Những ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt

Hiện nay, các ngôn ngữ trên thế giới đều sử dụng hai hệ thống bảng chữ cái chính là: chữ latinh và tượng hình. Những nước sử dụng chung một hệ thống bảng chữ cái sẽ rất dễ dàng để học ngôn ngữ của nhau. Phần lớn người Việt thường cho rằng, tiếng Anh rất "khó nuốt". Tuy nhiên, tiếng Anh và tiếng Việt lại sử dụng chung hệ thống chữ cái latinh. Vậy đối với người Việt, thứ tiếng nào mới thực sự khó? Hãy cùng Phương Nam 24h điểm qua danh sách những ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt trong bài viết này.
 

Top những ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt
 

1. Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung không chỉ là ngôn ngữ khó học với người Việt mà còn với các quốc gia sử dụng hệ thống chữ latinh. Đây là lý do mà ngôn ngữ này được xếp vào Top các ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới. Chữ viết của người Trung Hoa được dựa trên hệ thống chữ tượng hình cổ, gọi là chữ Hán, tương đối phức tạp. Đây là loại ngôn ngữ đơn âm, bao gồm 21 phụ âm cơ bản. Có đến hơn 10 phân nhánh nhỏ của tiếng Trung và hàng trăm biến thể không thông hiểu lẫn nhau, bao gồm: tiếng Quan thoại (phổ biến nhất), Quảng Đông, Hồ Nam, Quảng Châu,….Nếu muốn đọc được một bài báo tiếng Trung, bạn phải học khoảng 4.000 ký tự. Tuy nhiên, tiếng Trung hiện đã trở thành một ngôn ngữ phổ biến vì Trung Quốc là quốc gia có dân số đông nhất thế giới (hơn 1,4 tỷ người) và đang có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ.
 

Ngôn ngữ khó học nhất
 

2. Tiếng Hungary

Tiếng Hungary là một trong 24 ngôn ngữ phổ biến ở châu Âu. Tuy nhiên, vì khá phức tạp về cả phát âm lẫn cấu trúc ngữ pháp nên ngôn ngữ này rất khó học đối với người Việt. Tiếng Hungary còn được gọi là tiếng Magyar - Một ngôn ngữ độc lập và phức tạp, gồm có 14 nguyên âm cùng rất nhiều cách thể hiện đại từ trong câu.
 

Ngôn ngữ khó học nhất với người Việt
 

3. Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập là ngôn ngữ rất quan trọng ở các quốc gia Hồi giáo và tương đối phổ biến ở châu Âu, châu Phi cũng như châu Á. Một số ngôn ngữ khác cũng sử dụng từ mượn của tiếng Ả Rập, bao gồm cả tiếng Anh. Khác với đa số ngôn ngữ trên thế giới, tiếng Ả Rập được viết từ phải sang trái và có bảng chữ cái tương đối trừu tượng với người Việt. Trong văn viết, các chữ cái được thể hiện bằng 4 hình thức khác nhau, tùy thuộc vào vị trí của từ. Giống với tiếng Trung, loại ngôn ngữ này cũng bao gồm nhiều dạng biến thể không thông hiểu lẫn nhau.
 

Ngôn ngữ khó học nhất đối với người Việt
 

4. Tiếng Nhật

Tiếng Nhật sẽ hoàn toàn dễ đối với người Việt nếu như không phải học thêm bảng chữ cái Kanji (Hán tự). Theo đó, tiếng Nhật có tổng cộng 3 hệ thống chữ viết (katakana, hiragana, kanji) và 2 hệ thống âm tiết. Để có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ này, người Việt cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian. Ngày nay, sự hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đang ngày càng phát triển nên ngôn ngữ này cũng được rất nhiều người Việt lựa chọn để học.
 

Ngôn ngữ khó học với người Việt

5. Tiếng Nga

Mặc dù cũng là một ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới nhưng tiếng Nga hoàn toàn không đơn giản như tiếng Anh hay tiếng Pháp. Tiếng Nga không chỉ khó về từ vựng mà còn khó về cả phần phát âm. Bảng chữ cái của Nga bao gồm 33 chữ, có cách viết hơi ngược so với chữ cái của tiếng La Tinh. Đó là yếu tố đầu tiên khiến tiếng Nga trở nên khó học hơn đối với người Việt. Thứ hai là tiếng Nga có cách phát âm chú trọng đến trọng âm. Trong tiếng Anh, nếu bạn phát âm không đúng, người nghe vẫn có thể hiểu được bạn đang nói gì. Còn với tiếng Nga, chỉ cần bạn nhấn sai trọng âm thì nghĩa của từ sẽ bị thay đổi.
 

Ngôn ngữ khó học đối với người Việt
 

6. Tiếng Thái

Mặc dù người Việt rất ưa chuộng sử dụng hàng hóa và du lịch Thái Lan nhưng ngôn ngữ của quốc gia này vẫn được xem là tương đối khó học đối với chúng ta. Điểm khó ở đây không nằm trong phần phát âm mà liên quan đến chữ viết. Bảng chữ cái tiếng Thái bao gồm 44 phụ âm, 32 nguyên âm và 6 âm sắc. Trong văn viết còn sử dụng thêm nhiều ký tự đặt ở đầu và cuối câu để chỉ cùng một âm.
 

Những ngôn ngữ khó học với người Việt
 

7. Tiếng Hàn

Nhiều năm trở lại đây, khi làn sóng văn hóa Hàn Quốc bắt đầu trở nên phổ biến thì người Việt cũng dần quan tâm đến ngôn ngữ này nhiều hơn, nhất là giới trẻ. Bảng chữ cái Hàn Quốc bao gồm 21 nguyên âm và 19 phụ âm. Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính của Hàn Quốc và Triều Tiên, được chia làm 6 loại ngôn ngữ địa phương khác nhau. Trong số các ngôn ngữ dùng chữ tượng hình thì tiếng Hàn được xem là ngôn ngữ dễ học nhất.

Những ngôn ngữ khó học đối với người Việt

Trên đây là danh sách các ngôn ngữ khó học nhất với người Việt mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về những ngôn ngữ không dễ để chinh phục trên thế giới hiện nay. Nếu bạn cảm thấy thú vị thì hãy thử sức với một trong số các ngôn ngữ ở trên để nâng cao trình độ của bản thân. Chúc các bạn thành công!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.