Khi chọn mua một chiếc xe hơi hay xe máy, bên cạnh các yếu tố như: mẫu mã thiết kế, giá tiền, độ bền, mức tiêu hao nhiên liệu,…thì nhiều người còn quan tâm đến mã lực. Vậy mã lực của xe là gì? Ý nghĩa của thông số mã lực là như thế nào? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Mã lực của xe là gì?
Bất kỳ một thiết bị hay máy móc nào cũng có đơn vị riêng để đo công suất hoạt động. Đối với các loại xe như xe máy, xe hơi thì đơn vị đo lường đại diện cho công suất hoạt động chính là mã lực (Horse Power). Khái niệm này được đưa ra bởi Jame Watt - Một kỹ sư người Scotland vào năm 1782. Sở dĩ nó được gọi là mã lực là vì vào thời xưa, ngựa được xem như phương tiện di chuyển, chuyên chở hàng hóa chủ yếu.
Jame Watt (1736 - 1819)
Đơn vị, ký hiệu và cách đo mã lực xe
Công suất mã lực có thể ví như công mà một con ngựa bỏ ra để kéo 33.000 pound (khoảng 14.982 kg) lên 1 foot (30,48 cm) trong thời gian 1 phút. Nếu quy đổi sang hệ SI (hệ đo lường quốc tế), 1 mã lực là công cần thiết để nâng một vật nặng 75 kilogram (kg) lên cao 1 mét (m) trong thời gian 1 giây (s). Tức là 1 mã lực sẽ tương đương với 745,7 Oát (W). Trong đó, Oát là đơn vị đo phổ biến cho công suất. 1W tương đương với công sinh ra để đẩy 1 vật nặng 1kg đi được đoạn đường dài 1m trong thời gian 1s.
Về ký hiệu của mã lực, có thể nói, hiện nay có khá nhiều loại mã lực khác nhau được đặt ra để sử dụng trong các ngành nghề riêng sao cho phù hợp nhất. Trong đó, có những loại mã lực với ký hiệu như sau:
- Mã lực cơ học hp (I): Được sử dụng phổ biến trong động cơ xe. Mã lực cơ học có định nghĩa trùng với định nghĩa của James Watt và được ký hiệu là hp (I). Theo đó, 1hp (I) = 745,7 Oát (W).
- Mã lực hệ mét hp (M): Cũng là loại mã lực được sử dụng phổ biến trong động cơ xe. Loại mã lực này được sử dụng phổ biến ở các nước châu Âu với những ký hiệu khác nhau như: 1hp (M) = 1ps = 1pk = 1ch = 1cv = 1hk = 735,5W.
- Mã lực điện hp (E): Được sử dụng để xác định công suất đầu ra của các động cơ điện. Kí hiệu là hp (E). 1hp (E) = 746W.
- Mã lực nồi hơi hp (S): Mã lực nồi hơi được sử dụng để xác định khả năng của lò hơi trong động cơ hơi nước, kí hiệu hp (S). 1hp (S) = 9,812W.
Ý nghĩa của mã lực
Mã lực là thông số để xác định khả năng làm việc của một động cơ. Động cơ nào sinh ra càng nhiều mã lực thì nó sẽ di chuyển được một vật có trọng lượng càng lớn đi một quãng đường cố định trong khoảng thời gian cố định. Mã lực sẽ tỷ lệ thuận với khối lượng của vật, quãng đường di chuyển và tỷ lệ nghịch với thời gian vật di chuyển. Vì thế động cơ nào sinh ra càng nhiều mã lực thì nó sẽ di chuyển được một vật với trọng lượng cố định đi một quãng đường cố định trong khoảng thời gian càng ngắn.
Trong ngành sản xuất xe máy, xe ô tô, mã lực được dùng để đánh giá vận tốc tối đa mà chiếc xe có thể đạt được. Đương nhiên vận tốc chiếc xe còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng xe, sức cản của không khí, vận tốc gió, hình dáng kết cấu bên ngoài,….Vậy nên hai chiếc xe có mã lực giống hệt nhau chưa chắc đã chạy nhanh bằng nhau.
Tham khảo thêm: Mô men xoắn của xe là gì?
Trên đây là những thông tin liên quan đến mã lực xe mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mã lực của xe máy, ô tô là gì và thông số này có ý nghĩa như thế nào. Từ đó có thể dễ dàng để chọn mua cho mình một chiếc xe phù hợp với sở thích và nhu cầu sử dụng của mình.