng

Hội đồng Bộ trưởng có tổng cộng 27 bộ trưởng của các nước thành viên. Cơ quan này đóng vai trò như cơ quan hành pháp của EU và không có một chủ tịch theo như truyền thống. Thay vào đó, nhiệm vụ này sẽ được chuyển đổi luân phiên giữa các nước 6 tháng một lần. Nhiệm vụ của hội đồng này đó chính là đưa ra những chính sách cho từng lĩnh vực cụ thể. Đồng thời đề xuất với Hội đồng châu Âu các biện pháp để xây dựng các chính sách chung và quan trọng của EU.

3. Nghị viện châu Âu

Nghị viện châu Âu có tổng cộng 732 nghị sĩ của các nước thành viên với nhiệm kỳ 5 năm. Nhiệm vụ của cơ quan này là ban hành luật pháp và giám sát, kiểm tra các cơ quan khác của EU. Bên cạnh đó, mọi đề xuất về pháp luật của EU sẽ đều được trình qua Nghị viện châu Âu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà Nghị viện châu Âu mới được phép thay đổi hay chỉnh sửa. Không những vậy, nghị viện cũng có quyền bãi miễn các chức vụ ủy viên của Ủy ban châu Âu.

4. Ủy ban châu Âu

Ủy ban châu Âu đóng vai trò là cơ quan hành pháp của khối liên minh. Cơ quan này có chức năng xây dựng, đề xuất một số đạo luật của EU. Ủy ban cũng tiến hành giám sát việc triển khai của một số hiệp ước và những điều luật mà EU đưa ra. Ngoài ra, ủy ban cũng có thể sử dụng ngân sách chung để thực hiện một số chính sách của cả khối theo như quy định đã đưa ra trước đó.

5. Tòa án châu Âu

Tòa án châu Âu có trụ sở được đặt tại Luxembourg. Tòa án bao gồm có 9 trạng sư và 15 thẩm phán do chính phủ bổ nhiệm có nhiệm kỳ lên đến 6 năm. Tòa án có thẩm quyền bác bỏ một số quy định của Ủy ban châu Âu, văn phòng các nước nếu chúng không phù hợp với quy định chung của liên minh.
 

Cơ cấu tổ chức của Liên minh châu Âu
 

Mục tiêu thành lập của Liên minh châu Âu

Ngay từ khi thành lập, mục tiêu mà EU đã đề ra chính là tập trung vào các giá trị kinh tế. Nhưng sau nhiều năm không ngừng hoạt động và mở rộng, mục tiêu ban đầu dần dịch chuyển sang các lĩnh vực toàn diện hơn. Cụ thể, EU hiện đang nhắm tới các mục tiêu sau:

- Đảm bảo an ninh và hòa bình cho hơn 512 triệu công dân trong khu vực.

- Tăng cường sự ổn định kinh tế, xã hội và sự đoàn kết của các quốc gia thành viên.

- Đảm bảo sự phát triển ổn định về mặt kinh tế, giá cả, mang lại nhiều việc làm cho người dân.

- Thành lập một liên minh kinh tế với đồng Euro được sử dụng.

- Đề cao sự tự do và công bằng cho người dân mọi khu vực.

- Thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật.

- Tôn trọng sự đa dạng trong ngôn ngữ và văn hóa của từng quốc gia.

- Đồng lòng xóa bỏ sự đói nghèo cũng như phân biệt đối xử giàu nghèo.
 

Mục tiêu thành lập của Liên minh châu Âu
 

Hi vọng những thông tin đội ngũ biên tập viên chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ liên minh châu Âu EU là tổ chức gì? Như vậy, EU chính là tổ chức liên kết về kinh tế, chính trị hàng đầu thế giới bao gồm có 27 thành viên tính đến thời điểm năm 2022. Có thể thấy, trong suốt hơn 60 năm hoạt động, các nước trong khối EU liên tục được củng cố về mặt kinh tế và chính trị. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, EU vẫn còn đang gặp phải nhiều mâu thuẫn và bất ổn nhưng không thể phủ nhận EU là một thực thể chính trị lớn và còn là trung tâm tài chính hàng đầu của Thế giới.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.