Núi lửa là một trong những hiện tượng thiên nhiên vô cùng ấn tượng nhưng có thể cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân sống xung quanh đó khi magma bên trong phun trào ra ngoài. Núi lửa được chia thành nhiều loại và chỉ có loại núi lửa thức mới xảy ra quá trình phun trào. Vậy núi lửa phun trào là gì? Tại vì sao lại có hiện tượng này? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về nguyên nhân và quá trình núi lửa phun trào diễn ra như thế nào?
Núi lửa phun trào là gì? Vì sao có hiện tượng này?
Núi lửa phun trào là hiện tượng các magma nằm sâu dưới lòng đất tuôn trào ra ngoài thông qua các vết nứt lục địa. Để biết được nguyên nhân cũng như quá trình núi lửa phun trào diễn ra như thế nào, bạn chỉ cần tìm hiểu xem tại sao magma lại phun trào?
Magma thực chất là các loại đất đá bị nóng chảy do tác động của nhiệt độ cao sâu dưới lòng đất. Những vật chất tạo nên magma thường chứa rất nhiều khí hòa tan. Lượng khí này được giữ lại trong magma do áp suất của chúng nhỏ hơn so với áp suất của đất đá xung quanh. Tuy nhiên một khi sự cân bằng này bị thay đổi, áp suất trong magma lớn hơn sẽ làm cho lượng khí hòa tan thoát ra ngoài và tạo nên những bong bóng khí trong magma (tình trạng mất cân bằng xảy ra khi magma di chuyển đến nơi có áp suất thấp hơn hoặc khi bị nguội đi).
Và khi magma có chứa nhiều bọt khí nhỏ như vậy thì tỉ trọng của chúng sẽ thấp hơn rồi dần được đẩy lên trên sau đó thoát ra ngoài. Khi lượng magma quá lớn, chúng sẽ phun trào ồ ạt. Đó chính là hiện tượng magma phun trào hay còn gọi là núi lửa phun trào. Để dễ dàng hình dung hơn, bạn có thể thử lắc mạnh chai cô ca hoặc các loại nước ngọt có ga khác rồi mở nắp ra. Lượng bọt khí trong chai sẽ thoát ra, kéo theo một phần cô ca tràn ra ngoài. Đây chính xác là những gì xảy ra trong lòng núi lửa khi phun trào.
Quá trình núi lửa phun trào diễn ra như thế nào?
Có khá nhiều ngọn núi lửa đang hoạt động trên thế giới. Có ngọn thì phun trào một cách dữ dội và phá hủy mọi thứ xung quanh bán kính 1,5km chỉ trong vòng vài phút. Trong khi đó, có ngọn lại chỉ rỉ magma một cách chậm rãi, từ từ và con người thậm chí có thể đi trên bề mặt một cách an toàn. Về bản chất, mức độ phun trào núi lửa phụ thuộc chủ yếu vào thành phần khí và độ nhớt của magma.
Nếu magma có độ nhớt (chỉ số cho biết khả năng kháng lại dòng chảy) lớn thì dòng chảy của nó sẽ rất chắc chắn, không khí khó thoát ra ngoài. Khi điều kiện áp suất đủ lớn, không khí bên trong cũng sẽ được tích tụ rất nhiều từ đó vụ phun trào sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Nếu magma có độ nhớt nhỏ, không khí sẽ thường xuyên thoát ra khỏi dòng chảy và khó tích tụ lại. Khi phun trào, do lượng không khí tích tụ không quá nhiều nên vụ phun trào cũng sẽ nhỏ hơn.
Hậu quả của hiện tượng núi lửa phun trào
Tình trạng phun trào núi lửa sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người xung quanh và sâu xa hơn là cả nhân loại trong tương lai. Cụ thể:
- Trong quá trình phun trào, magma sẽ cọ xát vào vách họng núi lửa, gây ra các trận động đất cũng như những hiện tượng trượt lở đất, nứt, sụt lún,….
- Dung nham nóng chảy tràn ra mặt đất với số lượng lớn sẽ hủy diệt hoàn toàn hệ động thực vật cũng như con người ở khu vực xung quanh, làm suy giảm tài nguyên sinh học,….
- Núi lửa hoạt động ở đáy biển là một trong những nguyên nhân tạo nên thảm họa sóng thần.
- Khi núi lửa phun trào, một lượng lớn khí lưu huỳnh cũng sẽ thoát ra và gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, tro bụi từ vụ phun trào sẽ che khuất mặt trời và làm giảm nhiệt độ khu vực bên dưới, gây ra hiện tượng mùa đông núi lửa cực kỳ khủng khiếp.
Trên đây là những nguyên nhân gây ra hiện tượng núi lửa phun trào mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về quá trình hoạt động và những hậu quả mà núi lửa phun trào có thể gây ra cho con người chúng ta. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!