Top 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay

Nền kinh tế của các quốc gia có sự biến động qua từng giai đoạn và thay đổi giữa các năm, đặc biệt khi gần đây nhất là cả thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Có một số quốc gia đã tăng hạng, nhưng cũng có một số nước không thể chống chọi với những biến động mà lọt ra khỏi bảng xếp hạng top 10 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm qua danh sách các nước nằm trong top 10 nhé.

Top 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay
 

1. Mỹ - nền kinh tế số 1 thế giới

Từ năm 1871 cho đến nay, Mỹ vẫn luôn là quốc gia có nền kinh tế số 1 thế giới. Không có gì là ngạc nhiên khi Mỹ được mọi người gọi với cái tên siêu cường quốc lớn mạnh với nền kinh tế chiếm đến gần 1/3 trong tổng số vốn toàn cầu và hàng loạt tỷ phú góp mặt trong danh sách những người giàu nhất thế giới hiện nay. Thành quả mà Mỹ đạt được một phần nhờ có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại và nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Một vài số liệu đáng chú ý về nền kinh tế của Mỹ đó là:

- GDP danh nghĩa năm 2022: 25,790,079 triệu USD.

GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 76,027 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 5.7%.

Có thể nói, nền kinh tế của Mỹ phát triển nhất thế giới tính theo GDP danh nghĩa. Trong đó, ngành có đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng GDP của quốc gia này là các lĩnh vực thuộc nhóm kinh tế như: tài chính, bảo hiểm, dịch vụ chuyên nghiệp, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe.

Hiện nay, Mỹ có một nền kinh tế mở, tạo điều kiện trong việc đầu tư kinh doanh linh hoạt và thu hút đầu tư từ nước ngoài. Đây là cường quốc có nhiều công ty lớn nhất thế giới và có thể duy trì một khoản nợ quốc gia lớn bên ngoài với tư cách là nhà sản xuất tiền tệ dự trữ chính của thế giới. Nền kinh tế của Mỹ hiện đang đi đầu về công nghệ trong nhiều ngành, nhưng đất nước này cũng có một số mối đe dọa cần phải đối mặt đó chính là về sự bất bình đẳng kinh tế, chi phí ròng chăm sóc sức khỏe cao, an toàn xã hội tăng và cơ sở hạ tầng xuống cấp.
 

Nền kinh tế số 1 thế giới
 

2. Trung Quốc

Trong những thập kỷ trước, nền kinh tế Trung Quốc đã có sự tăng trưởng đột phá theo cấp số nhân và trở thành trung tâm sản xuất cũng như xuất khẩu hàng đầu thế giới. Là một trong những đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, cùng với nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng khổng lồ, Trung Quốc đã trở thành nhà máy sản xuất hàng đầu của các quốc gia. Mặc dù những năm gần đây, tốc độ phát triển của Trung Quốc đã chậm lại nhưng vẫn mạnh hơn rất nhiều nước khác, điều này đã được chứng minh bằng những con số cụ thể:

GDP danh nghĩa năm 2022: 20,601,525 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 21,364 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 8.1%.

Thành công này có được là vì Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, chính phủ dần loại bỏ tập thể hóa nông nghiệp và công nghiệp, cho phép linh hoạt hơn đối với giá thị trường và tăng quyền tự chủ của các doanh nghiệp. Đồng thời, thương mại cũng như đầu tư trong và ngoài nước đều đã phát triển. Cùng với đó còn là chính sách khuyến khích sản xuất công nghiệp trong nước đã đưa Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu số một thế giới. Mắc dù đã đạt được nhiều thành công về mặt kinh tế, tuy nhiên có một sự thật rằng hiện nay Trung Quốc đang phải đối mặt với một số thách thức, ví dụ như dân số Trung Quốc tuy lớn nhất thế giới nhưng đang già hóa và tình trạng suy thoái môi trường nghiêm trọng.
 

Nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

3. Nhật Bản

Quốc gia đứng thứ ba trong danh sách những nền kinh tế lớn nhất thế giới đó chính là Nhật Bản. Trước những năm 1990, nền kinh tế "đất nước mặt trời mọc" tương đương với Trung Quốc và Nhật Bản là nước phát triển sớm nhất Châu Á. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, kinh tế của Nhật đã không còn tạo ra được các bước phát triển đột phá. Mặc dù vậy, GDP mà quốc gia này đạt được vẫn là những con số đáng tự hào:

GDP danh nghĩa năm 2022: 5,036,482 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 48,814 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 1.6%.

Sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ và ngành công nghiệp cùng với bí quyết công nghệ tiên tiến, áp dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp từ sớm đã xây dựng nên nền kinh tế sản xuất và xuất khẩu lớn mạnh của Nhật Bản. Có nhiều doanh nghiệp lớn được tổ chức như một mạng lưới khi có sự liên kết giữa các công ty. Sau tác động của cuộc đại suy thoái toàn cầu, Nhật Bản đã đi lên trong tăng trưởng kinh tế dưới chính sách đúng đắn của cựu thủ tướng Shinzo Abe.

Tuy nhiên, Nhật Bản là một quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng, đặc biệt khi ngành điện hạt nhân ngừng hoạt động sau thảm họa Fukushima vào năm 2012 cũng là những rào cản kìm hãm sự phát triển kinh tế tại quốc gia này. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số nhanh chóng.
 

Các nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

4. Đức

Đứng ở vị trí thứ tư trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới đó chính là Đức. Đây cũng chính là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu khi đạt được những con số nổi bật như: 

GDP danh nghĩa năm 2022: 4,339,740 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 63,271 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 2.9%.

Đức là quốc gia có lực lượng lao động tay nghề cao, dẫn đầu thế giới về xuất khẩu xe cộ, máy móc, hóa chất và các hàng hóa sản xuất khác. Tuy nhiên, hiện nay đất nước này cũng đang phải đối mặt với những thách thức về nhân khẩu học làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ sinh thấp đã khiến cho việc thay thế lực lượng lao động cao tuổi trở nên khó khăn hơn.
 

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

5. Ấn Độ

Ấn Độ là quốc gia đứng thứ năm trong top 10 nền kinh tế thế giới khi đã vượt qua Vương Quốc Anh vào năm trước. Trong đó, những con số đáng chú ý mà GDP Ấn Độ đạt được đó là: 

GDP danh nghĩa năm 2022: 3,631,874 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 8,358 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 8.9%.

Nền kinh tế của Ấn Độ là sự kết hợp giữa canh tác làng nghề truyền thống và thủ công mỹ nghệ cùng với sự bùng nổ của ngành công nghiệp hiện đại, nông nghiệp cơ giới hóa. Ấn Độ chính là đất nước hàng đầu trong xuất khẩu các dịch vụ công nghệ và gia công phần mềm kinh doanh. Trong đó, lĩnh vực dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng kinh tế của nước này.

Mặc dù tự do hóa nền kinh tế được Ấn Độ thực hiện từ những năm 1990 đã thúc đẩy sự tăng trưởng nhưng vì quy định không linh hoạt, tham nhũng phổ biến và tình trạng đói nghèo dai dẳng đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho đất nước này.
 

Những nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

6. Anh

Năm 2020, nền kinh tế của Vương quốc Anh đứng thứ năm thế giới nhưng sau đó đã bị Ấn Độ vươn lên và giành mất vị trí này. Mặc dù vậy, GDP mà Anh đạt được cũng là những con số đáng nể: 

GDP danh nghĩa năm 2022: 3,459,571 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 55,301 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 7.4%.

Nền kinh tế của Vương quốc Anh được thúc đẩy bởi các khu vực dịch vụ lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, bảo hiểm và dịch vụ kinh doanh. Tuy nhiên đất nước này hiện cũng đang gặp phải một số rào cản làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Một trong số đó chính là mối quan hệ thương mại với lục địa châu Âu đã trở nên phức tạp sau nghị quyết Brexit về việc nước này sẽ rời khỏi EU. Từ ngày 31 tháng 1 năm 2020, Anh chính thức không còn là thành viên của EU và đã xảy ra các cuộc đàm phán gây tranh cãi về quan hệ thương mại giữa hai bên.
 

