Động đất là gì? Nguyên nhân và hậu quả của động đất

Từ trước đến nay, trên thế giới đã diễn ra rất nhiều trận động đất. Đây là một hiện tượng không thể đoán trước một cách chính xác và nhiều người vẫn thường ví đó chính là sự nổi giận của mẹ thiên nhiên đối với con người. Nơi đâu có động đất đi qua thì nơi đó sẽ có những đau thương và mất mát. Và cho đến mãi sau này khi nhắc lại, người ta vẫn không khỏi sợ hãi vì điều này. Vậy thì động đất là gì? Nguyên nhân và hậu quả của động đất để lại đáng sợ như thế nào?
 

Động đất là gì? Nguyên nhân và hậu quả của động đất
 

Động đất là gì?

Động đất chính là sự giải phóng năng lượng một cách đột ngột, làm biến dạng bên trong lớp vỏ Trái Đất. Khi ứng suất trong lớp vỏ này vượt quá sức mạnh của đá, nó sẽ phá vỡ dọc theo các đường yếu, đó có thể là mặt phẳng đã bị đứt gãy từ trước hoặc một mặt phẳng mới.

Điểm mà một trận động đất bắt đầu thường được gọi là tiêu điểm hoặc địa chấn và thường nằm sâu trong lòng đất. Còn ở bề mặt, ngay phía trên tiêu điểm thì được gọi là tâm chấn.

Những rung động dữ dội, hay còn được gọi là sóng địa chấn sẽ lan ra từ điểm vỡ ban đầu (tiêu điểm) giống như những cơn sóng trên mặt hồ. Sau đó, chúng sẽ khiến cho mặt đất rung chuyển và có thể truyền đi với khoảng cách lớn theo mọi hướng. Đặc biệt là ở gần tiêu điểm, sóng có thể lớn với sức tàn phá vô cùng khủng khiếp.
 

Hiện tượng động đất

Nguyên nhân dẫn đến động đất

Vậy thì bạn có biết nguyên nhân gây ra động đất là gì không? Theo như sự nghiên cứu từ các nhà khoa học thì hiện tượng này xảy ra là do ba nguyên nhân chính:

Nguyên nhân nội sinh:

- Đó có thể là do sự sụp đổ của các hang động ngầm bên dưới mặt đất, dẫn đến các vụ trượt lở đất đá tự nhiên với khối lượng lớn và dẫn đến động đất. Tuy nhiên, nguyên nhân này chỉ làm rung chuyển một vùng hẹp và chỉ chiếm khoảng 3% trên tổng số các trận động đất đã xảy ra.

- Động đất do sự phun trào của núi lửa nhưng cường độ cũng không mạnh lắm và chỉ chiếm khoảng 7% trên tổng số các trận động đất đã xảy ra.

- Động đất do kiến tạo, nghĩa là việc đứt gãy các kiến tạo, đặc biệt là ở ở rìa các mảng thạch quyển hoặc ở các đới hút chìm. Hoặc cũng có thể là hoạt động của macma xâm nhập vào vỏ Trái Đất và tạo ra những rung chuyển lớn. Nguyên nhân động đất này thường chiếm đến 90%.

Nguyên nhân ngoại sinh: Là do ảnh hưởng của các thiên thạch khi di chuyển đã va chạm vào Trái Đất.

Nguyên nhân nhân sinh: Đó là do các hoạt động của con người tạo ra sự rung lắc mạnh. Điển hình đó là các vụ thử hạt nhân, nổ nhân tạo phía dưới lòng đất hoặc tác động của áp suất cột nước ở các hồ chứa nước, hồ thủy điện.
 

Nguyên nhân gây ra động đất
 

Các thang cường độ của động đất

Các chuyên gia hoàn toàn có thể đo được độ lớn của hiện tượng động đất bằng việc sử dụng độ richter. Cụ thể, các thang cường độ như sau:

- Từ 1 đến 2 độ richter sẽ không thể nhận biết được động đất.

