Các trường đại học đạt chuẩn quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đại học đạt tiêu chuẩn giáo dục trong nước. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều trường đạt chuẩn quốc tế. Để đánh giá chất lượng giáo dục của một trường có đạt chuẩn quốc tế hay không, người ta thường dựa vào hai tiêu chuẩn đó là AUN-QA và HCERES. Vậy AUN-QA và HCERES là gì? Các trường đại học ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế hiện nay là những trường nào?
 

Các trường đại học ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế
 

Tiêu chuẩn quốc tế AUN-QA và HCERES là gì?

Như đã nói ở trên, AUN-QA và HCERES là hai yếu tố để đánh giá trường đại học đạt chuẩn quốc tế ở Việt Nam. Tuy nhiên chắc hẳn còn nhiều người chưa biết AUN-QA và HCERES là gì?

AUN-QA: Là bộ tiêu chuẩn về quy tắc, chất lượng giáo dục của các trường đại học, được ban hành bởi AUN (Asean University Network) - mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á. AUN được thành lập vào tháng 11 năm 1995, các thành viên ban đầu do Bộ trưởng giáo dục của các nước đề cử.

Các trường đại học ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế

HCERES: Là Hội đồng đánh giá nghiên cứu giáo dục đại học và viện nghiên cứu Pháp thành lập năm 2013. Hội đồng này được công nhận bởi Hiệp hội đảm bảo chất lượng châu Âu ENQA (European Association for Quality Assurance in Higher Education); Bộ tiêu chuẩn và hướng dẫn về đảm bảo chất lượng (ESG) trong hệ thống giáo dục đại học châu Âu (EHEA). Thời gian công nhận của tiêu chuẩn này là 5 năm.

Các trường đại học đạt tiêu chuẩn AUN-QA ở Việt Nam

Để đánh giá một trường đại học có đạt chuẩn quốc tế hay không, người ta có thể dựa vào một trong hai tiêu chuẩn kể trên. Dưới đây là danh sách các trường đại học đạt chuẩn quốc tế theo AUN-QA ở Việt Nam hiện nay:

1. Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN (11/2017)

Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội là tiền thân của trường Đại học Đông Dương, thành lập năm 1904. Trải qua nhiều thời kỳ và mốc sự kiện, trường chính thức lấy tên là Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia HN vào năm 1993. Các ngành của trường tập trung đào tạo nghiên cứu khoa học và công nghệ, phục vụ cho xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. Đại học Bách khoa TPHCM - ĐH Quốc gia TPHCM (1/2018)

Đại học Bách khoa TPHCM có hai cơ sở học tập và một ký túc xá dành cho sinh viên. Ngôi trường này chuyên đào tạo về các ngành nghiên cứu công nghệ và kỹ thuật. Trường Đại học Bách khoa TPHCM được công nhận đạt chuẩn quốc tế theo AUN-QA vào tháng 1 năm 2018.

3. Đại học Quốc tế TPHCM - ĐH Quốc gia TPHCM (4/2019)

Đại học Quốc tế TPHCM là một trong những trường trực thuộc hệ thống Đại học Quốc gia TPHCM. Ngôi trường này được lành lập vào năm 2003 và đã tiên phong trong việc sử dụng hoàn toàn tiếng Anh vào công tác giảng dạy, nghiên cứu. Các ngành chủ yếu của trường Đại học Quốc tế là kinh tế, quản lý, kỹ thuật công nghệ.


Các trường đại học ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế
 

Các trường đại học đạt tiêu chuẩn HCERES ở Việt Nam

Bên cạnh những trường đại học đạt chuẩn quốc tế theo AUN-QA thì còn có những trường đạt chuẩn theo HCERES. Những ngôi trường đó cụ thể là:

1. Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (2016)

Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội hay còn được gọi là trường Đại học Việt Pháp. Ngôi trường này được thành lập vào năm 2009 dựa trên hiệp định liên Chính phủ của Việt Nam và Pháp. Đây cũng là trường duy nhất tại Việt Nam được Liên minh với 40 trường đại học và viện nghiên cứu của Pháp, chuyên hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu. Sinh viên tại trường Việt Pháp có nhiều cơ hội được thực tập thực tế ở các doanh nghiệp nước ngoài từ 03 - 06 tháng và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ học bổng.

2. Đại học Bách khoa Hà Nội - ĐH Quốc gia HN (5/2017)

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập từ năm 1956 và là một trong những trường giáo dục, đào tạo về kỹ thuật hàng đầu tại Việt Nam. Đại học Bách khoa Hà Nội đã được Đảng và Nhà nước trao tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng vì những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Đại học xây dựng Hà Nội (5/2017)

Đại học xây dựng Hà Nội là cơ sở giáo dục chuyên đào tạo đại học và sau đại học về các ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng. Trường là một cơ sở uy tín, đáng tin cậy cho các em học sinh muốn trở thành kỹ sư trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc tương lai.

4. Đại học Bách khoa Đà Nẵng (5/2017)

Tiền thân của Đại học Bách khoa Đà Nẵng là Viện Đại học Đà Nẵng, thành lập năm 1975. Đây là ngôi trường chuyên đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật, công nghệ chất lượng cao và cung cấp các dịch vụ, công nghệ, đáp ứng cho nhu cầu kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng.

5. Đại học Bách khoa TPHCM - ĐH Quốc gia TPHCM (6/2017)

Đại học Bách khoa TPHCM là ngôi trường duy nhất đạt cả hai tiêu chuẩn quốc tế giáo dục là AUN-QA và HCERES. Cũng chính vì vậy mà để có thể trúng tuyển và theo học ngôi trường này, các bạn học sinh buộc phải có thành tích tốt đồng thời phải luôn nỗ lực, cố gắng không ngừng.

6. Đại học Tôn Đức Thắng (7/2018)

Đại học Tôn Đức Thắng trực thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Đây là một trường đại học đa ngành, được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất và chất lượng giảng dạy. Trường có tổng cộng 5 cơ sở tại: TPHCM, TP.Bảo Lộc - Lâm Đông, Cà Mau, Nha Trang.
 

Các trường đại học ở Việt Nam đạt chuẩn quốc tế
 

Trên đây là danh sách các trường đại học Việt Nam đạt chuẩn quốc tế mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích và từ đó lựa chọn được ngôi trường phù hợp với nguyện vọng cũng như khả năng của bản thân.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.