Nền kinh tế Mỹ - 9 lý do làm nên sự hùng mạnh và sự thật ít ai biết

Mỹ là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và có khả năng chi phối trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng,.... Mặc dù cả thế giới mới phải đối mặt với đại dịch Covid-19 cũng như sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, cuộc tấn công khủng bố, thiên tai, scandal từ các tập đoàn tài chính,... nhưng dường như quốc gia này vẫn luôn duy trì được vị thế của một nền kinh tế vững mạnh. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc tại sao nền kinh tế Mỹ có được sự phát triển như ngày hôm nay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 9 lý do làm bên sự hùng mạnh và sự thật ít ai biết của đất nước này nhé.
 

Nền kinh tế Mỹ - 9 lý do làm nên sự hùng mạnh và sự thật ít ai biết
 

Nguyên nhân Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển rực rỡ như ngày nay

1. Kinh tế Mỹ đề cao tự do thị trường

Điểm số tự do kinh tế của Mỹ là 72,1 và trở thành đất nước có nền kinh tế tự do đứng thứ 25 trên thế giới vào năm 2022. Đồng thời, Mỹ cũng là nước xếp hạng thứ 3 trong tổng số 32 quốc gia ở châu Mỹ và có điểm tổng trung bình tự do kinh tế cao nhất ở khu vực cũng như trên thế giới.

Trước đại dịch Covid-19, nền kinh tế của Mỹ vốn vẫn đang tăng trưởng, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên đã giảm mạnh vào năm 2020 và đến năm 2021 thì có sự phục hồi trở lại. Cũng vì vậy mà xu hướng tự do thị trường kéo dài một thập kỷ bị gián đoạn trong thời gian ngắn vào năm 2019, tuy nhiên sau đó đã lại được tiếp tục. Điều này là do sự sụt giảm mạnh về điểm số sức khỏe tài chính, cụ thể là giảm 3,0 điểm kể từ năm 2017. Tự do kinh doanh và pháp quyền mạnh mẽ, tuy nhiên nền kinh tế cũng không tránh khỏi việc bị chi phối từ Chính phủ.
 

Nền kinh tế Mỹ
 

2. Nền kinh tế Mỹ tập trung vào các ngành dịch vụ

Mỹ là quốc gia công nghiệp hóa cao độ với mức năng suất lớn và công nghệ hiện đại. Đặc biệt, kinh tế Mỹ chủ yếu dựa vào các ngành dịch vụ. Thị trường dịch vụ chiếm hơn 3/4 GDP (77%) và sử dụng tới hơn 79,40% lực lượng lao động của cả nước. Trong đó, dịch vụ tài chính, bảo hiểm, bất động sản là những ngành có đóng góp to lớn vào GDP khi chiếm khoảng 18,2%. Các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế và hỗ trợ xã hội góp 8,2%, dịch vụ công công cộng chiếm khoảng 11% và các dịch vụ khác chiếm 5,7% GDP của cả nước.

Ngành công nghiệp của Mỹ cũng diễn ra sôi nổi, đóng góp hơn 18,2% GDP và chiếm 19,2% lực lượng lao động. Trong đó, ngành sản xuất đã tăng 1,8% trong năm 2019. Đồng thời, nông nghiệp của Mỹ cũng là một trong những ngành lớn nhất thế giới. Chỉ riêng California đã có thể đáp ứng 1/3 nhu cầu về rau củ, 2/3 nhu cầu trái cây và các loại hạt cho cả nước. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp vẫn chỉ chiếm 0,9% GDP và 1,4% lực lượng lao động của Mỹ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng là quốc gia áp dụng chuyển đổi số vào nền kinh tế, xã hội và chính quyền từ rất sớm, điều này cũng là bàn đạp thúc đẩy sự phát triển của Mỹ so với các nước trên thế giới.