- Từ 2 đến 4 độ richter đã có thể phát hiện động đất, tuy nhiên thường cấp độ này sẽ không gây thiệt hại.

- Từ 4 đến 5 độ richter mặt đất đã bắt đầu xuất hiện các rung chuyển. Bạn có thể nghe thấy tiếng nổ, tuy nhiên thiệt lại là không đáng kể.

- Từ 5 đến 6 độ richter thì nhà cửa đã bắt đầu rung chuyển, ngoài ra một số công trình còn có hiện tượng bị nứt.

- Từ 6 đến 7 độ richter đã có khả năng kích hoạt hiện tượng sạt lở hay núi lửa phun trào.

- Từ 7 đến 8 độ richter thì động đất đã được xem là mạnh. Lúc này, nó có khả năng phá hủy các công trình xây dựng thông thường, làm xuất hiện các vết nứt lớn hoặc làm cho mặt đất bị sụt lún.

- Từ 8 đến 9 độ richter được xem là rất mạnh, sẽ làm phá hủy gần như là cả thành phố hoặc đô thị. Thậm chí là những tòa nhà còn có thể bị lún.

- Trên 9 độ richter là cấp độ rất hiếm xảy ra nhưng nó sẽ gây nên thiệt hại vô cùng nghiêm trọng.

- Trên 10 độ richter là cấp độ động đất cực kỳ hiếm gặp. Tuy nhiên một khi đã xảy ra thì sẽ có khả năng phá hủy toàn bộ.

Ảnh hưởng của động đất

Mẹ thiên nhiên rất yêu quý con người, nhưng một khi tức giận lên thì sẽ xảy ra hậu quả vô cùng nặng nề. Điều này gây ra tác hại đến vạn vật trên bề mặt của Trái Đất, tất nhiên là trong đó cũng bao gồm cả con người. Cụ thể, những ảnh hưởng của động đất đó là:

- Làm cho mặt đất bị rung cuộn, gây ra hiện tượng nứt vỡ, sạt lở đất, lở tuyết, khiến cho các công trình xây dựng cũng sụp đổ theo.

- Động đất sẽ làm phá hủy các đường dây điện và đường ống dẫn khí. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ hỏa hoạn.

- Đây cũng chính là nguyên nhân làm thúc đẩy sự hoạt động của núi lửa, ngay cả khi núi lửa đã tắt từ lâu.

- Mặt đất rung chuyển mạnh có thể dẫn đến lở đất hoặc biến dạng đáy biển, dẫn đến sóng thần. Đây cũng chính là những đợt sóng lớn tràn qua đại dương rồi đổ bộ tới đất liền bằng khối nước cao có thể lên đến hàng trăm kilomet khối và rơi xuống.

- Tất nhiên, hiện tượng động đất thường diễn ra khá bất ngờ, khiến cho con người không lường trước được để phòng tránh và để lại hậu quả vô cùng thương tâm.

 

Hậu quả của động đất
 

Nên làm gì khi có động đất?

Dù cho động đất không được dự báo trước nhưng ai cũng biết hậu quả khi điều này xảy ra là vô cùng nghiêm trọng, Chính vì thế, chúng ta phải luôn ở trong tình trạng chuẩn bị sẵn sàng mọi thứ để tránh hoặc giảm đau thương và thiệt hại do động đất gây ra.

1. Trước động đất

Bạn nên có sự cảnh giác, đề phòng để tránh việc động đất xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng. Những vật dụng trong nhà cần được đứng vững chắc, nên gắn tivi, máy tính, quạt,.... chặt vào tường để khi lung lay không bị rớt xuống. Bên cạnh đó, tránh đặt gương gần giường ngủ để phòng trường hợp rung lắc nhẹ cũng đủ đổ vào người.

