Tội danh bảo kê có bị Pháp luật xử lý hay không?

Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, tình hình tội phạm tại nước ta cũng ngày càng có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự. Một ví dụ điển hình đó là khi các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, đã có một nhóm người xuất hiện với mục đích bảo kê. Nếu không làm theo các quy định do họ đặt ra, những người này sẽ có hành vi gây cản trở đến hoạt động kinh doanh, buôn bán. Điều đó đã làm nhiều người cảm thấy bất mãn, bức xúc nhưng cũng phải ngậm đắng nuốt cay cam chịu. Dù đây là hành vi gây mất trật tự xã hội nhưng trong các điều luật được ban hành của nước ta cho đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể về tội bảo kê. Vậy khi tình trạng này xảy ra thì tội danh bảo kê có bị Pháp luật xử lý hay không?
 

Thu tiền bảo kê có phải là hành vi vi phạm Pháp luật?
 

Tội thu tiền bảo kê là gì?

Tội thu tiền bảo kê có thể được hiểu đơn giản là hành vi lợi dụng quyền lực hoặc sử dụng vũ lực để bắt ép một chủ thể (thường là những người buôn bán) phải trả một khoản tiền để có thể hoạt động kinh doanh. Nếu không đồng ý chấp nhận, những người này sẽ quậy phá làm cản trở, khiến cho việc buôn bán không thể thực hiện được.

Thông thường, những người thực hiện hành vi này là một nhóm giang hồ có tổ chức hoặc xã hội đen với quy mô từ vài người đến vài chục người. Ngoài ra, họ cũng có thể hoạt động dưới quyền quản lý của một tổ chức lớn, phân cấp từ trên xuống dưới theo từng địa bàn cụ thể. Loại hành vi phạm tội này phản ánh rõ mức độ nguy hiểm dựa trên tính chất có tổ chức. Điều đó có nghĩa là những người này trước khi hành động đã có sự bàn bạc, tính toán kỹ lưỡng và có sự liên kết giữa các thành viên để thực hiện hành vi nhiều lần với cá nhân, tổ chức kinh doanh. Hành động phá rối này đã trở thành một “nghề nghiệp” của các đối tượng xấu để kiếm sống bất hợp pháp.
 

Tội danh bảo kê
 

Thu tiền bảo kê có vi phạm Pháp luật không?

Các hành vi của tội danh bảo kê thường có tính chất nguy hiểm cao bởi đều mang yếu tố tiêu cực, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác quản lý trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tại Việt Nam, hành vi này đã xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: hoạt động thương mại, quản lý kinh tế, dịch vụ xã hội,....

Tuy nhiên, theo quy định của Pháp luật, không có khoản tiền nào được gọi là phí bảo kê. Cá nhân hoặc tổ chức có hành vi này sẽ phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015. Trong trường hợp có thêm hành vi sử dụng vũ lực để bắt buộc nộp tiền bảo kê thì người phạm tội sẽ bị xử thêm tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015.

Tội bảo kê
 

Các hình thức xử phạt áp dụng cho tội danh bảo kê

Mặc dù Pháp luật Việt Nam chưa có khung hình phạt cụ thể nhưng đối với những cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bảo kê vẫn sẽ áp dụng hình phạt dựa trên tội cưỡng đoạt tài sản, cướp đoạt tài sản hoặc nặng hơn là tội cố ý gây thương tích. Mức phạt cụ thể của tội danh bảo kê như sau:

1. Hành vi thu phí bảo kê có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản

Mức phạt tội bảo kê được dựa trên tội cưỡng đoạt tài sản bao gồm:

- Khung hình phạt tù cơ bản từ 1 - 5 năm.

- Khung hình phạt tăng thêm thứ nhất có mức tù từ 3 - 10 năm đối với các tình tiết như: phạm tội có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già hoặc người không có khả năng tự vệ; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tái phạm nguy hiểm.

- Khung hình phạt tăng thêm thứ hai có mức phạt tù từ 12 - 20 năm đối với các tình tiết bao gồm: chiếm đoạt tài sản có giá trị trên 500.000.000 đồng; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

- Hình phạt bổ sung có mức phạt từ 10.000.000 đồng - 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hay hoàn bộ tài sản.

Khung hình phạt tội bảo kê
 

2. Hành vi thu phí bảo kê có dấu hiệu của tội cướp đoạt tài sản

Trong các vụ bảo kê, nếu đối tượng không chỉ dừng lại ở việc đe dọa sẽ dùng vũ lực để chiếm đoạt tài sản hay thủ đoạn nhằm uy hiếp tinh thần nạn nhân mà còn có thêm hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc làm cho người bị tấn công phải chống cự để không bị chiếm đoạt tài sản thì sẽ xử lý theo tội cướp đoạt tài sản. Theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự, mức xử phạt đối với tội thu tiền bảo kê như sau:

- Phạt tù từ 3 - 7 năm.

- Phạt tù từ 7 - 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp như: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; tái phạm nguy hiểm; sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác để lại tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già hoặc người không có khả năng tự vệ; gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu thuộc một trong các trường hợp như: gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác để lại tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60%; chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

- Khung hình phạt bổ sung đối với tội này là từ 10.000.000 - 100.000.000, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 1 - 5 năm.

- Đối với cá nhân có hành vi chuẩn bị phạm tội này thì sẽ bị phạt tù từ 1 - 5 năm.
 

Tội thu tiền bảo kê
 

3. Hành vi thu phí bảo kê bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Trong trường hợp các đối tượng thực hiện tội danh bảo kê có hành vi gây thương tích hoặc tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe của người bị hại sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 Bộ luật Hình sự. Theo đó, mức phạt đối với tội danh này như sau:

- Phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng - 3 năm đối với các trường hợp: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc một số trường hợp nhất định.

- Phạt tù từ 2 - 6 năm đối với tội phạm thuộc một trong các trường hợp sau: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe hai người và có mức độ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%; phạm tội từ hai lần trở lên, tái phạm nguy hiểm; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên.

- Phạt tù từ 5 - 10 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác, có mức độ tổn thương cơ thể trên 61%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe hai người và có mức độ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe hai người, có mức độ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên.

- Phạt tù từ 7 - 14 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau: làm chết người; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương vùng mặt trên 61%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe hai người và có mức độ tổn thương cơ thể trên 61%; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe người khác có mức độ tổn thương cơ thể trên 61% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên; cố ý gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe hai người, có mức độ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên.

- Phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu làm chết hai người trở lên; gây thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của hai người, có mức độ tổn thương cơ thể trên 61% và thuộc một số trường hợp trong khung phạt đầu tiên.

- Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm nếu có hành vi chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, axit nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hội nhóm nhằm gây thương tích, tổn hại đến sức khỏe người khác.

- Phải bồi thường thiệt hại cho nạn nhân nếu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.
 

Tội danh thu tiền bảo kê
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về tội thu tiền bảo kê cũng như khung phạt đối với tội danh này. Nhà nước ta luôn ban hành những điều luật nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, buôn bán. Hi vọng rằng qua bài viết, các bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về quy định và hình thức xử lý của Pháp luật đối với tội danh thu tiền bảo kê.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.