Tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự

Lạm dụng tín nhiệm để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản là hành vi diễn ra khá phổ biến hiện nay. Theo đó, người phạm tội sẽ thực hiện việc lừa gạt và chiếm đoạt sau khi người bị hại đã chuyển giao tài sản. Tùy vào tình tiết nghiêm trọng của sự việc mà người phạm tội có thể chịu các mức phạt hành chính hoặc hình sự khác nhau. Trong bài viết này, đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng liên quan đến tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự để bạn bổ sung thêm kiến thức về Pháp luật cho mình.
 

Tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật hình sự
 

Phân biệt tội lợi dụng tín nhiệm để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường rất dễ bị nhầm lẫn. Về cơ bản, bạn có thể phân biệt hai tội danh này dựa trên các yếu tố sau:

- Về hành vi: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bắt buộc phải có hành vi gian dối và được thực hiện trước thời điểm chuyển giao tài sản. Còn tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì có thể có hoặc không xuất hiện hành vi cụ thể. Nếu có thì hành vi này phải thực hiện sau thời điểm chuyển giao tài sản.

Về ý thức chiếm đoạt tài sản: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có ý thức chiếm đoạt trước khi thực hiện hành vi và trước khi người bị hại giao tài sản vào tay người phạm tội. Còn về tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ý thức chiếm đoạt sẽ xuất hiện sau khi người phạm tội có được tài sản của người bị hại.

Về hình thức phạm tội: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng các thủ đoạn gian dối như cung cấp thông tin giả, không đúng sự thật, làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Đối với tội lợi dụng tín nhiệm sẽ thực hiện các hoạt động vay, mượn, thuê hoặc nhận tài sản của người khác bằng hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó. Hoặc cũng có thể đến thời hạn phải trả tài sản nhưng dù người phạm tội có điều kiện trả lại vẫn không thực hiện mà sử dụng vào mục đích bất hợp pháp.
 

Tội lợi dụng tín nhiệm
 

Các dấu hiệu của tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Về mặt chủ thể

So với Bộ luật Hình sự 1999 thì Bộ luật Hình sự 2015 đã có tách bạch rõ ràng về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, những người từ 16 tuổi trở lên khi phạm tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ phải tự mình đứng ra chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

2. Về mặt khách thể

Tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có mặt khách thể tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác. Tuy nhiên, tội này chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu mà không xâm phạm đến quan hệ nhân thân. 

3. Về mặt chủ quan

Tội lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như tội có tính chiếm đoạt khi người phạm tội cố ý muốn chiếm đoạt tài sản. Ngoài ra, người phạm tội cũng có thể có những mục đích khác hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của đồng phạm. Lúc này, người thực hiện hành vi cũng bị truy cứu trách nhiệm về tội lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản.

4. Về mặt khách quan

Hành vi lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản được cấu thành tội khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 4.000.000 VNĐ trở lên.

- Tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 4.000.000 VNĐ nhưng trước đó đã bị xử phạt hành chính, bị kết án về tội này hoặc một trong các tội liên quan đến xâm phạm sở hữu khác như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cướp giật tài sản, cưỡng đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

- Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại và gia đình họ hoặc là phương tiện kiếm sống của người bị hại.

Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Mức xử phạt tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Mức phạt xử lý hình sự

Nhiều người vẫn đang thắc mắc mức phạt tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù? Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2017, người có hành vi phạm tội sẽ phải chịu mức phạt như sau:

- Người thực hiện lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi có các hành vi về mặt khách quan như trên. 

- Người thực hiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các hành vi sau:

  • Có tổ chức.
  • Có tính chất chuyên nghiệp.
  • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 50.000.000 VNĐ đến dưới 200.000.000 VNĐ.
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
  • Gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi phạm tội.
  • Tái phạm nguy hiểm.

- Người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt từ 05 năm đến 12 năm tù trong trường hợp tài sản chiếm đoạt có giá trị từ 200.000.000 VNĐ đến dưới 500.000.000 VNĐ. 

- Người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp tài sản chiếm đoạt có giá trị trên 500.000.000 VNĐ.

- Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hay làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, bị phạt tiền từ 10.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 

Tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
 

2. Mức xử phạt hành chính

Người thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sẽ phải chịu mức phạt hành chính từ 1.000.000 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ theo khoản c Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nếu tài sản chiếm đoạt có giá trị dưới 4.000.000 VNĐ và không thuộc trường hợp bị xử lý hình sự.
 

Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao nhiêu năm tù?
 

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên chúng tôi để giúp bạn hiểu hơn về tội lợi dụng tín nhiệm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về mặt Pháp luật, từ đó nâng cao ý thức chấp hành để bảo vệ cho bản thân, cùng nhau xây dựng một cộng đồng văn mình trong xã hội.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.