Ngoài ra, những đồ đạc nặng trong nhà như kệ sách, tử chén,.... không nên đặt gần cửa hoặc những nơi thường lui tới để làm cản lối đi khi đổ vỡ. Nếu như có thể thì bạn hãy gắn chặt chúng vào tường. Còn những vật nặng hoặc dễ bể thì nên đặt gần mặt đất.

Đặc biệt, bạn cần dự trữ sẵn nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, băng gạc, thuốc men,... ở những nơi dễ ra vào. Cuối cùng đó là chọn một nơi an toàn nhất trong nhà nhằm tụ họp gia đình để mọi người có thể giúp đỡ lẫn nhau.

2. Trong động đất

Trong quá trình xảy ra động đất, ở từng nơi khác nhau thì đều sẽ có các cách ứng phó phù hợp. Nếu như bạn đang ở trong nhà thì khi có hiện tượng này, hãy chui ngay xuống gầm bàn hoặc tìm đến góc phòng để đứng. Tránh xa cửa kính hoặc những vật có thể rơi xuống người. Sử dụng sách, báo để che mặt và đầu để các mảnh vụn không văng trúng. Nếu như mất điện thì hãy dùng đèn pin, đừng sử dụng nến vì như vậy có thể dẫn đến hỏa hoạn. Đồng thời, mở radio để nắm bắt tình hình thông tin.

Nếu như bạn đang ở trong các tòa nhà cao tầng thì nên nhớ rằng tuyệt đối không được dùng thang máy. Bởi vì động đất thường đi kèm với mất điện, sẽ khiến cho thang máy bị kẹt. Đồng thời cũng không được dùng thang bộ, tránh xa khu vực có của kính, đèn điện treo, khóa gas, mở cửa sổ hoặc cửa ra vào. Mọi người không nên quá vội vàng mà chạy ra khỏi tòa nhà cao tầng ngay lập tức hoặc chạy sang một chỗ khác trong cùng tòa nhà đó. Vì như vậy sẽ khiến cho tỷ lệ bị thương tăng lên rất nhiều.

Còn nếu như bạn đang ở ngoài đường thì nên nhớ rằng hãy tránh xa các tòa nhà và dây điện, tìm chỗ trống để đứng. Trong trường hợp động đất xảy ra khi đang lái xe thì bạn cần phải dừng xe và ngay lập tức tấp vào lề đường. Đồng thời, hãy tránh đỗ xe gần cột điện, dây điện, đường cầu và nên nhớ rằng không chui xuống gầm xe.

3. Sau động đất

Sau khi xảy ra động đất, điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là kiểm tra xem có ai bị thương không. Khi phát hiện có người bị thương, đừng vội di chuyển họ nếu họ đang ở gần dây điện hoặc những nơi nguy hiểm khác mà hãy gọi ngay cho cấp cứu.

Nếu trong trường hợp đang ở dưới đống đổ nát, kỹ năng sinh tồn quan trọng lúc này là hãy cố gắng tạo tiếng động để mọi người phát hiện nhanh nhất. Đồng thời, lúc này bạn cũng nên chuẩn bị cho các dư chấn xảy ra. Tuy rằng chúng không lớn bằng động đất nhưng vẫn có thể gây ra thương tích cho con người. 

Thảm họa này có thể làm đứt dây điện, gas, nước. Thế nên, nếu như ngửi thấy mùi hôi thì bạn hãy mở cửa, tắt đường gas và ra ngoài để thông báo cho các nhà chức trách. Lúc này, bạn cũng nên tìm đến một nơi tụ họp khác an toàn hơn và đừng quên mở radio để cập nhật tin tức.

Độ richter
 

Các nhà khoa học có thể dự đoán động đất không?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo động đất vẫn chưa thể dự báo trước một cách chính xác về ngày giờ, vị trí và cường độ. Tuy nhiên, nhờ vào sự phát triển của khoa học, công nghệ mà các hiện tượng động đất lớn đã có thể được đo lường xác suất sẽ xảy ra ở một khu vực cụ thể trong một số năm nhất định nhưng độ chính xác cũng không quá cao.

