Trung Quốc có tên chính thức là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, thuộc khu vực Đông Á, giáp phía Bắc của Việt Nam. Không chỉ nổi tiếng là đất nước tỉ dân, luôn nằm trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới, diện tích của Trung Quốc cũng rất rộng lớn xếp thứ 3 toàn cầu. Cũng chính vì vậy mà quốc gia này có rất nhiều tỉnh, thành phố, khu tự trị và khu hành chính đặc biệt khác. Trong bài viết này, các bạn hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem, Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh và thành phố?
Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh, thành phố và khu tự trị?
Hiện nay, đất nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện có 22 tỉnh, 2 khu hành chính đặc biệt, 5 khu tự trị và 4 thành phố trực thuộc trung ương, 660 thành phố trực thuộc quận, huyện khác. Cụ thể:
- Thành phố trực thuộc trung ương: Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, Thiên Tân. Trong đó, Bắc Kinh là thủ đô của Trung Quốc.
- Các tỉnh của Trung Quốc: Hắc Long Giang, Hà Bắc, Cát Lâm, Liêu Ninh, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Tứ Xuyên, Giang Tô, An Huy, Chiết Giang, Phúc Kiến, Giang Tây, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quảng Đông, Thiểm Tây, Quý Châu, Vân Nam, Cam Túc, Hải Nam và Thanh Hải.
- Khu hành chính đặc biệt: Hồng Kông (được Anh trao trả vào ngày 1 tháng 7 năm 1997) và Ma Cao (được Bồ Đào Nha trao trả vào ngày 20 tháng 12 năm 1999). Đây là các khu hành chính ngang cấp với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và khu tự trị. Các đặc khu hành chính hoạt động theo một chế độ khác mặc dù cùng nằm trong Trung Quốc. Ngoại trừ chính sách ngoại giao và quốc phòng thì Hồng Kông cũng như Ma Cao đều có quyền tự trị về pháp luật, tiền tệ, hộ chiếu, chính sách nhập cư,….
- Các khu tự trị: Quảng Tây, Tân Cương, Nội Mông Cổ, Hồi Ninh Hạ, Tây Tạng. Đây là những nơi mà số lượng người thuộc nhóm dân tộc nào đó sinh sống nhiều hơn so với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác của Trung Quốc. Trên lý thuyết thì khu tự trị là nơi có quyền lập pháp cao hơn tỉnh.
Một vài nét về các thành phố lớn của Trung Quốc
Trong số 664 thành phố trên lãnh thổ Trung Quốc thì có một số nơi rất phát triển, xa hoa và vô cùng lộng lẫy. Trong đó, nổi bật nhất là 5 thành phố:
1. Bắc Kinh
Bắc Kinh, nằm ở phía Bắc Trung Quốc, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kể từ năm 1949. Thủ đô của Trung Quốc có diện tích 16.808 km2, dân số đạt 21,54 triệu người (năm 2018). Thành phố này đóng vai trò như một trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế quan trọng của đất nước tỷ dân. Cuối năm 2018, GDP của thủ đô Bắc Kinh đạt 3.030 tỷ Nhân dân tệ (NDT), tức hơn 446,6 tỷ USD.
2. Thượng Hải
Mặc dù Bắc Kinh là thành phố quan trọng của Trung Quốc về nhiều mặt nhưng Thượng Hải mới là nơi có nền kinh tế phát triển nhất. Xuất phát từ một làng chài hẻo lánh ở bờ biển phía Đông, đến thế kỷ XX, Thượng Hải trở thành thành phố quan trọng bậc nhất của Trung Hoa Dân quốc. Và cho đến ngày nay, nó đã trở thành thành phố cảng sầm uất nhất trên thế giới. Thượng Hải hiện có dân số 30,48 triệu người, tổng diện tích chỉ 6.340 km2.
3. Trùng Khánh
Trùng Khánh là trung tâm kinh tế quan trọng ở phía Tây Nam Trung Quốc, được tách ra từ tỉnh Tứ Xuyên vào năm 1997. Thành phố này từng là thủ đô lâm thời của Trung Hoa. Đây cũng là một địa điểm vô cùng đặc biệt và thu hút du khách trên khắp thế giới vì kiến trúc xây dựng theo tầng kì lạ, hệ thống đường sắt nằm trên cao, chạy xuyên qua các tòa nhà cao tầng. Với dân số 30,75 triệu người, Trùng Khánh hiện là nơi tập trung dân cư đông nhất của Trung Quốc.
4. Thiên Tân
Là một thành phố nằm ở ven biển phía Bắc Trung Quốc, Thiên Tân nổi lên như một điểm nóng về đầu tư của nước ngoài trong những năm gần đây. Bên cạnh Thượng Hải, thành phố này cũng là một trung tâm hàng hải lớn của Trung Quốc. Ngoài nổi tiếng về công nghiệp sản xuất thì ngành du lịch của Thiên Tân cũng rất phát triển (sau Thượng Hải và Bắc Kinh). Đây không chỉ là thành phố có nhiều di tích lịch sử quan trọng mà còn vô cùng xa hoa, lộng lẫy.
5. Thâm Quyến
Mặc dù trực thuộc tỉnh Quảng Đông, không thuộc trung ương nhưng Thâm Quyến lại là thành phố cảng lớn thứ 2 tại Trung Quốc (sau Thượng Hải). Năm 1979, thành phố này được chọn làm đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc. Nhờ vào vị trí địa lý nằm sát với Hồng Kông nên Thâm Quyến cũng là một thành phố thu hút đầu tư vô cùng mạnh mẽ. Nơi đây được xem là “phân xưởng của thế giới” - Một biểu tượng cho quá trình cải cách và hội nhập của quốc gia có nền kinh tế lớn thứ 2 hiện nay. Thâm Quyến nghĩa là "con lạch sâu" nhưng trong tiếng Việt thường bị phiên âm sai thành Thẩm Quyến.
Trên đây là một số thông tin về các khu vực hành chính của Trung Quốc mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết Trung Quốc hiện nay có bao nhiêu tỉnh, thành phố và khu tự trị đồng thời hiểu hơn về quốc gia tỷ dân này.