Bản ngã là gì? Tại sao cần vượt qua bản ngã chính mình?

Mỗi chúng ta từ khi sinh ra thì ai cũng đều có trong mình một bản ngã. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành và phát triển, bản ngã lại bắt đầu thay đổi để tạo nên tính cách và khát vọng riêng của mỗi người. Có lẽ vì vậy mà đôi khi trên đường đời, chúng ta lại được nghe về hành trình đi tìm bản ngã của cuộc đời. Vậy bản ngã là gì? Làm thế nào để vượt qua bản ngã của chính mình chắc hẳn là điều mà rất nhiều người hiện đang tìm kiếm câu trả lời.
 

Bản ngã là gì?
 

Khái niệm bản ngã là gì?

Trên thực tế, bản ngã là một cụm từ Hán Việt và có nghĩa là “chính tôi”. Nói một cách đơn giản về khái niệm bản ngã thường được chúng ta hiểu là cái tôi của ai đó khi nói về tính cách của họ. Vậy bản ngã chính là sự nhận thức, kết luận, đánh giá và bản thân có niềm tin rằng mình là một cá thể riêng biệt, tách biệt với mọi người xung quanh và tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Trong tâm lý học, bản ngã hay cái tôi chính là những yếu tố được hình thành khi con người bắt đầu sinh ra. Theo thời gian, cái tôi sẽ dần dần được mở rộng và phát triển theo sự tiếp xúc của con người đối với thế giới bên ngoài. Đây còn được xem như là một sợi dây trung gian để liên kết đến những ham muốn trong tiềm thức của mỗi người với các quy chuẩn nhân cách xã hội.

Vậy còn theo tín ngưỡng thì bản ngã là gì trong Phật giáo? Được biết, bản ngã ở đây chính là cái tôi tồn tại bên trong bản thân mỗi người và được kết tinh thông qua những bộ phận như thân thể, mũi, mắt, miệng,... Trong Phật giáo, cái tôi là thứ trường tồn và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tụ tán hay sinh tử. Đặc biệt, theo thời gian thì cái tôi của mỗi người càng lớn lên. Đến một lúc nào đó, con người không thể che đậy được cái tôi của mình sẽ tạo ra càng nhiều lỗi lầm, sai sót.

Từ các khái niệm trên ta có thể thấy, càng trưởng thành thì bản ngã của mỗi người sẽ càng được gọt giũa để kiểm soát được những ham muốn sinh học vô thức của bản thân. Tuy nhiên, bản ngã của con người một khi càng lớn thì rất dễ gây ra những sai lầm cho cuộc đời mình.
 

Khái niệm bản ngã
 

Cơ chế hoạt động của bản ngã là gì?

Bản ngã là bản chất, là cái tôi đặc trưng của mỗi người và cũng có cơ chế để hoạt động riêng mình. Theo đó, bản ngã sẽ bao gồm có 3 cơ chế giống như một vòng tuần hoàn nhất định. Cụ thể:

Kiểm soát: Ở cơ chế kiểm soát, bản ngã sẽ tự định nghĩa và đồng hóa bản thân mình vào những gì mà bản thân cho rằng mình đang kiểm soát. Ví dụ, khi bạn đang là chủ sở hữu của một công ty, bản ngã trong bạn sẽ không ngừng tự nhủ rằng công ty đó là của mình và bạn có quyền kiểm soát mọi thứ.

Xây dựng và duy trì: Đối với những gì mà bản ngã đang kiểm soát, bạn sẽ có xu hướng bảo vệ và đôi lúc muốn bành trướng mãnh liệt. Để chứng minh bản thân mình tồn tại và không ngừng lớn mạnh thì bản ngã sẽ ngày càng tham vọng và mong muốn kiểm soát càng nhiều thứ càng tốt. Đó có thể là sự kiểm soát mãnh liệt về vật chất, quyền lực, tiền bạc,... Tuy nhiên, đây cũng là giai đoạn khi mà bạn không thể kiểm soát được nữa thì cũng là lúc bạn đang dần đánh mất bản thân. Lấy ví dụ bản ngã cho trường hợp này cũng giống như việc bạn mất đi tất cả tài sản mà mình gầy dựng bấy lâu. Lúc này bản thân bạn vô cùng đau lòng và thậm chí có suy nghĩ không thể nào sống nổi.

