Hiện nay, có không ít cá nhân, doanh nghiệp vay mượn tiền, mua nợ hàng hóa,...trong thời gian dài mà không có ý định trả hoặc không có khả năng trả gây ra nhiều thiệt hại cho chủ nợ. Để đảm bảo quyền lợi cho mình, người chủ nợ có thể khởi kiện, nhờ Pháp luật can thiệp để lấy lại khoản nợ khó đòi này. Tuy nhiên, khoản nợ đó phải thỏa mãn các điều kiện để khởi kiện và người chủ nợ phải chuẩn bị những thủ tục cần thiết. Trong bài này, hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu xem điều kiện và thủ tục khởi kiện nợ khó đòi là gì?
Điều kiện khởi kiện nợ khó đòi
Khi gặp phải một khoản nợ khó đòi, các cá nhân, doanh nghiệp phải dùng rất nhiều biện pháp để xử lý, chẳng hạn như: gửi mail đòi nợ, đàm phán,...và phương án cuối cùng là khởi kiện. Tuy nhiên, không phải bất cứ khoản nợ khó đòi nào cũng có thể khởi kiện mà phải thỏa mãn 2 điều kiện dưới đây:
1. Còn trong thời hiệu khởi kiện
Theo quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện đòi lại nợ là 02 năm kể từ ngày các cá nhân, tổ chức biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, đối với các trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc khách quan thì thời hiệu khởi kiện có thể kéo dài hơn. Đối với các trường hợp quá thời hiệu, Tòa án sẽ trả hồ sơ hoặc xem xét giải quyết dựa trên đơn giải trình lý do khởi kiện quá hạn của người khởi kiện.
2. Nộp hồ sơ đúng thẩm quyền của Tòa án
Nếu việc khởi kiện phải ủy thác đến cơ quan ở nước ngoài, đương sự hoặc tài sản tranh chấp (nếu có) ở nước ngoài thì người khởi kiện sẽ đệ đơn lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh (nơi bị đơn cư trú). Trường hợp đương sự ở tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi bị đơn cư trú) sẽ có nhiệm vụ giải quyết.
Các thủ tục khởi kiện nợ khó đòi
Nếu một khoản nợ khó đòi thỏa mãn hai điều kiện trên, chủ nợ cần phải chuẩn bị những thủ tục cần thiết để khởi kiện và trình lên Tòa án thụ lý giải quyết yêu cầu. Những thủ tục để khởi kiện nợ khó đòi cụ thể như sau:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu).
- Giấy tờ vay nợ, các tài liệu liên quan,….
- Giấy tờ chứng minh khoản nợ vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện (nếu có).
- Giấy xác nhận của cơ quan Nhà nước về địa chỉ cư trú, nơi làm việc của bị đơn.
- Giấy tờ liên quan của người đệ đơn: Đối với cá nhân thì cần có giấy chứng minh nhân dân và hộ khẩu (công chứng); Đối với pháp nhân thì cần có quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp,…(công chứng).
Trên đây là điều kiện và thủ tục khởi kiện nợ khó đòi mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết mình cần làm gì khi không thể thu hồi các khoản nợ khó đòi mặc dù đã áp dụng rất nhiều biện pháp từ đó chuẩn bị thật tốt để dành lại quyền lợi cho cá nhân, doanh nghiệp mình.
Tham khảo thêm: Những cách thu hồi nợ khó đòi hiệu quả