3. Đầu tư nước ngoài

Theo CRS (Cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội) nhận định: “Mỹ là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào lớn nhất thế giới và cũng là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới”. Trung tâm nghiên cứu Quốc hội cũng đưa ra nhận định: “Các dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ dường như có tốc độ tăng nhanh hơn cả tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước Mỹ và cao hơn so với tốc độ đầu tư nước ngoài tại bất kỳ nơi nào khác trên thế giới là do hệ thống tài chính Mỹ đã phát triển ở trình độ cao và do tính ổn định của nền kinh tế”.

Vai trò của doanh nhân và nhà đầu tư nước ngoài cũng không nhỏ, họ đóng góp khoảng 10% tổng tài sản của Mỹ bao gồm: cổ phiếu Chính phủ, cổ phiếu công ty, trái phiếu. Đồng thời, còn có các nguồn vốn đầu tư vào công ty thiết bị và thị trường bất động sản Mỹ.
 

Kinh tế Mỹ
 

4. Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính quyền liên bang có vai trò tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển nền kinh tế Hoa Kỳ và nâng cao tỷ lệ lao động có việc làm, đặc biệt là duy trì được một mức giá chung ổn định và một gánh nặng thuế có thể quản lý được. Cục Dự trữ Liên bang, ngân hàng trung ương độc lập của Mỹ quản lý lượng cung tiền và cách sử dụng tín dụng (chính sách tiền tệ), trong khi Tổng thống và Quốc hội điều chỉnh chi tiêu ngân sách và chi tiêu thuế (chính sách tài khóa).

5. Các công ty vừa và nhỏ chiếm phần lớn nền kinh tế Mỹ

Chúng ta biết rằng các tập đoàn lớn nhất thế giới thường có trụ sở tại Mỹ và được chú ý nhiều hơn khi nói đến việc đào tạo nhân viên. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường tuyển dụng nhiều và kiên cường hơn khi gặp khó khăn. Có thể nói, không chỉ các doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp không những đang thúc đẩy nền kinh tế Hoa Kỳ mà họ còn nuôi dưỡng giấc mơ của đất nước này.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA), các doanh nghiệp vừa và nhỏ có từ 500 nhân viên trở xuống chiếm 99,9% trong tổng số doanh nghiệp tại Mỹ. Trong số các việc làm mới được tạo ra từ năm 1995 đến năm 2020, các doanh nghiệp này chiếm đến 62%, tương đương 12,7 triệu việc làm, còn các doanh nghiệp lớn chỉ là 7,9 triệu việc làm. Một báo cáo của SBA năm 2019 cũng cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 44% hoạt động kinh tế của Hoa Kỳ.

6. Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước Mỹ

Mỹ được xem là một đất nước có nền kinh tế hỗn hợp khi cả doanh nghiệp tư nhân và Chính phủ đều đóng những vai trò quan trọng. Trong đó, các doanh nghiệp tư nhân tạo ra phần lớn hàng hóa và dịch vụ, chiếm 2/3 tổng sản lượng kinh tế của quốc gia cho tiêu dùng cá nhân, 1/3 còn lại là đến từ Chính phủ.

Sự phân chia này một phần xuất phát từ niềm tin của người Mỹ về tự do cá nhân. Vậy nên, từ thời lập quốc họ đã lo sợ việc Chính phủ nắm quá nhiều quyền lực. Vì lẽ đó nên người dân luôn tìm cách hạn chế quyền uy của Chính phủ đối với cá nhân và cả trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, người Mỹ hầu hết đều cho rằng nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi tư nhân dường như hoạt động hiệu quả hơn so với nền kinh tế đặc trưng sở hữu bởi nhà nước.

Tuy vậy, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng doanh nghiệp tư nhân đôi khi cũng có những hạn chế. Một số dịch vụ do nhà nước đảm nhận sẽ mang đến kết quả tốt hơn, ví dụ như: các hoạt động về tư pháp, giáo dục, hệ thống đường giao thông, báo cáo thống kê xã hội và an ninh quốc phòng.

