Mở phòng tập gym cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ gì?

Hiện nay, với xu hướng chú trọng đến sức khỏe, nâng cao thể lực, mọi người hầu như đều rất quan tâm đến việc tập thể dục hàng ngày. Để đáp ứng được nhu cầu này, phòng tập gym chính là một địa điểm lý tưởng. Nơi đây có đầy đủ các trang thiết bị cần thiết và những huấn luyện viên chuyên nghiệp. Chính vì vậy, số lượng học viên đăng ký tại đây mỗi lúc ngày một tăng lên. Điều này đã làm cho việc kinh doanh phòng gym trở nên phổ biến. Vậy, muốn mở phòng tập gym cần chuẩn bị thủ tục giấy tờ gì? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu về những giấy tờ, thủ tục cần thiết để mô hình kinh doanh này được phép đi vào hoạt động nhé.
 

Mở phòng tập gym cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
 

1. Chứng chỉ

Mở phòng gym cần giấy tờ gì? Trước tiên, để có được giấy phép mở phòng tập gym thì chủ phòng tập, cũng là người đại diện Pháp lý cần phải có những loại giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận chuyên môn do Liên đoàn thể thao quốc gia, Liên đoàn thể thao quốc tế, Liên đoàn cử tạ hoặc Liên đoàn thể hình Việt Nam cấp.

- Chứng nhận đào tạo chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch thành phố trực thuộc Trung Ương.

- Bằng tốt nghiệp đại học thể dục thể thao theo chuyên môn ngành nghề.

Ngoài các loại giấy tờ trên, những giấy tờ và bằng cấp khác sẽ không có hiệu lực thay thế. 

2. Giấy đăng ký thành lập kinh doanh

Giấy đăng ký thành lập kinh doanh được xem như một tờ “giấy khai sinh” để mở ra hoạt động kinh doanh cho cá nhân hoặc doanh nghiệp. Nội dung trong giấy đăng ký thành lập sẽ bao gồm những thông tin tiền đề đầu tiên và quan trọng như tên, địa chỉ, vốn điều lệ. Ngoài ra, nó còn có ngành nghề kinh doanh, mã số thuế, đại diện pháp lý,...Tất cả những thông tin này đều đã được quy định đầy đủ và rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp theo điều 68/2014/QH13. Cơ quan pháp lý sẽ dựa trên giấy tờ này để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động của doanh nghiệp cũng được thực hiện công khai dưới sự bảo trợ theo quy định của Pháp luật. Hai mô hình đăng ký kinh doanh phòng tập gym bạn có thể lựa chọn đó là theo dạng hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.

Đăng ký dưới dạng hộ kinh doanh

Đối với việc mở phòng tập gym dưới dạng hộ kinh doanh, bạn có thể đăng ký thành lập trực tiếp tại UBND quận, huyện hoặc tỉnh nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Ở dạng này, bạn sẽ không được đặt tên có chứa từ “công ty” hoặc “doanh nghiệp” và không được mở chi nhánh tại vị trí khác. Ngoài số, số lượng lao động được phép sử dụng trong mô hình đăng ký kinh doanh này tối đa là 9 người. Do đó, nếu muốn mở chuỗi phòng tập, bạn nên cân nhắc đến việc đăng ký dưới dạng doanh nghiệp.

Mở phòng gym cần giấy tờ gì?

Thủ tục mở phòng gym dưới dạng hộ kinh doanh bao gồm: 

- Bản kê khai thông tin: Tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD, email,...

- Ngành nghề kinh doanh.

- Vốn điều lệ.

- Số lượng lao động.

- Kê khai tài sản.

- Thông tin về các thành viên cùng thành lập: tên, địa chỉ, số điện thoại, CMND/CCCD, chữ ký.

Đăng ký dưới dạng doanh nghiệp

Ngoài việc mở phòng tập gym dưới dạng cá thể, bạn cũng có thể đăng ký dưới dạng doanh nghiệp. Các hình thức đăng ký thành lập bao gồm: Công ty cổ phần, công ty tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên.
 

Giấy phép mở phòng gym

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cho phòng tập gym bao gồm:

- Đơn đề nghị.

- Điều lệ doanh nghiệp.

- Danh sách cổ đông, thanh viên.

- Bản sao CCCD / hộ chiếu của cổ đông, thanh viên.

- Các loại giấy tờ khác.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ trên, bạn cần nộp tại Sở kế hoạch Đầu tư nơi thực hiện hoạt động kinh doanh. Khi đã có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì trong vòng 30 ngày, bạn phải công bố thông tin trên Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nếu chậm trễ hoặc kê khai thông tin sai, bạn có thể bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp, bạn cần tiếp tục xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Một mẹo nhỏ bạn có thể thực hiện đó là khi đăng ký mở phòng tập gym, có thể đăng ký thêm dịch vụ cung cấp nước giải khát, quần áo tập gym, thực phẩm chức năng. Điều này sẽ giúp cho việc mở rộng kinh doanh sau này tránh được những thủ tục phức tạp. 

3. Giấy phép về phòng cháy chữa cháy

Chứng chỉ PCCC cũng là loại giấy tờ không thể thiếu trong số các giấy phép mở phòng gym. Chứng chỉ này do cơ quan công an quận, huyện, tỉnh hoặc thành phố nơi thực hiện hoạt động kinh doanh cấp. Khi có giấy phép PCCC, phòng tập mới được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đi vào hoạt động
 

Giấy phép mở phòng tập gym
 

Tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh mà chi phí xin cấp giấy phép PCCC sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì chi phí này khá cao. Nhưng nó sẽ đảm bảo được những vấn đề về an toàn cho học viên và cho phòng tập. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và các thiết bị, nội quy và quy định về PCCC để được cấp giấy phép kinh doanh.

4. Chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Nếu như nói giấy đăng ký thành lập giống như “giấy khai sinh” thì giấy chứng nhận kinh doanh giống như “giấy thông hành” để bạn hoạt động trên thị trường. Nó sẽ giúp doanh nghiệp bước vào ngành nghề kinh doanh một cách thuận lợi dưới sự bảo hộ của Pháp luật. 

Giấy phép kinh doanh sẽ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện cấp phép. Loại giấy phép này sẽ có thời hạn nhất định. Khi hết hạn, bạn có thể chủ động xin cấp lại. Nếu xảy ra sai phạm trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc ngừng hoạt động, nhà nước có thể thực hiện thu hồi lại giấy phép. Theo quy định tại Nghị định 106/2016/NĐ-CP, để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, phòng tập gym phải có thiết kế đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện pháp lý.

- Điều kiện về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị.

- Điều kiện về chuyên môn nhân viên.

- Điều kiện về PCCC, môi trường, y tế.

Bạn có thể đến Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh để xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh tại phòng tập gym.

Trên đây là những thủ tục mở phòng gym cần thiết và bắt buộc phải có. Việc hiểu rõ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục sẽ giúp cho bạn gặp nhiều thuận lợi và có thể nhanh chóng đưa mô hình kinh doanh hoạt động trên thị trường. Hi vọng với những chia sẻ ở trên của chúng tôi đã phần nào giúp cho bạn có được những định hướng cụ thể hơn trước khi bắt đầu mở phòng tập gym.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.