Top 10 loài rắn độc nhất trên thế giới hiện nay

Trên thế giới hiện nay có khoảng 3.400 loài rắn khác nhau và trong số đó có khoảng 600 loài có độc. Độc tính của các loài rắn này có sự thay đổi về độ mạnh yếu cũng như khả năng hoạt động, mức độ ảnh hưởng đến cơ thể nạn nhân. Vậy bạn có biết 10 loài rắn độc nhất thế giới hiện nay gồm những loài nào và chúng phân bố ở đâu?
 

Top 10 loài rắn độc nhất trên thế giới hiện nay
 

Có rất nhiều cách để xếp hạng các loài rắn độc, từ hoạt tính nọc độc mà chúng sở hữu (khả năng gây tử vong cho con người) đến sản lượng chất độc tiêm vào người nạn nhân trong mỗi lần cắn. Ở đây, chúng tôi xin đưa ra chỉ số liều gây chết trung bình để các bạn tham khảo.

Liều gây chết trung bình (viết tắt LD50, LC50 hay LCt50) của một chất độc, chất phóng xạ hay tác nhân gây bệnh là số liều lượng cần thiết để giết chết nửa số cá thể thí nghiệm trong một khoảng thời gian cho trước. Chỉ số LD50 được xác định bằng đơn vị mg/kg - khối lượng chất độc cần thiết tính theo miligram để giết chết mẫu vật nặng 1 kilôgram.

Có khá nhiều phương pháp đo chỉ số LD50 được sử dụng tùy thuộc vào đặc điểm lây lan của chất độc (ví dụ như hít đối với khí độc, uống đối với chất độc hay chiếu xạ đối với chất phóng xạ). Trong bài viết, chỉ số này được đo bằng cách tiêm nọc độc của loài rắn cần xếp hạng vào dưới da mẫu vật (chuột). Đây được xem là phương pháp đo mô phỏng giống nhất với vết cắn thực tế của rắn.

10. Rắn hổ mang Trung Á - 0,18mg/kg

Rắn hổ mang Trung Á là một thành viên đồng thời cũng là loài độc nhất trong chi rắn hổ mang. Loài rắn này tìm thấy chủ yếu ở Trung Á và được mô tả khoa học lần đầu tiên vào năm 1831. Rắn hổ mang Trung Á có độ dài trung bình khoảng 1m, cá biệt có thể đạt tới 1,5m, đầu hình elip, mõm ngắn, tròn và lỗ mũi lớn. Rắn hổ mang Trung Á khá hung hăng và xấu tính. Mặc dù cố gắng tránh xa con người nhưng chúng cũng sẽ trở nên cực kỳ hung dữ khi bị đe dọa hoặc bị dồn vào chân tường. Khi bị kích động hoặc khiêu khích, rắn hổ mang Trung Á cũng như nhiều loài rắn hổ mang khác sẽ nâng cao 1/3 cơ thể, bạnh mang, rít lên, lắc lư từ bên này sang bên kia và tấn công liên tục. Nọc độc thô của chúng có chỉ số LD50 khoảng 0,18mg/kg với sản lượng nọc tối đa có thể đạt tới 590mg - đủ để gây ra cái chết cho 42 người trưởng thành.
 

Rắn có nọc độc nhất thế giới
 

9. Rắn hổ bướm - 0,162mg/kg

Rắn hổ bướm (rắn Russell) là một thành viên trong họ rắn lục được tìm thấy nhiều ở Ấn Độ, phần lớn Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc và Đài Loan. Loài rắn này được xếp vào nhóm Big Four - nhóm gồm 4 loài rắn gây ra nhiều trường hợp tấn công và tử vong nhất ở Nam Á (mà chủ yếu là ở Ấn Độ). Rắn hổ bướm có phạm vi sinh sống khá rộng, không ngại con người và có khả năng trở nên rất hung hăng - đặc điểm khiến nó và 3 loài rắn khác được xếp vào nhóm trên. Khi bị đe dọa, chúng sẽ cuộn lại thành hình chữ S, nhấc một phần 3 cơ thể và tạo ra một tiếng rít cực lớn, lớn hơn bất cứ loài rắn nào khác. Cú tấn công có thể là một nhát cắn chớp nhoáng hoặc ghim chặt vào cơ thể nạn nhân trong nhiều giây. Chỉ số LD50 của rắn hổ bướm là 0,162mg/kg với sản lượng nọc độc tối đa 268mg. Tức là chúng có thể phóng ra một lượng nọc độc đủ để giết 22 người trưởng thành chỉ với một nhát cắn.
 