Bên cạnh đó, việc Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế cũng góp phần điều chỉnh tình huống về hệ thống giá cả. Hơn thế nữa là Chính phủ còn giải quyết những vấn đề nằm ngoài phạm vi của các lực lượng thị trường. Từ đó có thể thấy rằng, Chính phủ có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế nước Mỹ chủ yếu trên bốn lĩnh vực bao gồm: ổn định, điều tiết và kiểm soát, các dịch vụ trực tiếp và hỗ trợ trực tiếp.
 

Nguyên nhân Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển
 

7. Trữ lượng dầu mỏ khổng lồ

Một trong những nguyên nhân giúp Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển phải nói đến đó là nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 9 thế giới với 69 thùng, chiếm 4% sản lượng dầu toàn cầu mặc dù đang đứng đầu trong danh sách sản xuất dầu. Trong đó năm 2019, 69% tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đến từ các bang đó là: Texas, North Dakota, Oklahoma, New Mexico và Colorado.

8. Thu hút nhân tài giúp nền kinh tế Mỹ phát triển hàng đầu

Dù Mỹ là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú và giàu tiềm năng, nhưng ngay từ khi lập quốc Chính phủ đã nhận ra rằng không phải đất đai, tài nguyên thiên nhiên tạo nên sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ mà chính là từ những con người thông minh và quyết đoán.

Vậy nên, Mỹ đã có nhiều chính sách nhằm củng cố và phát triển nguồn lực quốc gia. Bên cạnh việc đầu tư cho giáo dục trong nước thì đất nước này cũng có những chính sách thu hút và trọng dụng người tài từ các quốc gia khác trên thế giới. Chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy trong danh sách những doanh nhân nổi tiếng thế giới thì phần lớn trong đó là người Mỹ.

9. Vị trí địa lý của Hoa Kỳ

Mỹ đứng thứ 3 trong danh sách các quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, khi nhắc đến sự ảnh hưởng của vị trí địa lý tác động đến sự hùng mạnh của nền kinh tế Mỹ thì không thể không nhắc đến lợi thế về kinh tế biển. Mỹ nằm tiếp giáp với hai đại dương lớn đó là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Nhờ đó, các hoạt động khai thác tài nguyên biển ở đây đều diễn ra rất thuận lợi.

Bên cạnh đó, Mỹ nằm ở trung tâm bán cầu Tây, tiếp giáp với Canada, Mỹ La Tinh, liên bang Nga nên rất thuận lợi cho việc giao thương giữa các nước trong khu vực. Đồng thời, dễ dàng thiết lập mối quan hệ với khu vực kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới bằng đường bộ cũng như đường thủy. Không những thế, vị trí địa lý của Mỹ còn tạo ra nguồn cung cấp tài nguyên dồi dào. Quay ngược lại quá khứ thì Mỹ được bao bọc bởi hai đại dương lớn nên còn tránh được sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh thế giới.
 

Nền kinh tế của Mỹ
 

Một số đặc điểm của nền kinh tế Mỹ có thể bạn chưa biết

1. Nền kinh tế các tiểu bang Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với kinh tế quốc gia

Mỹ là đất nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới và tạo ra sự chi phối rất lớn lên nhiều lĩnh vực. Hơn thế nữa, ngay cả kinh tế thuộc một tiểu bang của Mỹ còn lớn hơn nhiều so với nền kinh tế của một số quốc gia. Cụ thể, nền kinh tế của tiểu bang lớn nhất hợp chủng quốc Hoa Kỳ là California đã tạo ra sản lượng lên đến 3 nghìn tỷ USD vào năm 2019, nhiều hơn GDP của Ấn Độ năm 2018 là 2,9 nghìn tỷ USD. Mặc dù vậy, lực lượng lao động của Ấn Độ là 519 triệu người, trong khi đó California chỉ là 19,5 triệu người, thấp hơn 26 lần.

