Trung Quốc có diện tích vô cùng rộng lớn và là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Không những vậy, quốc gia này còn có dân số đông nhất thế giới. Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, tính đến đầu tháng 9/2019, Trung Quốc có trên 1.420.800.000 dân thuộc nhiều tộc người khác nhau. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem đất nước Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc và những dân tộc lớn nhất hiện nay là gì?
Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc?
Hiện nay, có 56 dân tộc được chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa công nhận và vài trăm nghìn người vẫn chưa được xác định thuộc nhóm dân tộc nào. Trong đó, Hán là dân tộc đông dân nhất của Trung Quốc (chiếm khoảng 91,59%), các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 6% và số còn lại là nhóm dân tộc chưa xác định. Dựa vào số lượng người, các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc được chia thành các nhóm như sau:
- Nhóm dân tộc trên 1 triệu người: Hán, Choang, Mãn, Hồi, H’Mông, Duy Ngô Nhĩ, Thổ Gia, Di, Mông Cổ, Tạng, Bố Y, Đồng, Dao, Triều Tiên, Bạch, Hà Nhì,….
- Nhóm dân tộc từ 100 nghìn - 1 triệu người: Đạt Oát Nhĩ, Kha Nhĩ Khắc Tư, Tích Bá, Mục Lão, Thổ, Khương, Nạp Tây, Va, Thủy, Cao Sơn, Đông Hương,….
- Nhóm dân tộc dưới 100 nghìn người: Môn Ba, Ô Tư Biệt Khắc, Bảo An, Đức Ngang, Cơ Nặc, Kinh, Nộ, Ngạc Ôn Khắc, Phổ Mễ,….
Theo lịch sử Trung Quốc, trước kia vốn có nhiều dân tộc hơn nhưng vì họ sinh sống cùng với người Hán nên cũng được xem là người Hán. Tuy nhiên một số trong đó vẫn giữ ngôn ngữ, tập quán riêng của dân tộc mình.
Đôi nét về các dân tộc lớn của Trung Quốc
Trong số 56 dân tộc được công nhận của Trung Quốc có rất nhiều nhóm tộc người có đời sống, kinh tế vô cùng phát triển cũng như truyền thống, văn hóa đặc sắc.
1. Dân tộc Hán
Người Hán là dân tộc bản địa của Trung Quốc. Họ sinh sống rải rác trên khắp lãnh thổ nhưng tập trung đông nhất ở phía Bắc, Đông và Nam Trung Quốc. Văn hóa của người Hán rất đa dạng do sự đồng hóa của nhiều bộ lạc, dân tộc từ xa xưa. Tên gọi này xuất phát từ thời nhà Hán (220 - 280). Các bộ lạc và dân tộc nhỏ lẻ cho rằng họ có tập quán, cách sống tương đồng nhau nên đã gộp thành một dân tộc. Hơn nữa, thời Hán cũng là thời đại thịnh vượng và phát triển nhất của nền văn minh Trung Hoa lúc bấy giờ.
2. Dân tộc Choang
Choang là nhóm dân tộc có nhân khẩu đông thứ 2 của đất nước Trung Quốc (khoảng 18 triệu người). Họ sinh sống chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, phía Nam Trung Quốc. Đa số người Choang sử dụng ngôn ngữ Tráng và Hán. Tôn giáo chủ yếu của dân tộc Choang là Mo giáo, thờ cúng tổ tiên.
3. Dân tộc Mãn
Người Mãn hay còn gọi là người Mãn Châu, là một dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở phía Đông Bắc Trung Quốc. Vào thế kỷ 17, nhờ sự giúp đỡ của các triều thần nổi loạn nhà Minh, người Mãn đã lật đổ nhà Minh và lập ra nhà Thanh. Đây cũng là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc. Dù từng là một dân tộc lớn mạnh nhưng hiện nay, đa số người Mãn đã bị đồng hóa hoặc di cư lên Triều Tiên, người Mãn chính gốc còn lại hơn 10 triệu người. Tiếng nói của họ cũng không còn được sử dụng phổ biến. Phần lớn trong số họ hiện nay đều sử dụng ngôn ngữ Quan Thoại (một nhóm ngôn ngữ phổ biến của Trung Quốc).
4. Dân tộc H’Mông
H’Mông là nhóm dân tộc thiểu số có địa bàn cư trú phân bố rải rác ở rất nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Thái Lan,….Ở Trung Quốc, họ còn được gọi là người Miêu hay Miao, có số lượng trên 10 triệu người. Họ sinh sống chủ yếu ở phía Nam, bao gồm các tỉnh: Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Vân Nam và Hồ Bắc. Ngôn ngữ H’Mông được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt thường ngày của người dân tộc này.
5. Dân tộc Kinh
Dân tộc Kinh là nhóm người Việt Nam di cư lên Trung Quốc và do thay đổi của đường biên giới quốc gia từ hàng trăm năm trước, họ đã được chính phủ Trung Quốc công nhận là một nhóm dân tộc chính thức. Người dân tộc kinh của Trung Quốc sống chủ yếu ở vùng Kinh Đảo, thuộc Quảng Tây. Một số ít người sinh sống ở vùng Trường Bình - Bạch Long, phía Bắc Trung Quốc. Ước tính hiện có hơn 32 nghìn người Kinh ở Trung Quốc. Họ vẫn sử dụng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ và duy trì các phong tục tập quán của người Việt Nam như: chơi nhạc cụ dân tộc, mặc áo dài, áo bà ba,….Dân tộc Kinh được đánh giá là dân tộc có đời sống, văn hóa phong phú và là nhóm dân tộc thiểu số giàu có ở Trung Quốc.
Trên đây là một vài nét về các dân tộc người Trung Quốc mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết Trung Quốc có bao nhiêu dân tộc và những đặc điểm của một số tộc người tiêu biểu ở đất nước tỷ dân này.