Phạt góc là gì? Khi nào được đá phạt góc?

Ở mỗi trận bóng đá, chắc hẳn khán giả sẽ thấy trọng tài thổi phạt rất nhiều tình huống, trong đó có phạt góc. Cũng giống như các hình thức đá phạt khác, phạt góc là cơ hội để đội được hưởng tạo ra pha tấn công ghi bàn. Đây đồng thời cũng là tình huống nguy hiểm với đội đối phương. Vậy phạt góc là gì và khi nào được đá phạt góc? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn về những vấn đề này.
 

Phạt góc là gì? Khi nào được đá phạt góc?
 

Phạt góc là gì? Khi nào xảy ra đá phạt góc?

Phạt góc là tình huống thường xảy ra trong một trận đấu bóng đá và được coi là một hình thức bắt đầu lại trận bóng tại góc giao của đường biên dọc và đường biên ngang. Phạt góc được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1867 tại Sheffield (Anh) và chính thức được thông qua bởi Liên đoàn bóng đá Anh năm 1872.
 

Sút phạt góc là gì?
 

Để có thể xác định các tình huống bóng, trong một trận thi đấu bóng đá cần có những trọng tài, đảm nhận vị trí, vai trò và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó, trọng tài biên là người sẽ trực tiếp bắt các lỗi dẫn đến tình huống đá phạt góc. Quả sút phạt góc sẽ xảy ra khi thỏa mãn các điều kiện:

- Bóng đã vượt ra khỏi đường biên ngang của đội phòng thủ (kể cả dưới đất hoặc trên không), ngoại trừ khu vực khung thành.

- Người chạm bóng cuối cùng là cầu thủ của đội phòng thủ (kể cả thủ môn).

Lúc này, trọng tài biên sẽ sử dụng lá cờ chỉ vào cung đá phạt góc ở phía sân của mình để thông báo tình huống sút phạt. Tuy vậy, phần sân thực hiện cú sút phạt chỉ được xác định khi trọng tài chỉ vào cung đá phạt góc liên quan.

Luật sút phạt góc trong môn bóng đá

Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã đưa ra những quy định về luật phạt góc trong bóng đá, được áp dụng ở tất cả các trận đấu chính thức cụ thể như sau:

- Bóng được đặt ở trong cung đá phạt tại điểm gần cột cờ góc nhất.

- Khi thực hiện cú sút phạt, không được di chuyển cột cờ góc.

- Cầu thủ đội tấn công là người thực hiện quả đá phạt góc, kể cả thủ môn.

- Cầu thủ đội phòng ngự phải đứng cách bóng tối thiểu 9,15 m cho đến khi bóng vào cuộc.

- Ngay khi quả bóng được sút đi thì sẽ được tính là đã vào cuộc.

- Cầu thủ đá phạt góc không được chạm bóng lần hai sau khi đá đi nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác.
 

Luật sút phạt góc trong bóng đá
 

Các kỹ thuật đá phạt góc

Trên thực tế, quả đá phạt góc là một cơ hội ghi bàn rất tốt cho đội tấn công và là một tình huống vô cùng nguy hiểm với đội phòng ngự. Trong lịch sử bóng đá thế giới, đã có không ít các quả đá phạt góc vô cùng hiểm hóc, khiến thủ môn cũng như các cầu thủ phòng ngự “trở tay không kịp”. Để thực hiện một quả đá phạt góc thành công thì đòi hỏi đồng đội phải hiểu ý nhau để dễ dàng phối hợp. Bên cạnh đó, kỹ thuật đá phạt góc cũng là yếu tố rất quan trọng.
 

Kỹ thuật đá phạt góc
 

Khi đá phạt góc, cầu thủ thường thực hiện chuyền ngắn, chuyền dài hoặc đá trực tiếp vào khung thành. Mỗi một chiến thuật đá đòi hỏi các cầu thủ phải có kỹ năng nhất định.

- Chuyền ngắn: Hình thức đá phạt góc này được áp dụng khi các cầu thủ trong đội không có khả năng đánh đầu tốt, không thực hiện được đường chuyền dài chuẩn xác hoặc ngược gió, tất cả cầu thủ phòng ngự đều tập trung trước khung thành,….Kỹ thuật đá này được thực hiện bằng cách phối hợp chuyền ngắn giữa 2, 3 cầu thủ tấn công để dẫn bóng từ biên vào trung lộ hoặc dẫn bóng vào sát biên ngang rồi ngoặt lại vào trung lộ.

- Chuyền dài: Để thực hiện quả chuyền dài thành công thì đòi hỏi cầu thủ phải có kỹ thuật đá tốt, đồng đội phải có khả năng tranh cướp bóng trên không và biết cách lựa chọn thời cơ thực hiện cú sút phù hợp. Trong đá chuyền dài, điểm rơi của bóng thường là gần hai cột dọc hoặc ở giữa chấm phạt đền và đường cầu môn. Đây cũng là cách phạt góc thông dụng nhất.

- Đá trực tiếp vào khung thành: Để áp dụng cách đá này, cầu thủ sút phạt phải là người có kỹ thuật tốt. Đồng thời, đồng đội phải triển khai đội hình tiếp ứng đánh thọc sườn để kịp phối hợp nếu bóng không vào lưới và phân tán sự chú ý của đối phương.

Trên đây là một số thông tin về sút phạt góc trong bóng đá mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã có thêm thông tin về kỹ thuật cũng như luật sút phạt góc trong bóng đá. Bên cạnh đó sẽ giúp bạn rõ hơn về các tình huống sút phạt góc theo quy định của FIFA khi theo dõi một trận đấu bóng đá.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.