Hay một tiểu bang khác của Mỹ là Texas đã tạo ra 1,9 nghìn tỷ USD sản lượng kinh tế vào năm 2019, cao hơn một chút so với GDP của Brazil đạt được vào năm ngoái (1,85 nghìn tỷ USD). Hay New York đạt được GDP năm 2019 là 1,73 nghìn tỷ USD, cao hơn 0,03 nghìn tỷ USD so với toàn bộ nền kinh tế nước láng giềng Canada (1,70 nghìn tỷ USD) và hơn Hàn Quốc 1 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, một so sánh khác đó là bang Florida đạt 1,09 nghìn tỷ USD năm 2019, dù thấp hơn Indonesia (1,1 nghìn tỷ USD) nhưng lực lượng lao động mà tiểu bang sử dụng lại chưa bằng 8% so với lực lượng lao động của đất nước này.

Còn rất nhiều so sánh khác mà để chứng minh cho điều này. Nhìn chung, Mỹ sản xuất ra khoảng gần 25% GDP của thế giới vào năm 2019 khi tạo ra 87,2 nghìn tỷ USD chỉ với khoảng 4,3% dân số thế giới. Trong đó, bốn tiểu bang lớn của Mỹ là California, Texas, New York và Florida đều sản xuất ra hơn một nghìn tỷ USD sản lượng. Hơn hết, nếu đây là một quốc gia riêng biệt thì chắc chắn mỗi tiểu bang đều nằm trong top 20 những nền kinh tế lớn nhất thế giới.
 

Nền kinh tế Mỹ hiện nay
 

2. Thị trường chứng khoán của kinh tế Hoa Kỳ đứng đầu thế giới

Vào năm 2022, thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ chiếm gần 60% thị trường chứng khoán thế giới. Trong đó, sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) và NASDAQ là những sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Đặc biệt, từ vị trí thứ hai đã có tỷ lệ chênh lệch khá nhiều so với vị trí dẫn đầu là Mỹ. Cụ thể, quốc gia có thị trường chứng khoán nằm ở vị trí thứ hai đó là Nhật Bản với 6,2%, tiếp đến là Anh nằm ở vị trí thứ ba với 3,9% và vị trí thứ tư đang là Trung Quốc với 3,6%.

3. Đồng đô la Mỹ là loại tiền tệ dự trữ lớn nhất thế giới

Một lợi thế khác giúp kinh tế Hoa Kỳ hiện nay trở nên hùng mạnh đó là nhờ vào việc nắm giữ đồng đô la - loại tiền tệ được dùng làm tiền dự trữ lớn nhất thế giới. Trên thực tế, dự trữ USD trị giá 6,74T USD, tương đương 61,82% tổng số thế giới vào năm 2019.

4. Sự chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp

Tại Mỹ, có khoảng 52% hộ gia đình được xem là tầng lớp trung lưu và có 19% thuộc giới thượng lưu. Trong đó, thu nhập của hộ gia đình trong tầng lớp trung lưu là 78.442 USD năm 2016 và con số này ở tầng lớp thượng lưu là 187.872 USD. Cũng theo báo cáo từ Pew, khoảng cách giàu nghèo giữa các hộ gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu, trung lưu và tầng lớp thấp đã có sự giãn ra ở mức kỷ lục vào năm 2016. Cụ thể, trong khi năm 1970, khoảng cách thu thập của tầng lớp trung lưu cao gấp 6,3 lần so với tầng lớp thấp thì đến năm 2016 con số này đã lên đến 7,3 lần.

Nhận thấy được khoảng cách chênh lệch này trong xã hội, tỷ phú Ray Dalio từng mô tả đây chính là “tình trạng khẩn cấp quốc gia”. Vậy nên, ông đã kêu gọi Chính phủ đánh thuế cao hơn với người giàu để có thêm tiền đầu tư cho giáo dục và cơ sở hạ tầng. Lời kêu gọi này cũng được người đồng sáng lập Microsoft là Bill Gate ủng hộ.
 