Phản chiếu: Giống như khi bạn nhìn vào một chiếc gương và phản chiếu khuôn mặt của mình lại, bản ngã cũng hoạt động tương tự như thế. Tuy nhiên, thay vì tự mình phản chiếu mình thì bản ngã sẽ tự tạo ra thêm nhiều phân thân khác để tự đánh giá bản thân. Nói một cách dễ hiểu thì bạn phải cần nhờ đến nhận xét của người khác mới có thể nhìn lại bản thân của mình. Bản thân bạn sẽ chẳng biết được mình đang sai ở đâu nếu không được người khác chỉ ra lỗi lầm. Mặc dù có đôi lúc bạn cho rằng mình đúng nhưng người khác lại có nhận định khác. Vì vậy, bạn cần nghiêm túc tiếp thu và xem xét lại bản thân.
 

Ví dụ bản ngã
 

Cách để vượt qua bản ngã của chính mình

Bản ngã là thứ mà nhiều người dù muốn cũng không thể nào chối bỏ được. Một khi để bản ngã xâm chiếm hoàn toàn thì những ham muốn về tiền tài, vật chất,... trong con người sẽ ngày càng tăng mạnh. Điều này gây ra những cản trở trong cuộc sống và là nguồn cơn của mọi đau khổ. Chính vì vậy, cách tốt nhất là chúng ta cần phải đối mặt và vượt lên chính cái tôi của mình.

1. Sẵn sàng chấp nhận mọi thử thách

Sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn thử thách chính là cách để bạn kiềm chế bản thân. Thay vì lo sợ với những chông gai trước mặt thì hãy vượt qua nó bằng tất cả sức lực. Có thể đôi khi hiệu quả không đem lại như mong muốn, nhưng ít nhất bạn không phải hối tiếc bất cứ điều gì. Hãy cố gắng tạo động lực cho bản thân mỗi ngày không ngừng vươn lên và vượt qua chính bản thân mình chính là cách để bạn càng thêm hoàn thiện.

2. Tập trung vào hiện tại

Thay vì mất thời gian vì một vài ký ức trong quá khứ và những mơ mộng về tương lai, bạn hãy tập trung và lo cho hiện tại của mình. Đừng để những đau khổ, dằn vặt trong quá khứ và nỗi sợ hãi tương lai giết chết con người bạn lúc này. Thay vào đó, hãy tận dụng mọi thời gian mà mình đang có để phát triển những giá trị tiềm ẩn mà bản thân chưa từng khai phá ra. Có như vậy thì bạn mới vươn lên tới đỉnh vinh quang trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, đừng để ai nói về số phận của mình trong tương lai, chẳng ai có thể quyết định cuộc đời mình bằng chính bản thân mình cả. Hãy luôn cố gắng học hỏi, trau dồi bản thân để trở nên thành công hơn nữa.

3. Đừng nên so sánh bản thân với bất kỳ ai

Mỗi người chúng ta sinh ra đã là những con người khác biệt. Do đó, sẽ không đáng để mình phải so đo lẫn nhau, bởi mỗi khi so sánh sẽ khiến bản ngã trong ta thêm lớn mạnh. Giá trị của bản thân cũng theo đó mà bị ảnh hưởng và dẫn đến hai tình huống, một là cho mình giỏi hơn người khác và hai là cảm giác tự ti không thể vượt qua được ai.
 

Bản ngã của chính mình
 

Trong cuộc sống của chúng ta, đôi khi bản thân phải biết học cách chấp nhận và buông bỏ. Đặc biệt là trong vấn đề tình yêu hay công việc, hãy từ bỏ bớt bản ngã, cái tôi của mình để hòa vào chung với tập thể, từ đó tránh đặt mình vào những rắc rối không mong muốn. Có như vậy, bạn mới thấy bản thân trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn trong mắt mọi người xung quanh. Đừng lo lắng tìm kiếm bản ngã của chính mình, chỉ cần bản thân sống tốt, sống không tiếc nuối thì bản ngã có lớn đến đâu cũng không làm thay đổi con người bạn. Hi vọng với những nội dung mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về bản ngã là gì và cách thức để vượt qua cái tôi nhỏ nhoi của mình.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.