Vài thập kỷ trước, một dự báo động đất đã được thực hiện ở Trung Quốc dựa trên các trận động đất nhỏ và hoạt động bất thường của động vật. Nhiều người đã chọn ngủ bên ngoài nhà và họ đã được cứu sống khi trận động đất chính thực sự xảy ra và gây ra sự tàn phá trên diện rộng.

Tuy nhiên, loại hoạt động địa chấn này lại hiếm khi xảy ra sau một trận động đất lớn và thật không may, hầu hết các trận động đất không có bất kỳ sự kiện báo trước nào. Tiêu biểu là trận động đất lớn tiếp theo ở Trung Quốc không có dấu hiệu báo trước và hàng nghìn người đã thiệt mạng.

Những trận động đất lớn nhất thế giới từng được ghi nhận

1. Trận động đất tại Chile năm 1960

Ngày 22 tháng 5 năm 1960, tại đất nước Chile đã xuất hiện hiện tượng động đất mạnh nhất từ trước đến giờ được ghi nhận. Mọi người thường gọi đây là đại thảm họa động đất Valdivia. Nó được xảy ra vào buổi chiều, khoảng 15:11 giờ địa phương và kéo dài trong khoảng 10 phút. Theo như nghiên cứu, mức độ của thảm họa này đã đạt đến mức 9,4 - 9,5 độ richter. Kết quả là đã dẫn đến sóng thần, ảnh hưởng vào cả miền nam Chile, Hawaii, miền đông New Zealand, Nhật Bản, Philippines, đông nam Australia và quần đảo Aleutian.

Số người chết là những tổn thất sau khi xảy ra trận địa trấn này là không chắc chắn. Nhưng theo các thống kế được đưa ra thì hậu quả của động đất đã có khoảng 1.000 đến 7.000 người thiệt mạng. Còn những tổn hại về mặt kinh tế thì dao động từ 400 triệu đô la đến 800 triệu đô la Mỹ, tương đương 3,39 tỷ đô la đến 6,78 tỷ đô la ngày nay.
 

Hiện tượng động đất ở Chile
 

2. Trận động đất Thiểm Tây năm 1556

Vào ngày 12 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 34 (tức ngày 23 tháng 01 năm 1556, tại nước Đại Minh đã xảy ra một trận thảm họa với mức độ tàn phá vô cùng lớn, được gọi là trận động đất Thiểm Tây. Theo như những ghi chép trong lịch sử, suy đoán trận địa chấn này có cường độ đạt từ 8 - 8,3 độ richter. Có thể nói rằng, đây chính là hiện tượng động đất có sức tàn phá lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, đồng thời cũng gây ra nhiều thương vong nhất cho lịch sử thế giới.

Động đất xảy ra đồng thời tại Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam và Cam Túc, nghĩa là ảnh hưởng đến hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc. Sử sách ghi chép lại có hơn 83 vạn người chết do bị đè, chìm, đói, bệnh, cháy. Có 97 châu tại ba tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam phải chịu tổn thất nghiêm trọng, với khu vực thiên tai ước tính rộng 280.000 kilomet.
 

Hiện tượng động đất ở Thiểm Tây
 

3. Trận động đất tại Mỹ năm 1964

Một trận thảm họa lớn khác cũng gây thiệt hại không nhỏ đó chính là đại động đất Alaska năm 1964 tại Mỹ. Nó diễn ra vào ngày 27 tháng 3, dù chỉ xuất hiện trong vòng 3 phút nhưng cũng đã khiến cho xuất hiện sóng thần. Và hậu quả của động đất đã khiến cho 143 người thiệt mạng, nhiều công trình sụp đổ.