Kinh tế Hoa Kỳ
 

5. Nếu California là một quốc gia, nó sẽ có GDP cao thứ 5 thế giới

Mỹ là quốc gia rộng lớn, có nền kinh tế lớn nhất thế giới và bao gồm 50 bang. Điều đặc biệt là một trong số các tiểu bang đó còn có nền kinh tế đủ lớn để so sánh với các nước khác, đặc biệt là California. Cụ thể, tổng sản lượng kinh tế mà mà California đạt được vào năm 2019 lên đến 2,9 tỷ USD. Với con số này thì nếu đại diện với tư cách là một quốc gia, California sẽ là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới, đứng trước Ấn Độ (2,81 nghìn tỷ USD), Anh (2,74 nghìn tỷ USD) và Pháp (2,71 nghìn tỷ USD). Bên cạnh đó, Texas và New York cũng là hai khu vực có kinh tế tăng trưởng và đủ khả năng để cạnh tranh trong bảng xếp hạng này.

6. Nợ công của Mỹ đang ở mức cao

Theo thông tin mới nhất, nợ công của Mỹ có thể sẽ tăng lên đến con số là 31.000 tỷ USD trong tháng 9/2022 này. Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đang là quốc gia có nợ công lớn nhất thất giới với 30.900 tỷ USD. Điều đó cũng có nghĩa là với dân số 333 triệu người của đất nước này thì mỗi người dân đang phải gánh số nợ là 92,709 USD, đóng thế gánh nợ là 245,191 USD. Con số này tương đương với tỷ lệ nợ công trên GDP đang đạt ở mức là 97,53%.

Tiếp đến, nước có tỷ lệ nợ công đứng hai hai sau Mỹ đó chính là Nhật Bản với tổng số nợ lên đến 15.231 tỷ USD. Những nước theo sau danh sách này là Italy có số nợ công là 3.864 tỷ USD, tiếp đến là Pháp với 3.675 tỷ USD, Anh đạt ở mức 3.384 tỷ USD.

7. Hoa Kỳ có rất nhiều chủ nợ, đứng đầu là Nhật Bản và Trung Quốc

Theo báo cáo được đưa ra mới nhất vào ngày 18/7 của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, Nhật Bản đang là chủ nợ nước ngoài hàng đầu của Mỹ với con số lên đến 1.212,1 tỷ USD. Trước đó, Trung Quốc là chủ nợ đứng đầu của Mỹ, tuy nhiên lượng trái phiếu này đã giảm xuống còn 980,8 tỷ USD vào tháng 5 và xuống 967,8 tỷ USD vào tháng 6/2022. Đồng thời, cho đến thời điểm này thì Việt Nam cũng đang nắm giữ 39,1 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và đứng thứ 31 trong tổng số 50 nền kinh tế “chủ nợ” lớn nhất của đất nước này.
 

Kinh tế nước Mỹ
 

8. Thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc đang giảm

Theo báo cáo của Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 7/6 cho thấy thâm hụt thương mại của nước này trong 4 tháng vừa qua đã giảm 20,6 tỷ USD, còn 87,1 tỷ USD. Con số này tương đương với 19,1%, nguyên nhân là do kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm 3,4% xuống còn 339,7 tỷ USD do ảnh hưởng từ các đợt phong tỏa nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan. Trong khi đó kim ngạch xuất khẩu tăng 3,5% lên 252,6 tỷ USD.

Thâm hụt thương mại của Mỹ và Trung Quốc đang ở mức giảm mạnh nhất trong 7 năm qua với con số 8,5 tỷ USD. Nhập khẩu hàng hóa của hai nước này cũng giảm 10,1 tỷ USD, đạt ở mức cao nhất từ năm 2015. Trước đó, báo cáo của Chính phủ Mỹ đã cho thấy mức độ tăng trưởng kinh tế nước này đã giảm 1,4% trong quý I năm 2022. Có thể nói, kể từ năm 2020 thì đây là lần sụt giảm tổng sản phẩm quốc nội đầu tiên của nước này.

