Đá phạt là gì? Các kiểu đá phạt trong bóng đá

Chắc hẳn khi theo dõi các trận thi đấu bóng đá, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp những pha phạm lỗi của cầu thủ hai bên. Sau những pha phạm lỗi này, quả bóng sẽ được đặt “chết” tại vị trí phạm lỗi và đội bị phạm lỗi sẽ có quyền điều khiển quả bóng bằng chân - Đó được gọi là đá phạt. Vậy theo quy định của Luật bóng đá thì đá phạt là gìcó các loại đá phạt nào?
 

Đá phạt là gì? Các kiểu đá phạt trong bóng đá
 

Đá phạt là gì?

Theo định nghĩa chung của nhiều môn thể thao dùng chân, trong đó có bóng đá, thì đá phạt hay sút phạt là một hành động được sử dụng để khởi động lại trận đấu và được thực hiện bằng cách đá quả bóng vào sân.

Đá phạt được quy định trong điều thứ 13 của Luật bóng đá. Theo đó, đá phạt sẽ gồm hai loại là đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp, được trao cho đội còn lại khi một trong hai đội có cầu thủ phạm lỗi.

Khi thực hiện đá phạt, quả bóng sẽ được đặt tại vị trí phạm lỗi, trừ trường hợp lỗi xảy ra trong khu vực vòng cấm 16m50. Quả bóng phải được đặt nằm yên trước khi đá. Những cầu thủ của đội đối phương phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu là 9,15 mét (phải đứng bên ngoài khu vực vòng cấm nếu cú sút được thực hiện từ trong vòng cấm của đội thực hiện cú đá phạt) cho đến khi quả bóng được sút đi.
 

Đá phạt trong bóng đá
 

Các kiểu đá phạt trong bóng đá

1. Đá phạt trực tiếp

Đá phạt trực tiếp là cách để khởi động lại trận đấu, được trao cho đội còn lại khi đội kia phạm phải một trong số hầu hết các lỗi theo quy định của Luật bóng đá. Trong một cú đá phạt trực tiếp, đội bị phạm lỗi có quyền tự do đá bóng từ vị trí phạm lỗi và các cầu thủ của đối phương phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu 9,15m. Nếu có bàn thắng được ghi trực tiếp từ một cú đá phạt trực tiếp thì bàn thắng đó sẽ được công nhận.

Nếu một cầu thủ phạm lỗi bị phạt bởi hình thức đá trực tiếp trong khu vực vòng cấm 16,5m của đội mình thì đội bên kia sẽ được hưởng một quả phạt đền. Đá phạt đền là một hình thức đặc biệt của đá phạt trực tiếp, trong đó một cầu thủ sẽ được phép có một cú sút bóng duy nhất vào cầu môn của đối phương, lúc này chỉ được bảo vệ bởi thủ môn.

Có thể bạn quan tâm: Trường hợp nào thì một đội bóng được hưởng đá phạt trực tiếp?
 

Các kiểu đá phạt trong bóng đá
 

2. Đá phạt gián tiếp

Đá phạt gián tiếp là một kiểu đá phạt trong bóng đá, được trao cho đội còn lại khi đội kia phạm phải một trong số hầu hết các loại vi phạm kỹ thuật (không hẳn là lỗi) theo quy định của Luật bóng đá. Đội thực hiện pha đá phạt gián tiếp có quyền đá bóng tự do từ vị trí vi phạm hoặc vị trí nơi quả bóng đang nằm khi trận đấu được tạm dừng. Các cầu thủ của đội đối phương phải đứng cách xa quả bóng tối thiểu là 9,15m. Nếu có bàn thắng được ghi trực tiếp từ một cú đá phạt gián tiếp, bàn thắng đó sẽ không được công nhận. Trong đá phạt gián tiếp, bàn thắng chỉ được công nhận khi mà quả bóng đã chạm vào một cầu thủ bất kỳ khác thuộc một trong hai đội. Hiện nay, phạt việt vị là một trong những lỗi đá phạt gián tiếp phổ biến nhất.

Không giống như đá phạt trực tiếp, một cú đá phạt gián tiếp được thực hiện trong khu vực vòng cấm 16,5m của đội đối phương sẽ không được tính là quả phạt đền. Thay vào đó, nó sẽ được tính là một pha đá phạt gián tiếp như bình thường. Và lúc này các cầu thủ của đội đối phương sẽ đứng ở vị trí ngay trên đường cầu môn, giữa hai cột dọc bất kể khoảng cách có đủ 9,15m hay không.
 

Luật đá phạt trong bóng đá
 

Trên đây là một số thông tin liên quan đến các kiểu đá phạt trong bóng đá mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết này, các bạn đã có thêm được những kiến thức để có thể thoải mái tận hưởng các trận cầu đỉnh cao mà không cần phải băn khoăn nếu có diễn ra các tình huống đá phạt trong trận đấu.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Đọc vị là gì? Hé lộ 15 thủ thuật đọc vị người khác cực chuẩn

Nắm vững cách đọc vị người khác, bạn sẽ dễ dàng suy luận cảm xúc, suy nghĩ của đối phương, giúp cuộc giao tiếp diễn ra hiệu quả.  
Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Chi tiết tiểu sử bà Trương Mỹ Lan

Trương Mỹ Lan là ai? Tìm hiểu tiểu sử Trương Mỹ Lan sẽ giúp bạn nắm rõ hơn về nhân vật đã gây chấn động dư luận trong thời gian qua.
DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC là gì? Bóc tách 4 nhóm tính cách DISC và 8 sự kết hợp

DISC không chỉ giúp cá nhân nâng cao nhận thức về bản thân mà còn góp phần vào thành công của tổ chức trong việc đánh giá nhân lực.  
Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Top 17 công việc làm thêm tại nhà uy tín, thu nhập cao

Làm thêm tại nhà đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những ai muốn tận dụng thời gian rảnh để kiếm thêm thu nhập.  
Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường là gì? Sở đoản là gì? Cách tìm sở trường, sở đoản

Sở trường và sở đoản là những yếu tố bạn cần xác định để có thể hiểu được thiên hướng của bản thân và phát triển sự nghiệp về lâu về dài.
Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map là gì? Cách tạo sơ đồ tư duy mind map hiệu quả

Mind map không chỉ là công cụ tổ chức thông tin hữu ích mà còn mở ra khả năng sáng tạo và kích thích hoạt động tư duy của não bộ.