Đầu tư tài chính là gì? Các rủi ro thường gặp khi đầu tư tài chính

Đầu tư tài chính hiện nay là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc đối với các doanh nghiệp cũng như các cá nhân có mong muốn làm giàu. Đầu tư tài chính giúp cho các công ty, doanh nghiệp có cơ hội phát triển lớn mạnh hơn. Đối với các cá nhân, đầu tư tài chính giúp gia tăng giá trị tài sản một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy đầu tư tài chính là gì? Hãy cùng tìm hiểu về khái niệm cũng như các loại rủi ro trong đầu tư tài chính.
 

Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính là hoạt động dùng tiền vốn để đầu tư, thu mua các công cụ tài chính như: chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu kho bạc,...nhằm mục đích thu lời khi bán ra. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính còn là hoạt động bỏ vốn vào các doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn liên doanh hoặc mua cổ phần với tư cách là một thành viên tham gia quản lý và điều hành công ty liên doanh, công ty cổ phần nhằm chia sẻ lợi ích cũng như trách nhiệm với các doanh nghiệp. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ nhắm vào mục đích mua và bán chứ ít khi có ý định làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào.
 

Đầu tư tài chính là gì?
 

Căn cứ vào mục đích và thời hạn, đầu tư tài chính được chia làm hai loại: đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Đầu tư tài chính ngắn hạn là hình thức đầu tư vào các loại cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… hoặc góp vốn liên doanh bằng tiền, hiện vật với thời gian thu hồi vốn dưới 1 năm. Đầu tư ngắn hạn sẽ giúp nhà đầu tư thu hồi vốn, luân chuyển dòng tiền và có được lợi nhuận một cách nhanh chóng. Đầu tư tài chính dài hạn là hình thức bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được những lợi ích lâu dài trong tương lai.

Rủi ro tài chính là gì?

Rủi ro tài chính là trường hợp không lấy lại số tiền đầu tư ban đầu bởi vì giá trị công cụ tài chính đã thu mua đi xuống. Nói theo một cách khác, rủi ro tài chính là khi bạn mất đi một phần hoặc hoàn toàn số tiền vốn mình đã bỏ ra để đầu tư.
 

Đầu tư tài chính là gì?
 

Các loại rủi ro thường gặp trong đầu tư tài chính

Trong đầu tư tài chính, có 4 loại rủi ro thường gặp đó là rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường và rủi ro thanh khoản. Các loại rủi ro này thường biến động theo nền kinh tế. Chẳng hạn như trong một cuộc khủng hoảng hay suy thoái, rủi ro tín dụng và thị trường là rất cao hoặc một quốc gia muốn thao túng lãi suất để phục hồi nền kinh tế đã suy thoái trước đó thì rủi ro lãi suất sẽ xuất hiện.

Rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng xuất hiện khi tiềm lực tài chính công ty bị suy giảm, các khoản đầu tư mất đi giá trị dẫn đến rủi ro vỡ nợ. Lúc này sự suy yếu về tài chính làm cho công ty không còn đủ khả năng thanh toán lãi suất cho cổ đông dẫn đến vỡ nợ và sụp đổ.

Rủi ro lãi suất

Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất chính là điều kiện kinh tế. Khi Chính phủ xác định nền kinh tế chạm mức lạm phát, các chính sách tiền tệ sẽ được thiết lập một cách chặt chẽ. Lúc này việc loại bỏ đồng tiền ra khỏi hệ thống và tăng lãi suất sẽ được áp dụng. Lãi suất cao làm cho giá trị thị trường của công cụ tài chính giảm đi.

Rủi ro thị trường

Rủi ro thị trường xảy ra khi có những thay đổi trong nền kinh tế. Báo cáo thu nhập của các công ty sẽ ảnh hưởng đến giá trị của các khoản đầu tư. Nếu bạn sở hữu cổ phiếu ngắn hạn hoặc dài hạn sẽ rất dễ mắc phải rủi ro thị trường.

Rủi ro thanh khoản

Bạn sẽ dễ gặp phải rủi ro thanh khoản nếu thực hiện việc mua bán cổ phiếu không giao dịch với các cá nhân khác; phát hành cổ phiếu giao dịch công khai, không được giao dịch hàng ngày và ít người quan tâm đến; công ty bạn đầu tư vào bị đồn đại là đang trên bờ vực phá sản làm ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu,...Như vậy rủi ro thanh khoản phụ thuộc vào giá trị cổ phiếu và khả năng giao dịch cổ phiếu.

Trên đây là một số những thông tin liên quan đến đầu tư tài chínhPhương Nam 24h muốn chia sẻ đến các bạn. Hi vọng sau khi tham khảo xong bài viết, bạn đã nắm được khái niệm đầu tư tài chính là gì và các loại rủi ro thường gặp khi đầu tư tài chính để từ đó lựa chọn được cho mình một hướng đi đúng đắn, một phương pháp đầu tư hiệu quả và an toàn trong tương lai.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.