Hợp nhất kinh doanh là gì? Các hình thức hợp nhất trong kinh doanh

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động. Để có thể phát triển, các công ty, doanh nghiệp đưa ra nhiều chiến lược khác nhau và trong đó có hợp nhất kinh doanh. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu xem hợp nhất kinh doanh là gì và các hình thức hợp nhất trong kinh doanh nào đang phổ biến hiện nay.

Hợp nhất kinh doanh là gì? Các hình thức hợp nhất trong kinh doanh

Hợp nhất kinh doanh là gì?

Hợp nhất kinh doanh là một giao dịch giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau. Trong đó, một bên sẽ là doanh nghiệp thực hiện hoạt động mua, thâu tóm quyền kiểm soát của bên còn lại (là một hoặc nhiều doanh nghiệp khác).

Theo quyết định số 100/2005/QĐ-BTC của Bộ tài chính thì hợp nhất kinh doanh là việc kết hợp các doanh nghiệp khác nhau, có hoạt động kinh doanh riêng biệt để tạo thành một đơn vị báo cáo. Sau khi hợp nhất kinh doanh, doanh nghiệp bên mua sẽ nắm được quyền kiểm soát các hoạt động kinh doanh của một hoặc nhiều doanh nghiệp bị mua tại ngày mua. Trước khi tiến hành hợp nhất kinh doanh, bên doanh nghiệp mua cần phải công nhận, đánh giá toàn bộ tài sản được mua, nợ phải trả và cổ đông không nắm quyền kiểm soát của bên bị mua đồng thời ghi nhận, tính toán lợi thế thương mại hoặc lợi nhuận mua hàng.
 

Hợp nhất kinh doanh là gì? Các hình thức hợp nhất trong kinh doanh
 

Các hình thức hợp nhất trong kinh doanh

Hợp nhất trong kinh doanh thường được thực hiện bằng phương pháp mua qua việc thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương tiền, phát hành công cụ vốn hoặc chuyển giao tài sản kết hợp với nhiều hình thức như sau:

- Mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác.

- Mua lại tất cả tài sản thuần của một doanh nghiệp khác đồng thời gánh chịu các khoản nợ của doanh nghiệp đó.

- Mua lại một số tài sản thuần của một doanh nghiệp khác sau đó hình thành nên một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh.

Sau khi hợp nhất kinh doanh, có thể sẽ có một doanh nghiệp mới được thành lập để kiểm soát các doanh nghiệp tham gia hợp nhất hoặc kiểm soát các tài sản thuần đã được chuyển giao. Bên cạnh đó, hợp nhất kinh doanh còn dẫn đến quan hệ công ty mẹ con. Trong đó, bên mua sẽ là công ty mẹ và bên bị mua sẽ là công ty con.

Trên đây là một số thông tin về hợp nhất kinh doanh và các hình thức hợp nhất kinh doanh mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm thông tin về các phương pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.