9. Hoa Kỳ sở hữu những thương hiệu hàng đầu thế giới

Theo bảng xếp hạng top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới năm 2022 của Brand Finance, Apple - một trong những hãng điện thoại lớn nhất thế giới là thương hiệu có giá trị cao nhất với khoản định giá năm 2022 là 355,080 tỷ USD. Tiếp đến là Amazon với con số 350,273 tỷ USD, đúng ở vị trí thứ ba là Google với 263,425 tỷ USD. Góp mặt trong top 10 của danh sách này còn có những cái tên lớn khác như: Microsoft, Samsung, Facebook, ICBC, Huawei, Verizon. Chắc hẳn bạn cũng có thể nhận ra được, có đến 7 trong số 10 cái tên này đều đến từ Mỹ. Chính điều đó đã khẳng định được sự lớn mạnh cũng như sức ảnh hưởng của thương hiệu này trên toàn thế giới.
 

Sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ
 

10. Người Mỹ tiêu hết tiền vào việc gì?

Theo khảo sát của BLS (cục thống kê lao động Mỹ), các hộ gia đình trung bình kiếm được 84.352 USD/năm và chi tiêu 70.258 USD mỗi năm. Dựa trên dữ liệu, khoảng 5,854 USD một tháng được dùng cho các hóa đơn và các chi phí khác. Các khoản chi lớn nhất là nhà ở và giao thông, lần lượt chiếm 29% và 13% ngân sách trung bình và một số hạng mục khác, cụ thể:

- Chi phí hộ gia đình trung bình của người Mỹ trung bình sẽ dành khoảng 7% cho chăm sóc sức khỏe, 5% cho giải trí, 2% cho giáo dục, 10% cho các khoản đóng góp an sinh xã hội, bảo hiểm cá nhân và kế hoạch hưu trí. Bên cạnh đó còn các chi phí khác như tiền cấp dưỡng nuôi con, chăm sóc học sinh xa nhà, may mặc và đóng góp cho các tổ chức từ thiện.

- Chi phí nhà ở tổng thể tăng 3,5% so với năm 2020 với mức chi tiêu trung bình của một hộ gia đình là 21.409 USD một năm bao gồm tiền thuê nhà hoặc thế chấp, tiện ích, đồ dùng giặt, dọn dẹp,...

- Chi phí tiện ích trung bình chiếm khoảng 19% chi phí liên quan đến nhà ở và con số này tăng lên hàng năm, từ 3.737 USD vào năm 2013 lên 4.158 USD vào năm 2020. Trong đó, một số danh mục trong chi phí tiện ích bao gồm: 414 USD cho khí tự nhiên, 1.516 USD cho điện, 105 USD cho dầu và các nhiên liệu khác, 1.441 USD cho dịch vị điện thoại, 682 USD cho nước và các dịch vụ công cộng khác.

- Chi phí vận chuyển trung bình tại Mỹ cũng có sự thay đổi, đặc biệt là trong thời gian Covid-19 diễn ra. Đơn đặt hàng tại nhà và làm việc từ xa vào năm 2020 đã ảnh hưởng đến chi phí vận chuyển, với mức chi tiêu trung bình là 9.826 USD cho mỗi hộ gia đình. Ngược lại, chi phí của hộ gia đình cho việc mua phương tiện đi lại so với năm 2019 đã giảm khoảng 3% vào năm 2020.

- Gần 12% ngân sách Mỹ dành cho thực phẩm, trong đó khoảng 4.924 USD là cho thực phẩm ăn tại nhà và 2.375 USD được chi cho các bữa ăn xa nhà. Số liệu vào năm 2020 này đã có sự sụt giảm khoảng 33% so với năm 2019 cho phần chi phí thực phẩm ăn uống bên ngoài. Tỷ lệ phần trăm ngân sách thực phẩm ăn tại nhà như sau: 13% cho ngũ cốc và các sản phẩm bánh, 10% cho các sản phẩm từ sữa, 20% cho trái cây và rau củ, 22% cho thịt, gia cầm, cá và trứng, 36% cho các thực phẩm khác.

