Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế giới lần thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 hay còn gọi là Đại chiến thế giới 2, Thế Chiến II, là cuộc chiến tranh thảm khốc, tai hại nhất với quy mô, diễn biến trải rộng hầu như trên toàn thế giới. Mặc dù cuộc chiến đã kết thúc từ lâu tuy nhiên những hậu quả, tác hại mà nó để lại thì vẫn còn kéo dài đến tận ngày nay. Vậy những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế giới lần thứ 2 là gì?
 

Những hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế giới lần thứ 2
 

Kết quả của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2

Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào năm nào?

Về cơ bản, chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 với việc các quan chức chính phủ Nhật Bản ký kết vào văn kiện đầu hàng vô điều kiện trên con tàu USS Missouri. Trước thời điểm này, Nhật Bản cũng chính là lực lượng duy nhất còn sót lại của Phe Trục trong cuộc chiến với Phe Đồng Minh. Do đó việc họ đầu hàng đã nói lên sự thất bại hoàn toàn của Khối Trục đồng thời đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ 2 - cuộc chiến dai dẳng kéo dài tới 6 năm trời.
 

 hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế giới lần thứ 2
 

Kết cục của Thế Chiến 2 ra sao?

Cuộc chiến kết thúc với phần thắng thuộc về Phe Đồng Minh. Trong đó các lực lượng chủ chốt gồm có Anh, Mỹ và Liên Xô. Ngoài ra, Phe Đồng Minh còn bao gồm rất nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Còn bên bại trận là Phe Trục gồm ba quốc gia chủ chốt là Đức, Ý, Nhật. Do thất bại hoàn toàn, mỗi nước trong Khối Trục đều phải đầu hàng vô điều kiện. Đức bị chia thành 2 nửa là Đông Đức (do Liên Xô chiếm đóng) và Tây Đức (do các nước phương Tây chiếm đóng). Nhật bị Mỹ chiếm đóng còn Liên Xô chiếm đóng hầu hết các quốc gia Đông Âu. Riêng Ý do trong giai đoạn 2 năm cuối cuộc chiến đã chuyển sang Phe Đồng Minh nên vẫn giữ được nền độc lập.

Những hậu quả và thiệt hại mà Đại chiến thế giới thứ 2 để lại

Chiến tranh thế giới thứ hai để lại những hậu quả và thiệt hại khủng khiếp mà nhân loại chưa từng thấy từ trước tới nay. Đặc biệt, khác với hầu hết các cuộc chiến tranh khác, Thế Chiến II gây ra những hậu quả đáng sợ đối với dân thường. Trong tổng số 50 triệu người chết vì cuộc chiến có tới hơn một nửa là dân thường. Nhiều người bị chết vì bom đạn, kỳ thị chủng tộc, giảm sự ủng hộ đối với chính quyền địa phương hay do tình hình sản xuất bị phá hoại trong chiến tranh.

► Theo thống kê: hơn 70 quốc gia, 1.700 triệu người đã bị lôi vào cuộc chiến kéo dài trong 6 năm. Khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế, hàng trăm thành phố, làng mạc bị phá huỷ. Ước tính thiệt hại về vật chất của cuộc chiến bằng với tất cả các thiệt hại do những cuộc chiến khác gây ra trong 1.000 năm trước đó.

► Năm 1965, Liên Hợp Quốc đã ước tính số người thiệt mạng cho từng quốc gia tham chiến. Trong đó ở châu Âu có khoảng 49 triệu người chết. Những nước phải chịu thiệt hại lớn nhất là:

- Liên Xô: Khoảng 20 triệu người (theo tài liệu nghiên cứu năm 2005, con số này có thể lên tới 26,6 triệu người với 8,7 triệu quân nhân và 18 triệu thường dân)

- Đức: Khoảng 9,8 triệu người (trong đó có khoảng 5,3 triệu quân nhân; 3,1 triệu thường dân và 1,4 triệu người Đức ở các quốc gia khác).

- Ba Lan: Khoảng 5,6 - 6 triệu người.

- Nam Tư (cũ): 1,6 triệu người.

- Pháp: 520 ngàn người.

- Ý: 500 ngàn người.

- Tiệp Khắc: 364 ngàn người.

- Hoa Kỳ: 325 ngàn người.

- Anh: 320 ngàn người.

Ở châu Á - Thái Bình Dương, các nước phải chịu thiệt hại lớn nhất gồm có:

- Trung Quốc: 15 - 20 triệu người.

- Ấn Độ: 2,5 triệu người (chưa tính đến nạn đói Bengal khiến 5 triệu người chết đói năm 1943).

- Indonesia: 3 - 4 triệu người.

- Nhật Bản: 2,2 triệu người.

- Việt Nam: Khoảng 2 triệu người (chủ yếu do nạn đói năm 1944 - 1945).

- Nam - Bắc Triều Tiên: 1 triệu người.

- Hoa Kỳ: 300 ngàn người.

Cuộc chiến tranh thế giới cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế. Hàng trăm triệu người dân bị mất nhà cửa. Nền kinh tế ở những nơi trở thành chiến trường - cả châu Âu và phần lớn châu Á - hầu như sụp đổ. Phần lớn cơ sở hạ tầng ở các thành phố bị phá huỷ, sản xuất hầu như bị đình trệ hoàn toàn.
 

 hậu quả khủng khiếp của chiến tranh thế giới lần thứ 2


Hiện nay, mặc dù hầu hết các thiệt hại do cuộc chiến lớn nhất thế giới gây ra đã được phục hồi nhưng vẫn còn đó những hậu quả đầy bi thương. Ở Nhật Bản, vẫn còn hàng ngàn Hibakusha - những người sống sót qua 2 vụ nổ bom nguyên tử - đang phải gánh chịu những hệ lụy của thứ vũ khí hủy diệt khủng khiếp này. Và những đài tưởng niệm nằm rải rác ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng đang ngày ngày nhắc nhở chúng ta về hậu quả tàn khốc, đầy đau thương mà chiến tranh mang lại cho nhân loại.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.