Quy trình quản lý và xuất nhập kho thành phẩm

Đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay, quy trình quản lý xuất, nhập kho thành phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Mục đích chính của công việc này là: Mô tả quá trình nhập cũng như xuất kho thành phẩm hiện có của doanh nghiệp; Tối ưu hóa việc quản lý kho; Chống sai sót và thất thoát hàng hóa; Tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn lực cho doanh nghiệp;....Vậy bạn có biết quy trình quản lý xuất nhập kho thành phẩm cần phải được thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp?
 

Quy trình quản lý và xuất nhập kho thành phẩm
 

Kho hàng là một trong những tài sản có giá trị lớn của các doanh nghiệp sản xuất. Trong kho có thể chứa nhiều nguồn hàng khác nhau như: nguyên vật liệu sản xuất, nguyên vật liệu lắp ráp,...và hàng hóa thành phẩm. Dưới đây là quy trình quản lý và xuất, nhập kho hàng thành phẩm.

Quy trình quản lý và nhập kho thành phẩm

Hiểu một cách đơn giản, hàng hóa thành phẩm là những sản phẩm đã được hoàn thiện về chất lượng, được các doanh nghiệp tạo ra để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường. Và thông thường, hàng hóa thành phẩm sẽ được đưa vào kho, sau đó từ từ xuất ra theo chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình quản lý và nhập kho thành phẩm thường được tiến hành theo các bước như sau:

- Bước 1: Sau khi hàng hóa được hoàn thiện và cần nhập kho, bộ phận sản xuất hoặc có nhiệm vụ liên quan sẽ tiến hành đưa hàng về kho để làm thủ tục nhập kho.

- Bước 2: Tại kho, người giữ vị trí thủ kho sẽ tiếp nhận yêu cầu và tiến hành kiểm đếm số lượng hàng hóa theo phiếu giao hàng nội bộ. Sau đó, thủ kho sẽ chỉ đạo và sắp xếp hàng hóa vào kho theo sơ đồ bố trí đã được lập ra trước đó.

- Bước 3: Kế toán kho sẽ lập phiếu nhập kho dựa trên phiếu yêu cầu giao hàng thực tế. Sau khi lập xong, phiếu nhập kho sẽ được các bên liên quan ký xác nhận.

- Bước 4: Sau khi phiếu nhập kho đã được kế toán kho hoàn thiện thì sẽ được trình lên trưởng phòng, trưởng bộ phận liên quan hoặc người quản lý để ký duyệt.

- Bước 5: Khi phiếu hàng hóa nhập kho đã được thông qua, thủ kho sẽ tiếp tục thực hiện công tác cập nhật chứng từ vào thẻ kho.

- Bước 6: Cuối cùng, thủ kho sẽ lưu hàng hóa vào kho, lưu các chứng từ và chuyển lên phòng kế toán.
 

Quy trình nhập kho thành phẩm

Quy trình quản lý và xuất kho thành phẩm

Hàng hóa thành phẩm trong kho có thể được xuất đi trong 2 trường hợp: Trường hợp 1 là cung cấp ra thị trường, phục vụ cho nhu cầu của người dùng; Trường hợp 2, được xuất đi để chuyển đến một kho hàng khác của doanh nghiệp. Theo đó, quy trình xuất kho sẽ được tiến hành theo cách khác nhau.

- Trường hợp 1: Khi nhận được yêu cầu xuất thành phẩm ra khỏi kho, thủ kho sẽ tạo phiếu xuất kho với số lượng hàng hóa thành phẩm theo yêu cầu. Tiếp đó, xuất phiếu xuất kho hàng hóa và trình lên trưởng phòng, trưởng bộ phận liên quan hoặc người quản lý kí duyệt. Sau khi phiếu xuất kho được duyệt, thủ kho sẽ tiến hành xuất hàng cho người nhận, cập nhật thẻ kho và lưu chứng từ.

- Trường hợp 2: Đối với trường hợp này, các bước thực hiện cũng tương tự như trên nhưng trước khi tạo phiếu xuất kho, kế toán cần phải kiểm tra số lượng hàng trong kho có đủ với yêu cầu xuất hay không. Tiếp đó, khi lập phiếu cần phải ghi rõ kho xuất đi và kho cần nhập đến. Cuối cùng là nhập số lượng thành phẩm chuyển đi vào phiếu và lưu lại.
 

Quy trình xuất kho thành phẩm
 

Trên đây là quy trình quản lý kho hàng thành phẩm khi xuất nhập mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về công tác quản lý xuất, nhập hàng hóa thành phẩm trong kho từ đó áp dụng để mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp.  

Tham khảo thêm: Những phương pháp quản lý kho hàng hiệu quả

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.