Kinh tế lớn nhất thế giới
 

7. Pháp

Trong tổng sản lượng quốc nội của Liên minh châu Âu (GDP EU), nền kinh tế Pháp chiếm đến 1/5, trong đó dịch vụ là lĩnh vực mang lại đóng góp chính. Một vài con số đáng chú ý của Pháp có thể kể đến như:

GDP danh nghĩa năm 2022: 2,976,890 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 56,036 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 7.0%.

Pháp là đất nước có nền kinh tế hỗn hợp với nhiều doanh nghiệp tư nhân và bán tư nhân hoạt động trong một loạt các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế vẫn có sự tham gia của chính phủ khá nhiều trong các lĩnh vực chính, ví dụ như quốc phòng và sản xuất điện. Tuy nhiên, bởi vì chính phủ Pháp cam kết can thiệp kinh tế vì bình đẳng xã hội cũng tạo ra một số thách thức khá lớn. Ví dụ có thể kể đến như thị trường lao động cứng nhắc, tỷ lệ thất nghiệp cao và nợ công lớn hơn so với các nền kinh tế tiên tiến khác.
 

Nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới
 

8. Canada

So với năm 2020, đến đầu năm 2022 nền kinh tế của Canada đã có sự vươn lên và chiếm vị trí thứ tám của Ý khi đạt được những con số sau:

GDP danh nghĩa năm 2022: 2,271,043 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 57,812 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 4.6%.

Canada có ngành khai thác năng lượng phát triển tốt với trữ lượng dầu đã được chứng minh là lớn thứ ba thế giới. Bên cạnh đó, quốc gia này cũng phát triển các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ấn tượng, tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị gần biên giới Hoa Kỳ. Ngoài ra, mối quan hệ thương mại tự do giữa Canada và Hoa Kỳ đã giúp cho 3/4 hàng hóa đã được xuất khẩu qua thị trường nước này mỗi năm. Chính nhờ vào mối quan hệ chặt chẽ đó đã giúp cho nền kinh tế hai nước cùng phát triển song song trên thế giới.
 

Các nước có nền kinh tế phát triển
 

9. Ý

Trong năm 2012, 2013, là ngành công nghiệp của Ý đã gặp phải những “cơn co thắt” làm ảnh hưởng đến nền kinh tế nước này. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, kinh tế Ý đã có những chuyển biến tích cực. Đất nước này hiện đang cố gắng xây dựng mối quan hệ tài chính và đã đạt được những thành tựu nhất định như:

GDP danh nghĩa năm 2022: 2,088,330 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 50,216 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 6.6%

Nền kinh tế và mức độ phát triển của Ý có sự thay đổi đáng kể theo từng khu vực. Trong đó, ngành công nghiệp phát triển hơn ở phía Bắc và các vùng kém phát triển thường nằm ở phía Nam. Cho đến nay, quốc gia này vẫn đang phải chịu gánh nặng về các vấn đề lãnh đạo lâu dài, ví dụ như: thị trường lao động cứng nhắc và kém hiệu quả, thuế suất cao, năng suất trì trệ,.... Đây đều là những điều làm hạn chế sự tăng trưởng kinh tế của Ý.
 

Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

10. Brasil

Tính đến năm 2022, Brasil đang giữ vị thí thứ 10 trong top các nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đồng thời, đây cũng là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất tại Nam Mỹ với những con số đạt được như: 

GDP danh nghĩa năm 2022: 1,882,274 triệu USD.

- GDP (PPP) bình quân đầu người năm 2022: 17,208 USD.

Tăng trưởng GDP gần nhất (2021): 4.6%.

Nền kinh tế của Brazil phát triển nhờ những ngành công nghiệp nặng, ví dụ như: sản xuất máy bay và ô tô, khai thác tài nguyên khoáng sản cũng như năng lượng. Đồng thời, đất nước này cũng có một khu vực nông nghiệp rộng lớn, trở thành nhà xuất khẩu cà phê và đậu nành nổi tiếng.

