Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ là gì?

Trên thế giới hiện nay đang có khoảng hơn 200 quốc gia và rất nhiều vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn chưa thực sự hiểu rõ định nghĩa cũng như sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ là gì? Vậy hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn về hai khái niệm trong bài viết này nhé.
 

Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ là gì?
 

1. Quốc gia là gì?

Quốc gia là một thuật ngữ rất rộng với nhiều định nghĩa và khái niệm khác nhau ở mỗi vùng miền. Do đó trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đưa ra những định nghĩa phổ biến và được công nhận ở nhiều nơi nhất:

Theo định nghĩa chung: Quốc gia là một khái niệm tổng quát, được cấu thành từ các yếu tố địa lý, chính trị, tình cảm, tinh thần và pháp lý. Tức là quốc gia là vùng lãnh thổ có chủ quyền (yếu tố địa lý), có chính quyền (yếu tố chính trị) và có các dân tộc cùng sinh sống. Các dân tộc này chấp nhận nền văn hóa và lịch sử tạo dựng quốc gia (yếu tố tinh thần). Họ chịu sự chi phối của chính quyền đồng thời gắn bó chặt chẽ với nhau bởi luật pháp (pháp lý), quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và chữ viết (tình cảm).

► Theo định nghĩa của từ điển pháp luật Black (từ điển do Tòa án Tối cao Hòa Kỳ soạn thảo và áp dụng chuyên về các thuật ngữ pháp lý): Quốc gia là khái niệm dùng để chỉ một dân tộc hoặc một nhóm người kết hợp lại với nhau dưới hình thức của một tổ chức tư nhân có tổ chức rõ ràng và trú ngụ ở một phần riêng biệt của Trái Đất. Nhóm người này cùng chung sống dưới một chính quyền có chủ quyền, dùng chung ngôn ngữ, luật lệ, có tính lịch sử liên tục và khác biệt với những nhóm người khác về một số đặc trưng.

► Theo định nghĩa của Công ước Montevideo về Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia, công ước ký kết tại Montevideo, Uruguay vào ngày 26 tháng 12 năm 1933 và được coi là một phần của pháp luật tập quán quốc tế: Quốc gia sẽ là một chủ thể của luật pháp quốc tế nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đã được ghi trong Điều 1 của Công ước.

Điều 1 của Công ước Montevideo quy định rõ một quốc gia sẽ là pháp nhân pháp lý của luật pháp quốc tế nếu có đầy đủ các tiêu chí sau:

- Có một số dân thường trực.

- Có một lãnh thổ đã được xác định.

- Có chính phủ với đầy đủ quyền hành.

- Có khả năng tham gia vào các mối quan hệ quốc tế với hầu hết những quốc gia chính thức khác.

2. Vùng lãnh thổ là gì?

Vùng lãnh thổ có hai nghĩa: nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, mỗi quốc gia trên thế giới đều là một vùng lãnh thổ. Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về vùng lãnh thổ theo nghĩa hẹp, tức là khái niệm vẫn thường được sử dụng để chỉ những khu vực không phải là quốc gia.

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều các dạng vùng lãnh thổ khác nhau như: quốc gia được công nhận hạn chế, vùng lãnh thổ tự trị, vùng lãnh thổ phụ thuộc,….Có thể định nghĩa chung các vùng lãnh thổ này như sau: Vùng lãnh thổ được hiểu là một quốc gia thiếu đi ít nhất một trong 4 yếu tố để cấu thành quốc gia chính thức theo luật pháp quốc tế. Ngoài ra, mỗi dạng vùng lãnh thổ lại có các định nghĩa, đặc điểm riêng biệt. Cụ thể:

► Quốc gia được công nhận hạn chế là những quốc gia có đầy đủ các yếu tố theo định nghĩa chung cũng như 3 trong số 4 yếu tố để được công nhận là quốc gia theo Công ước Montevideo. Tuy nhiên, những quốc gia này lại thiếu khả năng quan hệ với các quốc gia khác (cũng tức là không được công nhận hoặc công nhận hạn chế). Ví dụ điển hình nhất là Đài Loan (có 17 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc và Thành Vatican công nhận cũng như duy trì mối quan hệ chính thức tuy nhiên Trung Quốc xem Đài Loan là một tỉnh và hầu hết các quốc gia khác cũng đã cắt đứt quan hệ với nước này).
 

Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ là gì?
 

► Vùng lãnh thổ tự trị là vùng lãnh thổ thuộc một quốc gia (hay còn gọi là mẫu quốc). Vùng lãnh thổ tự trị có thể có những nét đặc trưng riêng về văn hóa (dân tộc, tôn giáo, lịch sử, ngôn ngữ,…) hay thậm chí là về kinh tế, xã hội (chính quyền, chính phủ, luật pháp,…). Vùng lãnh thổ tự trị cũng có thể độc lập trên thực tế hay vẫn bị cai quản bởi mẫu quốc. Một số ví dụ điển hình là Hồng Kông, Ma Cao (đều thuộc Trung Quốc),….

► Vùng lãnh thổ phụ thuộc là vùng lãnh thổ mà chủ quyền không được độc lập hoàn toàn hoặc không có một chính quyền hoàn chỉnh. Các vùng lãnh thổ đôi khi thậm chí có thể ở rất xa so với mẫu quốc (do có thể là thuộc địa cũ hay khu vực chiếm đóng sau này). Lãnh thổ phụ thuộc thường không có hiến pháp hoàn chỉnh và cũng không có dân số thường trực. Một số ví dụ điển hình là đảo Greenland (thuộc Đan Mạch), đảo Saint Helena (thuộc Anh), đảo Guam (thuộc Hoa Kỳ),….

3. Sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ

Từ các khái niệm, định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng sự khác nhau giữa quốc gia và vùng lãnh thổ chính là những yếu tố cấu thành chúng. Cụ thể hơn nếu hiểu theo nghĩa rộng, vùng lãnh thổ sẽ bao gồm tất cả các quốc gia và những thực thể chính trị không phải quốc gia nhưng có một vùng lãnh thổ quy định riêng. Còn nếu hiểu theo nghĩa hẹp, vùng lãnh thổ sẽ là một quốc gia nhưng có một hoặc nhiều đặc điểm sau đây:

- Có lãnh thổ không xác định hoặc đang trong giai đoạn tranh chấp.

- Chính phủ không có đầy đủ các quyền hạn.

- Không được hầu hết các quốc gia chính thức khác công nhận hay không có khả năng tham gia vào các mối quan hệ quốc tế với hầu hết những quốc gia này.

Đến đây thì bạn đã hiểu được thế nào là quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như sự khác nhau giữa hai khái niệm này mà đội ngũ chúng tôi đã chia sẻ ở trên. Hy vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về thế giới hiện nay.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.  
Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bứt phá táo bạo.