Có thể nói rằng, đây chính là cơn thịnh nộ từ thiên nhiên mạnh nhất trong lịch sử Hoa kỳ và Bắc Mỹ. Đồng thời cũng lớn thứ hai trong số các trận động đất từng được đo bằng địa chất kế với độ lớn lên đến 9,2 độ richter. Khi trận thảm họa này xảy ra đã tạo nên hiện tượng hóa lỏng đất trong vùng, đất sụt lở làm sập công trình thi công, đường giao thông và nhà dân trong khu vực công cộng. Trong đó, thành phố Anchorage là nơi phải chịu thiệt hại nặng nề nhất.
 

Hiện tượng động đất ở Mỹ
 

4. Động đất Đường Sơn 1976

Động đất Đường Sơn xảy ra vào ngày 28 tháng 7 năm 1976 với tâm chấn nằm ở thành phố Đường Sơn, Hà Bắc, Trung Quốc với cường độ lên đến 7,8 độ richter. Thảm họa xảy ra vào lúc 3 giờ 42 phút sáng theo giờ đại phương và kéo dài chỉ trong vòng 10 giây. Nhưng đây là hiện tượng động đất gây ra nhiều thương vong nhất trong thế kỷ XX khi nó lớn đến mức có thể hủy diệt gần như toàn bộ thành phố Đường Sơn - Nơi sinh sống của khoảng 1,6 triệu người dân Trung Quốc.

Theo như thống kê của Chính phủ Trung Quốc ban đầu thì có đến 655.000 người thiệt mạng. Tuy nhiên, sau đó con số này đã giảm xuống còn 240.000 đến 255.000 người thiệt mạng cùng với 164.000 người khác bị thương nặng do trận địa chấn gây ra. Nhưng cũng có một vài nguồn cho rằng số người thiệt mạng trong thảm họa này lên đến 700.000 người.
 

Hiện tượng động đất Đường Sơn
 

5. Động đất tại Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008

Ngày 12 tháng 5 năm 2008, tại Tứ Xuyên, Trung Quốc cũng đã xuất hiện một trận động đất, có tâm chấn nằm ở huyện Mãn Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng và dân tộc Khương A Bá. Cơn thảm họa này xảy ra vào lúc 14 giờ 28 phút theo giờ địa phương với cường độ lên đến khoảng 7,8 - 7,9 độ richter. Mức độ của hiện tượng động đất này còn lan ra đến các khu vực xa tâm chấn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Pakistan, Thái Lan và thủ đô Hà Nội của Việt Nam.

Sau trận đại động đất Đường Sơn 1976 thì đây chính là thảm họa khốc liệt mà Trung Quốc phải gánh chịu. Theo thống kê, đã có đến 250.000 người chết. Thật may mắn khi sau đó 5 ngày đã cứu sống được 73 người đang bị chôn vùi trong đống đổ nát. Chính phủ Trung Quốc đã lấy ba ngày là 19, 20, 21 tháng 5 để quốc tang, nhằm tưởng niệm cho những vong hồn là nạn nhân của địa chấn.
 

Hiện tượng động đất ở Tứ Xuyên
 

6. Siêu động đất và sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004

Động đất Ấn Độ Dương năm 2004. hay còn được các nhà khoa học gọi là cơn địa chấn Sumatra - Andaman. Cơn địa chấn này xảy ra dưới đáy biển vào 7 giờ 58 phút theo giờ địa phương vào ngày 26 tháng 12.

Nó giống như một chuỗi các đợt sóng thần chết người nhấn chìm Ấn Độ Dương. Ban đầu, cường độ của hiện tượng động đất này được đo là 9,0 độ richter, nhưng sau đó đã tăng lên trong khoảng giữa 9,1 - 9,3 độ richter với thời gian kéo dài từ 500 - 600 giây. Độ lớn này chỉ đứng sau trận động đất ở Chile vào năm 1960.

