Dấu hiệu nhận biết và các biện pháp phòng tránh sóng thần

Sóng thần là một trong những hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm. Khi xuất hiện, sóng thần thường kèm theo động đất và nhiều yếu tố khác, phá hủy các công trình xây dựng, ruộng vườn, nhà máy xí nghiệp,…làm ảnh hưởng đến kinh tế. Không những vậy, sóng thần còn cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người và để lại những hậu quả khủng khiếp, rất khó khắc phục. Ngày 26/12/2004, một trận động đất lớn tại ngoài khơi đảo Sumatra - Indonesia mạnh 9.1 độ richter đã tạo ra cơn sóng thần cao đến 12 mét. Cơn sóng thần này đi qua các vùng bờ biển từ Indonesia, Malayxia, Thái Lan,...thậm chí sang tận châu Phi và là nguyên nhân gây tử vong cho gần 283.000 mạng người, hơn 1.100.000 người mất nhà cửa. Thiệt hại do nó gây ra ước tính lên đến hàng chục tỷ USD. Vậy làm thế nào để nhận biết và phòng tránh sóng thần? Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về những dấu hiệu nhận biết có sóng thần và cách để đối phó với hiện tượng thiên nhiên nguy hiểm này.
 

Những dấu hiệu nhận biết có sóng thần và cách đối phó
 

Những dấu hiệu nhận biết có sóng thần

Quá trình hình thành mỗi đợt sóng của một cơn sóng thần có thể mất vài phút cho đến vài tiếng. Chiều cao của mỗi cơn sóng có thể từ 30 - 40 mét. Tuy nhiên thực tế trên đại dương, chúng thường không cao tới 1 mét. Chính vì vậy nên những người đang ở ngoài khơi rất khó để nhận ra sự hình thành của sóng thần. Cho đến khi những đợt sóng tiến gần vào bờ, chúng có thể đạt chiều cao bằng 6 tòa nhà và chuyển động nhanh hơn. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết được sóng thần sớm nhất? Sau đây là những dấu hiệu nhận biết sắp có sóng thần:

- Cảm thấy có hiện tượng động đất và xuất hiện những vệt sáng đỏ ở đường chân trời.

Nước biển bất ngờ rút đột ngột để lại khoảng trống lớn.

Nước biển xuất hiện những bong bóng chứa khí ga nổi lên mặt nước giống như đang sôi.

Nước trong từng đợt sóng có nhiệt độ nóng thất thường.

Nước biển có những mùi lạ như: trứng thối hay xăng dầu và làm cho da dễ bị mẩn ngứa.

Xuất hiện những tiếng nổ lạ giống như tiếng máy bay phản lực, cánh quạt trực thăng.

Ngoài ra khi sắp có sóng thần, các loại vật nuôi trong nhà của bạn sẽ có những hành vi bất thường như: đang cố gắng tìm nơi trú ẩn hoặc tập trung lại với nhau. Những lúc như vậy, bạn có thể liên tục xem các chương trình dự báo thời tiết để kịp thời nắm bắt thông tin.
 

Những dấu hiệu nhận biết có sóng thần
 

Khi có sóng thần cần phải làm gì?

Diễn biến của một cơn sóng thần sẽ khác nhau tùy theo kiểu sóng. Chúng có thể mang theo một năng lượng cực lớn, lan truyền với tốc độ cao và vượt qua những đại dương lớn mà chỉ mất rất ít thời gian. Một cơn sóng thần khi hình thành có thể cách bờ biển hàng ngàn cây số. Chính vì vậy, con người cũng sẽ có nhiều giờ đồng hồ để chuẩn bị những giải pháp đối phó khi sóng thần ập vào bờ giúp giảm thiểu thiệt hại. Sau đây là những giải pháp để đối phó với sóng thần:

1. Khi đang ở trên tàu, thuyền

- Khi đang ở ngoài biển hoặc ven biển tuyệt đối không được trở về cảng, đồng thời di chuyển đến những nơi có vùng nước sâu trên 150m.

- Khi đang neo đậu ở gần bờ có thể cho tàu, thuyền ra ngoài khơi hoặc tìm đến các vùng nước sâu.

- Tuyệt đối không ở lại trên tàu thuyền neo đậu tại bến cảng vì đây sẽ là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí là bị phá hủy hoàn toàn khi sóng thần xảy ra.

2. Khi đang ở trên đất liền

- Nếu đang ở trên bãi biển: Chạy ngay vào bờ cách biển càng xa càng tốt, tối thiểu là 500m hoặc chạy đến những nơi cao nhất có thể.

- Nếu đang ở trong nhà thấp, nhà trệt gần biển: Ngay lập tức sơ tán vào sâu bên trong cách bờ tối thiểu 500m.

- Nếu đang ở trong nhà cao tầng: Tránh xa khu vực từ Tầng 1 - Tầng 3 đồng thời mở hết các cửa sổ, cửa chính để hạn chế va đập do sóng.

- Nếu đang ở trên đường: Tuyệt đối không hướng về phía bãi biển, lái xe đi về hướng cách càng xa bãi biển càng tốt.

Các biện pháp phòng tránh sóng thần:

Đầu tư các thiết bị đo đạc địa chấn để kịp thời phát hiện ra những cơn động đất.

Những vùng đất gần biển cần được quy hoạch và sử dụng hợp lý. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế xây dựng các công trình quan trọng tại vị trí này.

Tích cực tuyên truyền cho dân cư tại những vùng ven biển hiểu về dấu hiệu, nguy cơ và hậu quả của sóng thần để luôn sẵn sàng ứng phó. Có không ít trường hợp thấy những hiện tượng lạ như nước rút đột ngột hay các loại động vật biển tạt vào bờ nên ra quan sát và khi sóng thần ập đến không kịp thời ứng phó được.

Trồng rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn,…để làm suy giảm sức mạnh của sóng thần.

Diễn tập phòng tránh, cứu nạn khi sóng thần xảy ra: Chỉ huy tại chỗ, tổ chức phòng tránh cứu nạn khẩn cấp tại chỗ, chuẩn bị vật tư, chuẩn bị khu phòng tránh sóng thần.

Ở Nhật Bản - Đất nước thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ xảy ra sóng thần - Đã thực hiện chương trình xây tường chắn sóng với chiều cao 4 - 5 mét. Tuy nhiên giải pháp này vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi vì chiều cao của sóng thần thường không dưới 4 - 5 mét. Vậy nên những bức tường này chỉ có thể làm chậm và giảm độ cao của sóng thần nhưng nó không ngăn cản được sự tàn phá, hủy hoại cũng như gây thiệt hại đến tính mạng của con người.

Trên đây là những dấu hiệu và các giải pháp để đối phó với sự xuất hiện của sóng thần. Hi vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn có thể phát hiện và bảo vệ an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh, đồng thời chung tay góp sức để giảm thiểu thiệt hại nếu gặp phải sóng thần. Cảm ơn các bạn đã tham khảo bài viết!

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.