Tôn giáo được xem là một công cụ phản ánh ý thức của xã hội. Có thể thấy rằng ngày nay, tôn giáo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của con người. Thậm chí, nó còn có liên quan mật thiết đến chính trị của nhiều quốc gia. Trong bài này, hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem tôn giáo có nguồn gốc ra đời như thế nào?
Tôn giáo ra đời khi nào và bắt nguồn từ đâu?
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của loài người cách đây khoảng 4 - 6 triệu năm. Tuy nhiên, hầu hết họ đều khẳng định rằng lúc này, con người chưa hề biết đến tôn giáo. Lý do là vì, tôn giáo đòi hỏi một quá trình nhận thức, tư duy và trừu tượng cao. Trong khi đó, tổ tiên của loài người lại không có khả năng này.
Các nhà khoa học cho rằng từ khi xuất hiện loài người tinh khôn (Homo Sapiens) thì tôn giáo mới được hình thành. Thời kỳ này bắt đầu từ khoảng 95.000 - 35.000 năm trước. Theo các bằng chứng được tìm thấy, các nhà khảo cổ học nhận định rằng tôn giáo sơ khai được hình thành từ khoảng 45.000 năm trước, tương ứng vào thời đồ đá cũ.
Tôn giáo nào xuất hiện đầu tiên trên thế giới?
Theo các nghiên cứu, Tôtem giáo (thờ vật tổ) là biểu hiện đầu tiên của tôn giáo trong đời sống con người. Đây được xem là hình thức tôn giáo cổ xưa nhất và là cơ sở để hình thành nên các tôn giáo khác. Lúc này, con người tôn thờ vật chất, cây cỏ, động vật,…vì họ cho rằng đó là nguồn gốc và là điều kiện để tạo nên sự sống. Theo thời gian, khi xã hội ngày càng phát triển thì cũng xuất hiện thêm nhiều tôn giáo khác như: Bái vật giáo, Ma thuật giáo, Sa man giáo, Vật linh giáo,….Những tôn giáo xuất hiện sau này gắn liền hơn đến yếu tố tâm linh, vô hình hay thần thánh.
Tuy nhiên, khi nhắc đến tôn giáo ra đời đầu tiên trong xã hội có giai cấp hiện đại và tồn tại cho đến ngày nay thì người ta sẽ nói đến Ấn Độ giáo. Tôn giáo này được hình thành dựa trên các nghi thức văn hóa, sự phát triển của nền văn minh Ấn Độ cổ đại vào khoảng 1.500 - 2.000 năm TCN mà không do bất kỳ ai sáng lập. Lúc này, con người đã chú trọng đến việc thờ cúng, xuất hiện kinh kệ. Sau đó, tượng thần thánh, đền thờ, nghi lễ,…mới dần được hình thành. Theo thời gian, Ấn Độ giáo ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn, trở thành một trong các tôn giáo lớn trên thế giới.
Tôn giáo nào xuất hiện muộn nhất trên thế giới?
Trên thế giới hiện có đến khoảng 10.000 tôn giáo khác nhau. Do đó, việc thống kê cụ thể còn tương đối khó khăn. Tuy nhiên, trong số các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay thì Hồi giáo là tôn giáo xuất hiện muộn nhất, vào khoảng thế kỷ thứ VII, trong khi các tôn giáo khác đều ra đời từ TCN. Mặc dù xuất hiện khá muộn nhưng Hồi giáo hiện là tôn giáo có số lượng tín đồ lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Ki -tô giáo.
Trên đây là nguồn gốc ra đời và quá trình hình thành của tôn giáo mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tôn giáo xuất hiện khi nào và những tôn giáo được hình thành sớm nhất, muộn nhất trên thế giới là gì?