Brazil nổi lên sau một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng diễn ra vào năm 2017 và phải hứng chịu hàng loạt vụ bê bối tham nhũng cấp cao. Sau sự kiện này, đất nước đã tiến hành một cuộc cải cách nền kinh tế nhằm mục đích kiềm chế chi tiêu và công nợ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Đồng thời, hạ thấp các rào cản đối với đầu tư nước ngoài và cải thiện điều kiện thị trường lao động.
 

Top 10 nền kinh tế thế giới
 

Ý nghĩa các chỉ số GDP đối với nền kinh tế và cách đo lường

GDP là một thuật ngữ khá quen thuộc trong kinh tế, đây là từ viết tắt của Gross Domestic Product. Hiểu đơn giản thì GDP có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu thường được dùng để đo lường tổng giá trị thị trường của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ở một quốc gia vào thời điểm nhất định. Trong đó, GDP gồm nhiều loại, tuy nhiên hai loại chỉ số cơ bản thường dùng nhất đó là GDP danh nghĩa và GDP (PPP) bình quân đầu người.

GDP danh nghĩa (Nominal Gross Domestic Product): Đây là chỉ số được dùng để phản ánh tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số này sẽ cho bạn thấy được sự thay đổi giá do lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Cách tính GDP danh nghĩa như sau:

GDP = C + G + I + NX

Trong đó:

C là chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ của hộ gia đình.

G là chi tiêu của chính phủ cho y tế, giáo dục, an ninh, giao thông,....

I là chi tiêu của nhà đầu tư như nhà xưởng, trang thiết bị,....

NX là xuất khẩu ròng của nền kinh tế, được tính bằng xuất khẩu trừ cho nhập khẩu.

GDP (PPP) bình quân đầu người (Gross Domestic Product Purchasing Power Parity): GDP được hiểu là tổng giá trị của tất cả các sản phẩm, dịch vụ sản xuất trong một quốc gia tại một khoảng thời gian nhất định, còn PPP là sức mua tương đương của một loại tiền tệ. Vậy nên, GDP (PPP) được hiểu đơn giản là tỷ giá hối đoái giữa đơn vị tiền tệ hai nước và có công thức như sau:

S = P1 / P2

Trong đó:

- S là tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền.

- P1 là bán bán hàng hóa X ở trong nước.

- P2 là giá bán hàng hóa X ở nước ngoài.

Bên cạnh hai loại chỉ số trên còn có thêm GDP thực tế và GDP xanh. GDP thực tế dựa trên tổng sản phẩm, dịch vụ trong nước sau khi đã điều chỉnh theo tốc độ lạm phát. Hiểu đơn thì thì nếu GDP thực tế sẽ thấp hơn GDP danh nghĩa nếu lạm phát dương. Ngược lại, nếu GDP thực tế cao hơn GDP danh nghĩa thì có nghĩa là lạm phát âm. Còn GDP xanh có nghĩa là phần GDP còn lại sau khi đã khấu trừ chi phí phục hồi môi trường do quá trình sản xuất gây ra.

Trung Quốc có thể vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm nào?

Trong báo cáo kinh tế thường niên do Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR) đưa ra vào năm 2020 dự đoán Trung Quốc sẽ vượt qua Mỹ và trở thành cường quốc có nền kinh tế lớn mạnh nhất thế giới vào năm 2028. Tuy nhiên, đến năm 2021 thì dự đoán này lại muộn hơn hai năm, có nghĩa là Trung Quốc sẽ vượt mặt Mỹ về mặt kinh tế vào năm 2030. Mới đây nhất, theo báo cáo của Viện toàn cầu McKinsey, Trung Quốc đã trở thành quốc gia có giá trị tài sản ròng lớn nhất thế giới, vượt qua cả Mỹ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng tài sản ròng của Trung Quốc tăng lên là nhờ vào giá bất động sản và điều này sẽ không mang đến sự bền vững.
 

Top các nền kinh tế lớn nhất thế giới
 

Trên đây là những chia sẻ của Phương Nam 24h về danh sách các quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới hiện nay. Đây là một trong những điều được rất nhiều người, đặc biệt là những nhà kinh doanh quan tâm. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về tình hình kinh tế thế giới, từ đó có thể tìm ra cơ hội mới cho doanh nghiệp của mình. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.