Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là một trong những dạng địa hình thiên nhiên mà khi hoạt động có thể gây ra những hậu quả, thiệt hại về người và của vô cùng nặng nề. Theo ước tính của các nhà khoa học vào năm 2000 thì có đến 500 triệu người sống gần khu vực núi lửa hoạt động. Trong vòng 10 năm từ năm 1980 - 1990, núi lửa đã làm ít nhất 26.000 người thiệt mạng. Vậy thì núi lửa được hình thành như thế nào? Núi lửa có mấy loại? Dấu hiệu và cách nhận biết núi lửa phun trào ra sao? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu những vấn đề này.
 

Núi lửa được hình thành như thế nào?
 

Núi lửa là gì?

Núi lửa là núi có miệng, được cấu tạo bởi nhiều thành phần như: nguồn dung nham, ống dẫn, đường dẫn nhanh, lỗ thoát, cổ họng và miệng. Tùy theo từng loại, từng thời kỳ mà từ núi lửa có thể xảy ra quá trình phun trào các khoáng chất nóng chảy bởi tác động của nhiệt độ và áp suất cao. Núi lửa phun là một hiện tượng thiên nhiên lý thú nhưng khi xảy ra sẽ để lại hậu quả vô cùng nặng nề.
 

Núi lửa là gì và được phân loại như thế nào?
 

Có mấy loại núi lửa?

Núi lửa được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau, cụ thể như: Dựa theo hình dáng, núi lửa được chia thành núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên; Dựa theo độ quánh của dung nham, núi lửa được chia thành kiểu Hawaii, kiểu Stromboli và kiểu Pelee; Dựa theo hình thức hoạt động, núi lửa được chia thành 3 loại gồm: đang thức, đang ngủ, đã chết. Trong đó, việc phân loại theo hình thức hoạt động được sử dụng phổ biến nhất.

Núi lửa hình thành như thế nào?

Trái đất được cấu tạo bởi những lớp địa chất khác nhau. Càng đi sâu về phía tâm trái đất nhiệt độ càng tăng cao. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể cao đến mức làm tan chảy hầu hết các loại đá.

Ở dưới những ngọn núi lớn, áp suất thường không cao nên sẽ hình thành một hồ chứa đá nóng bị nung chảy hay còn được gọi là magma. Magma liên tục giãn nở dưới tác động của nhiệt độ nên cần nhiều không gian. Chính vì vậy những ngọn núi liên tục được đẩy lên cao.

Khi áp lực trong hồ chứa magma cao hơn áp lực của ngọn núi, chất lỏng từ dưới lòng đất sẽ phun lên và tạo thành núi lửa. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.
 

Núi lửa hình thành như thế nào?
 

Dấu hiệu và cách nhận biết núi lửa

Như đã nói ở trên, núi lửa được chia thành 03 loại chính: loại đang hoạt động, đang ngủ và đã chết. Cách nhận biết 03 loại núi lửa này như sau:

- Núi lửa đang hoạt động: Có thể hiểu là núi lửa đang phun trào magma. Bên cạnh đó những ngọn núi lửa này còn có các dấu hiệu bất ổn như: có động đất, sự thoát khí mạnh mẽ của cacbon dioxide hoặc lưu huỳnh dioxit.

- Núi lửa đang ngủ: Núi lửa đang ngủ là loại không phun trào magma và cũng không có bất kỳ dấu hiệu bất ổn nào như núi lửa đang hoạt động. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể thức dậy và hoạt động trở lại.

- Núi lửa đã chết: Là loại núi lửa đã ngủ quá 1 triệu năm. Tuy nhiên tại nơi có núi lửa chết, những ngọn núi lửa mới có thể được sinh ra.

Hiện nay để có thể nhận biết một ngọn núi lửa đang hoạt động, chuẩn bị phun trào hoặc một ngọn núi lửa đang ngủ có thể thức hay không, các nhà khoa học thường dựa vào việc xác định chính xác cách magma chuyển động trong lòng ngọn núi.

Trên đây là quá trình hình thành cũng như những thông tin liên quan đến núi lửa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết núi lửa được hình thành như thế nào, dấu hiệu và cách nhận biệt núi lửa ra sao để từ đó có biện pháp đề phòng khi đi làm việc, du lịch ở những nơi đã và đang có cảnh báo về núi lửa nhé.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.