Những loài rắn độc nhất hành tinh
 

8. Rắn vảy cưa - 0,151mg/kg

Xếp thứ 8 trong danh sách 10 loài rắn độc nhất trên thế giới  là rắn vảy cưa (Echis carinatus), một loài rắn lục được tìm thấy chủ yếu ở vùng Trung Đông và Trung Á. Đây là loài nhỏ nhất trong nhóm Big Four và đồng thời nó cũng sở hữu những đặc điểm hành vi tương tự như rắn hổ bướm, thậm chí còn hung dữ hơn nhiều. Tư thế cuộn lại hình số 8 đặc trưng trước khi tấn công của loài rắn này cho phép nó phóng ra một nhát cắn cực kỳ nhanh chóng, tiêm vào cơ thể nạn nhân sản lượng nọc độc tối đa 72mg, đủ để gây ra cái chết cho 6 người.
 

Những con rắn độc kinh khủng nhất thế giới
 

7. Rắn Taipan ven biển - 0,106mg/kg

Rắn Taipan ven biển là loài rắn lớn thuộc họ rắn hổ, được tìm thấy chủ yếu ở các vùng ven biển phía Bắc và phía Đông Úc hay trên đảo New Guinea. Loài rắn này có môi trường sinh sống khá rộng lớn, phân bố trên nhiều kiểu địa hình, khí hậu khác nhau. Rắn Taipan ven biển không có thói quen đối đầu. Chúng săn mồi bằng cách tung ra vài vết cắn nhanh có chứa nọc độc rồi thả cho con mồi bỏ đi và sẽ tìm cách thoát khỏi bất kỳ mối đe dọa nào. Tuy nhiên khi bị dồn ép quá mức, chúng có thể trở nên hung dữ và tấn công liên tục. Một vết cắn của rắn Taipan ven biển chứa tối đa 400mg nọc độc thô. Với chỉ số LD50 là 0,106mg/kg, chúng có thể gây ra cái chết cho 56 người chỉ trong một lần cắn.
 

Mười loài rắn độc nhất thế giới
 

6. Rắn cạp nia nam - 0,1mg/kg

Rắn cạp nia nam hay còn gọi là rắn cạp nong Malayan, rắn cạp nong xanh là loài thuộc họ rắn hổ, phân bố chủ yếu ở Campuchia, Indonesia, Malaysia, Việt Nam, Singapore, Thái Lan. Rắn cạp nia nam có thể đạt chiều dài lên tới 1m với chiều dài đuôi 16cm. Cơ thể chúng gồm những khoanh đen trắng hoặc đen vàng nối liền nhau từ đầu tới đuôi. Chỉ số LD50 của rắn cạp nia nam là 0,1mg/kg với khả năng gây tử vong cho con người là 70% nếu không được điều trị. Thậm chí cả khi đã được điều trị bằng huyết thanh, tỉ lệ tử vong vẫn lên tới 50%.
 

Loài rắn có nọc độc mạnh nhất
 

5. Rắn cạp nia bắc - 0,09mg/kg

Xếp thứ 5 trong danh sách các loài rắn độc nhất hành tinh là cạp nia bắc hay còn có tên gọi khác là mai gầm bạc, rắn hổ khoang, rắn vòng bạc. Loài rắn này phân bố chủ yếu ở Đài Loan, miền nam Trung Quốc, Myanmar, Lào, miền bắc Việt Nam và Thái Lan. Đây là loài khá nhút nhát, hoạt động chủ yếu về đêm và ngủ đông vào tháng 11. Loài cạp nia bắc có sản lượng nọc độc trung bình chỉ từ 4,6 - 19,4mg trên mỗi lần cắn. Và với chỉ số LD50 là 0,09mg/kg, chúng có thể giết chết 3 người trưởng thành trong một lần cắn duy nhất.
 

10 loài rắn độc nhất thế giới
 

4. Rắn biển bụng vàng - 0,067mg/kg

Rắn biển bụng vàng là một thành viên trong họ rắn biển được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới trên khắp thế giới trừ Đại Tây Dương. Loài rắn này khá dễ phân biệt với các loài rắn biển khác bởi phần bụng màu vàng và lưng màu nâu đen. Rắn biển bụng vàng sở hữu một lượng nọc độc rất mạnh. Chỉ số LD50 của chúng là 0,067mg/kg với sản lượng nọc độc trung bình cho mỗi lần cắn là từ 1,0 - 4,0mg.
 