- Chi phí giáo dục tại Mỹ cũng chiếm một phần lớn chi tiêu. Trong đó, học phí cho các trường tiểu học và trung học công lập được tài trợ thông qua tiền đóng thuế, trong khi các bậc cha mẹ cho con cái học tư thục phải trả trung bình 8.700 đô la một năm cho cấp học phổ thông và 14.500 đô la cho trường trung học. Các gia đình giúp con cái trả tiền học đại học có thể phải đối mặt với những hóa đơn kếch xù, mặc dù học phí tại một trường công lập có thể giúp giảm chi phí. Học phí trung bình cho một sinh viên sống trong khuôn viên trường là 25.834 USD tại một trường đại học trong tiểu bang bốn năm và 53.949 USD tại một cơ sở tư nhân.

Bên cạnh đó, người dân Mỹ còn sử dụng tiền của mình cho các khoản chi phí khác, ví dụ như chi phí chăm sóc sức khỏe là 5.177 USD, đóng góp an sinh xã hội là 6.760 USD, tiền tiết kiệm là 13.615 USD,....

Vậy chính xác thì người Mỹ tiêu hết tiền vào việc gì? Trung bình, Chính phủ có một khoản thu nhập khá lớn (11.394 USD), nhưng không nhiều bằng chi phí nhà ở trung bình (20.091 USD). Người Mỹ cũng chi một khoản lớn cho bảo hiểm và lương hưu (6.831 USD) và tương đối ít cho tiết kiệm (6.017 USD).
 

Kinh tế Hoa Kỳ hiện nay
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về nguyên nhân Hoa Kỳ có nền kinh tế phát triển cũng như một số điều thú vị về đất nước này. Có thể nói, một phần lớn tạo nên sự thành công trong nền kinh tế Mỹ đó chính là dựa vào tiềm lực vốn sẵn có cùng những chính sách đúng đắn của Chính phủ nhằm phát triển kinh tế. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã có thêm những thông tin thú vị này và cùng đón chờ xem Mỹ sẽ có những thay đổi gì trong thời gian sắp tới nhé.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Marketing 5.0 là gì? Khám phá sự trỗi dậy của marketing 5.0

Với sự bùng nổ của công nghệ, marketing 5.0 đã nổi lên như một cách tiếp cận mạnh mẽ để đáp ứng, làm hài lòng người tiêu dùng hiện đại.  
Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu bán hàng chi tiết

Doanh thu là gì? Tìm hiểu cách tính doanh thu bán hàng chi tiết sẽ giúp bạn dễ dàng đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.  
Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là gì? 7 tuyệt chiêu thúc đẩy doanh số bán hàng

Doanh số là thước đo quan trọng cho hoạt động kinh doanh và có tác động đáng kể đến chiến lược dài hạn của mọi doanh nghiệp.
Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand là gì? Bí quyết kinh doanh đồ local brand lãi cao

Local brand đang trở thành một cơn sốt mạnh mẽ được giới trẻ săn đón với mong muốn thể hiện cá tính và theo đuổi phong cách riêng.  
Kinh doanh gì ở Sài Gòn? Bật mí 13 ý tưởng đầy tiềm năng

Kinh doanh gì ở Sài Gòn? Bật mí 13 ý tưởng đầy tiềm năng

Bất kể bạn có ý định kinh doanh gì ở Sài Gòn thì đây vẫn là một môi trường rất thích hợp cho những ai muốn khởi nghiệp làm giàu.  
Mã SKU là gì? Ý nghĩa và cách tạo mã SKU sản phẩm dễ hiểu

Mã SKU là gì? Ý nghĩa và cách tạo mã SKU sản phẩm dễ hiểu

Bằng cách đặt mã SKU phù hợp, bạn sẽ dễ dàng định danh, tìm kiếm và quản lý sản phẩm trong kho, từ đó tối ưu hóa quy trình bán hàng.