Cùng với động đất, núi lửa, bão lụt thì sóng thần cũng là một trong những hiểm họa thiên nhiên không thể ngăn chặn được. Có thể thấy rằng, nhiều năm trở lại đây, những hậu quả mà sóng thần gây ra đối với nhiều quốc gia trên thế giới là vô cùng khủng khiếp. Khi thiên tai ập đến, hàng nghìn ngôi nhà đã bị tàn phá, làm chết vô số người, nhấn chìm và phá hủy cả một ngôi làng,.... Dư âm mà sóng thần để lại đã ảnh hưởng rất lớn về cả vật chất lẫn tinh thần của con người và sự phát triển kinh tế một đất nước. Vậy nguyên nhân vì sao có hiện tượng sóng thần xảy ra? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng thiên nhiên này nhé.
Vì sao xảy ra hiện tượng sóng thần?
Trước tiên, để dễ dàng hình dung về hiện tượng sóng thần, bạn có thể thử ném một hòn đá xuống mặt nước và quan sát. Tại nơi hòn đá rơi xuống, các gợn sóng sẽ xuất hiện và lan tỏa theo mọi hướng. Sóng thần cũng xảy ra tương tự giống như thế. Và dĩ nhiên, ngoại trừ thiên thạch thì sẽ không có một vật thể nào đủ to rơi xuống biển để hình thành sóng thần. Vậy lý do tại sao xuất hiện sóng thần?
Thực chất, hiện tượng này được hình thành từ một nguồn lực trong lòng đại dương. Nếu có một lực tác động ở dưới đáy đại dương theo chiều dọc sẽ làm cột nước tại vị trí đó bị đẩy lên cao rồi rớt xuống theo lực hút của Trái Đất. Khi một lượng nước khổng lồ rơi xuống sẽ xuất hiện nguồn lực đẩy nước lan tỏa ra mọi hướng với vận tốc trung bình 700 - 800 km / h. Ở ngoài khơi, những gợn sóng này chỉ di chuyển dưới nước, không tạo ra các cơn sóng ở phía trên bề mặt. Khi đến gần bờ, vì có ít nước và đáy biển cũng cạn hơn nên năng lượng này bị dồn nén lại, làm cho vận tốc giảm xuống, lượng nước bị đẩy lên cao và tạo thành các con sóng lớn ập vào bờ. Chiều dài của một đợt sóng thông thường chỉ khoảng 150 mét trở lại. Thế nhưng, chiều dài của sóng thần lại có thể đạt đến hàng trăm km và chiều cao từ vài mét cho đến hàng chục mét.
Một câu hỏi được đặt ra là tại sao xảy ra sóng thần? Có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên hiện tượng này, có thể là do núi lửa phun trào dưới đại dương, sự va chạm của các mảng kiến tạo hoặc thiên thạch, lở đất, động đất dưới lòng đại dương,…. Những sự rung động này đủ lớn để tạo nên một cơn địa chấn trong lòng biển và gây ra hiện tượng sóng thần.
Việt Nam có xảy ra sóng thần không?
Việt Nam nằm trong khu vực Thái Bình Dương - Vùng biển thường xuyên xảy ra hiện tượng sóng thần. Vậy ở Việt Nam có xảy ra sóng thần hay không? Trên thực tế, xung quanh nước ta đều được bao bọc bởi các “hàng rào chắn” như: Trung Quốc (phía Bắc), Philippines (phía Đông), Thái Lan (phía Tây), Malaysia (phía Nam) nên các đợt sóng thần sẽ rất khó làm ảnh hưởng đến Việt Nam. Mặc dù vậy, trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần cho biết hai khu vực máng biển sâu Manila (phía Tây Philippines) và vùng biển nằm trên đới đứt gãy 109 độ thuộc thềm lục địa miền Trung và Nam Trung Bộ là nơi có nguy cơ xảy ra sóng thần, gây ảnh hưởng lên khu vực từ Hà Tĩnh đến bà Rịa - Vũng Tàu. Nước ta cũng đã có các thiết bị để dự báo sóng thần, phát hiện và cảnh báo trước 2 giờ. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động ứng phó với thiên tai này.
Trên đây là những thông tin chia sẻ của đội ngũ biên tập viên chúng tôi để bạn biết được nguyên nhân tại sao có sóng thần? Có thể thấy, đây là một thảm họa trong nhiên nhiên mang đến sức tàn phá khủng kiếp, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân và nền kinh tế quốc gia. Hi vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về hiện tượng này, chủ động tâm lý và có biện pháp phòng tránh cần thiết nếu gặp phải sóng thần.