10 loài rắn độc nhất trên thế giới
 

3. Rắn san hô biển - 0,044mg/kg

Rắn san hô biển hay rắn biển Dubois là loài rắn biển độc nhất trên thế giới hiện nay. Chúng sinh sống chủ yếu ở Papua New Guinea, New Caledonia, các khu vực ven biển phía Bắc, phía Đông và phía Tây Úc. Loài rắn này sống chủ yếu ở độ sâu 80 mét trong các rặng san hô, các trầm tích cát hay trong lớp bùn dưới đáy biển. Rắn san hô biển có tính hung hăng trung bình, tức là chúng không chủ động tấn công con người nhưng sẽ cắn nếu bị khiêu khích. Chỉ số LD50 của chúng là 0,044mg/kg.
 

Top 10 rắn độc nhất thế giới
 

2. Rắn nâu phía Đông - 0,0365mg/kg

Rắn nâu phía Đông hay rắn nâu thường là loài rắn độc nhất trong họ rắn hổ và độc thứ hai trên giới, chỉ xếp sau rắn Taipan nội địa. Chúng phân bố chủ yếu ở miền Đông Úc và miền Nam New Guinea. Nổi tiếng về tốc độ và sự hung hăng, rắn nâu phía Đông chịu trách nhiệm cho khoảng 60% số ca tử vong vì rắn cắn ở Úc. Với chỉ số LD50 là 0,0365mg/kg và sản lượng nọc độc tối đa là 155mg, loài rắn này có khả năng giết chết tới 58 người chỉ trong một nhát cắn.
 

Các loài rắn độc nhất hành tinh
 

1. Rắn Taipan nội địa - 0,01mg/kg

Rắn Taipan nội địa, còn gọi là rắn Taipan Tây hay rắn hung tợn, là loài rắn hổ sinh sống chủ yếu ở khu vực trung tâm phía Đông nước Úc. Với chỉ số LD50 là 0,01mg/kg, đây là loài rắn độc nhất trên thế giới hiện nay.
 

Rắn Taipan nội địa là loài rắn độc nhất thế giới


Là một con rắn cực kỳ nhanh nhẹn, chúng có thể tấn công ngay lập tức với nhiều nhát cắn có độ chính xác cao. Sản lượng nọc độc trung bình của loài này là 44mg và tối đa có thể lên tới 110mg, tức là chúng có thể giết chết tối đa 289 người chỉ trong một nhát cắn. Đáng sợ hơn, không như hầu hết các loài rắn khác, rắn Taipan nội địa chỉ ăn động vật có vú và do đó nọc độc của chúng hoạt động cực kỳ hiệu quả đối với các loài máu nóng. Vì vậy tùy thuộc vào bản chất của vết cắn mà nó có khả năng gây chết người chỉ trong vòng 30 đến 45 phút nếu không được điều trị kịp thời. Theo ước tính, một vết cắn thông thường của rắn Taipan nội địa sở hữu lượng sát thương đủ để giết chết ít nhất 100 người trưởng thành. May mắn thay, mặc dù là một kẻ săn mồi khủng khiếp và đáng sợ, chúng lại thường khá nhút nhát và thích sống ẩn dật, luôn cố tìm cách chạy trốn khi gặp sự cố. Tuy nhiên nếu bị khiêu khích, ngược đãi hay dồn nén quá mức, chúng sẽ tự vệ và tấn công. Bên cạnh đó bởi khu vực sinh sống khá xa xôi, chúng cũng rất ít tiếp xúc với con người. Do đó về mức độ nguy hiểm, rắn Taipan nội địa còn chưa thể so sánh với các loài như rắn hổ bướm, rắn vảy cưa hay rắn nâu phía Đông mặc dù có chất độc mạnh gấp vài lần đến vài chục lần.

 

Loài rắn độc nhất hành tinh
 

Trên đây là một số thông tin về Top 10 các loài rắn độc nhất trên thế giới mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Như vậy, nếu dựa vào chỉ số liều gây chết trung bình thì rắn Taipan nội địa là loài rắn độc nhất thế giới hiện nayHy vọng sau khi tham khảo bài viết này, các bạn đã có thêm những kiến thức thú vị và bổ ích về thế giới động vật bò sát rộng lớn xung quanh chúng ta.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.