Những cơn sóng này cao đến 30 mét, làm tàn khá cộng đồng dân cư sinh sống tại Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và những nơi khác. Theo như thống kê, địa chấn tại Ấn Độ Dương đã ảnh hưởng đến 11 quốc gia, cướp đi sinh mạnh của 225.000 người. Với những hậu quả nặng nề đã để lại, trận động đất vẫn là một trong những thảm họa gây thiệt hại nặng nề nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

 

Hiện tượng động đất ở Ấn Độ
 

7. Thảm họa kép động đất và sóng thần tại Tohoku, Nhật Bản năm 2011

Thảm họa kép động đất và sóng thần tại Tohoku xảy ra vào lúc 16 giờ 46 phút theo giờ địa phương vào ngày 11 tháng 03 năm 2011. Theo như ghi nhận thì cơn địa chấn kép này có chấn tâm nằm cách bờ biển phía Đông bán đảo Oshika, Tohoku 72 kilomet và độ sâu 32 kilomet. Cơ quan Khí Tượng Nhật Bản cũng đã xác định cường độ của thảm họa nằm ở mức 7 tại miền Bắc tỉnh Miyagi, mức 6 tại các tỉnh khác và mức 5 tại Tokyo.

Động đất xảy ra còn làm xuất hiện sóng thần lan dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản cùng với ít nhất 20 quốc gia khác nằm ở gần bờ biển phía Tây của Bắc và nam Mỹ. Độ cao của cơn sóng thần này lên đến 38,9 mét, tại một số nơi cơn sóng thần tiến vào với độ cao 10 mét và chỉ xuất hiện sau khi trận thảm họa tại Nhật Bản xảy ra vài phút.

Sau thảm họa kép này, Cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản đã xác nhật có đến 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh. Ngoài ra, số lượng công trình nhà ở bị hư hại và phá hủy hoàn toàn lên đến 125.000 công trình. Theo như tính toán từ Chính Phủ Nhật Bản thì tổn thất do trận động đất và sóng thần này tàn phá có thể lên đến 309 tỷ USD và đây cũng là kỷ lục thế giới về thiệt hại do thiên tai gây ra.
 

Hiện tượng động đất ở Nhật Bản
 

8. Động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria năm 2023

Gần đây nhất, một trong những trận động nhất mạnh nhất 100 năm qua đã xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng ngày 06 tháng 02 năm 2023. Cường độ của cơn địa chấn này ngang với 32 quả bom nguyên tử, cường độ lên đến 7,8 độ richter, xảy ra cách thành phố Gaziantep, Thổ Nhĩ Kỳ 34 km, giáp biên giới Syria.

Theo sau trận động đất còn có một loạt các dư chấn khác xảy ra khắp khu vực. Đó là một cơn dư chấn mạnh 6,7 độ richter xảy ra sau 11 phút của trận động đất đầu tiên. Sau đó khoảng 9 giờ lại xuất hiện thêm một dư chấn khác có độ lớn đo được là 7,5 độ richter xảy ra cách thành phố Kahramanmaras khoảng 81 km về phía Đông Bắc.

Theo quan chức và nhân viên y tế cho biết hậu quả của động đất đã làm 17.000 người chết tại Thổ Nhĩ Kỳ, 6.500 tòa nhà bị san phẳng, 13,5 triệu người tại khu vực trải dài 450km từ Adana ở phía tây đến Diyarbakir ở phía đông bị ảnh hưởng. Còn tại Syria, đã có hơn 3.000 người thiệt mạng, rất nhiều tòa nhà khác cũng bị sập và hư hỏng nặng nề.
 

Hiện tượng động đất ở Thổ Nhỹ Kỳ và Syria
 

Động đất là một thảm họa thiên nhiên không diễn ra thường xuyên, nhưng một khi xuất hiện thì lại gây ra sức tàn phá vô cùng lớn. Sức mạnh này đã gây ra những đau thương, mất mát lên con người, sự suy sụp của nền kinh tế các nước. Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h về động đất là gì. Hi vọng rằng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn tại sao lại có động đất và những điều nên làm khi thảm họa xuất hiện, từ đó trang bị cho mình kỹ năng sinh tồn cần thiết.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.