Đá phạt gián tiếp là gì? Những lỗi bị phạt gián tiếp trong bóng đá?

Đá phạt là một trong những cơ hội giúp các đội tuyển tạo ra bàn thắng. Đá phạt có rất nhiều hình thức khác nhau, trong đó có đá phạt gián tiếp. Tuy nhiên, có một thực tế là không phải người yêu bóng đá nào cũng biết rõ đá phạt gián tiếp là gì, lỗi này xảy ra khi nào và vị trí thực hiện cú sút phạt ở đâu? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu luật đá phạt gián tiếp trong bóng đá.
 

Đá phạt gián tiếp là gì? Khi nào có đá phạt gián tiếp?
 

Đá phạt gián tiếp là gì?

Đá phạt gián tiếp là một hình thức sút phạt trong bóng đá. Trong một trận thi đấu, các cú sút phạt có thể mang đến cơ hội chiến thắng cho đội này, đồng thời cũng sẽ là thất bại với đội kia. Cũng giống như các hình thức đá phạt khác, cú sút phạt gián tiếp sẽ được ghi nhận khi có các tình huống phạm lỗi xảy ra.
 

Đá phạt gián tiếp là gì?

Thủ môn thực hiện đá phạt gián tiếp sau lỗi việt vị

Trọng tài sẽ xác nhận quả đá phạt gián tiếp bằng cách giơ tay cao và giữ nguyên tư thế cho đến khi cú sút được thực hiện, bóng chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn của sân thi đấu. Vậy các lỗi dẫn đến đá phạt gián tiếp là gì? Vị trí của quả đá phạt gián tiếp là ở đâu?

Luật đá phạt gián tiếp trong môn bóng đá

Để xác nhận tình huống đá phạt, các trọng tài cần phải xác định lỗi của cầu thủ trên sân. Về phía các cầu thủ, khi được thực hiện đá phạt cần phải đặt bóng đúng vị trí, thực hiện cú sút đúng luật để được ghi nhận bàn thắng nếu có.

1. Các lỗi dẫn đến đá phạt gián tiếp trong bóng đá

Trong một trận đấu, trọng tài sẽ xác định những cú đá phạt gián tiếp nếu người thủ môn cũng như các cầu thủ khác phạm phải một số lỗi đã được quy định rõ ràng trong Luật bóng đá. Những lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá cụ thể như sau:

Đối với thủ môn

- Giữ bóng lâu hơn 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.

- Chạm hay bắt bóng từ quả ném biên về của đồng đội.

- Chạm hoặc bắt bóng trở lại khi bóng đã vào cuộc nhưng chưa chạm vào bất cứ cầu thủ nào khác.

- Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình chuyền về bằng bàn chân.
 

Những lỗi dẫn đến đá phạt gián tiếp
 

► Đối với các cầu thủ

- Vi phạm vào một trong các lỗi việt vị.

- Chơi bóng một cách nguy hiểm.

- Ngăn cản đường tiến của đối phương.

- Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc.

- Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong Điều luật 12 của Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

2. Vị trí đá phạt gián tiếp

Hầu hết quả đá phạt đều được thực hiện ở nơi xảy ra lỗi, trừ trường hợp lỗi nằm trong khu vực cấm địa của đội được hưởng quả đá phạt. Trong trường hợp này, quả đá phạt có thể được thực hiện từ bất cứ vị trí nào trong khu vực cấm địa.

Trước khi được đá, bóng phải nằm yên. Các cầu thủ của đội đối phương phải đứng cách bóng 9,15m (và ở ngoài vòng cấm nếu cú đá được thực hiện từ trong khu vực cấm địa của đội đá). Các cầu thủ đối phương có thể đứng cách bóng gần hơn 9,15m với điều kiện họ đang đứng trên vạch giữa 2 cột dọc của khung thành.
 

Vị trí đá phạt gián tiếp


Khi quả bóng được đá và di chuyển, trận đấu sẽ bắt đầu. Trong trường hợp đá phạt gián tiếp trong vòng cấm của đội hưởng đá phạt thì trận đấu sẽ bắt đầu khi quả bóng đã hoàn toàn ra khỏi vòng cấm.

Bàn thắng của quả đá phạt gián tiếp sẽ được công nhận khi bóng từ chân cầu thủ thực hiện, chạm một cầu thủ khác và vào cầu môn. Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng. Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

Trên đây là luật phạt gián tiếp trong bóng đá mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã hiểu rõ hơn về hình thức đá phạt này đồng thời có thể đánh giá các tình huống diễn ra trong trận thi đấu một cách chính xác.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.