Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục

Hiệu ứng nhà kính không còn là cụm từ quá xa lạ mà ngược lại đã trở thành vấn đề cấp bách được các quốc gia nêu ra trong các kỳ họp. Hiện nay, hiện tượng này mang tính chất toàn cầu và đã có những biểu hiện rõ rệt làm ảnh hưởng đến nhân loại. Nếu như không nhanh chóng đưa ra biện pháp khắc phục cũng như thực hiện hành động thì chắc chắn các tác động này sẽ tiếp tục diễn ra và hậu quả để lại còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Vậy nên, là một công dân toàn cầu, bạn cần phải biết hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục để giảm thiểu tình trạng này, góp phần bảo vệ cuộc sống.
 

Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp khắc phục
 

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì?

Hiệu ứng nhà kính tiếng Anh được gọi là greenhouse effect. Đây là hiện tượng nóng lên do bức xạ ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển và chiếu xuống mặt đất. Khi đó sẽ khiến CO2 hấp thụ và làm cho không khí nóng lên. Để hiểu hơn về điều này, bạn có thể liên tưởng đến những tia sáng của Mặt Trời chiếu vào một ngôi nhà kính. Khi đó, nguồn năng lượng này sẽ được hấp thu và sau đó phân tán trở lại trong không gian, khiến cho nhiệt độ bên trong ngôi nhà nóng lên.

Khí nhà kính có khả năng giữ lại nhiệt độ của Mặt Trời. Nếu lượng khí này ổn định thì Trái Đất sẽ được ở trong trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, thực tế thì lượng nhiệt độ này gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển và đây chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên.
 

Hiệu úng nhà kính là gì?
 

Phân loại hiệu ứng nhà kính

1. Hiệu ứng nhà kính khí quyển

Các tia bức xạ sóng ngắn được phát ra từ Mặt Trời sau khi xuyên qua bầu khí quyển và đi đến mặt đất sẽ phản xạ lại. Khi đó, những tia bức xạ ngắn ban đầu sẽ được biến đổi và trở thành tia bức xạ nhiệt sóng dài. Lúc này, các phần tử trong bầu khí quyển như dioxit cacbon (CO2) và hơi nước sẽ hấp thụ những bức xạ này và giữ lại hơi ấm trong bầu khí quyển. Chỉ cần hàm lượng dioxit cacbon rơi vào khoảng 0,036% là đã đủ để nhiệt độ tăng thêm 30 độ C. Còn nếu như không có hiệu ứng nhà kính tự nhiên thì Trái Đất của chúng ta chỉ có nhiệt độ khoảng -15 độ C.

Hiểu theo một cách đơn giản hơn thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất được quyết định bởi 2 yếu tố chính, đó là năng lượng Mặt Trời chiếu xuống và lượng bức xạ nhiệt đi vào vũ trụ. Trong đó, các tia bức xạ của Mặt Trời là những bước sóng ngắn dễ dàng xuyên qua tầng ozon và lớp khí CO2 để đi đến mặt đất. Còn những tia bức xạ nhiệt từ mặt đất phản chiếu lại là những bước sóng dài. Mà những tia bức xạ sóng dài lại không có khả năng xuyên qua lớp khí CO2 nên bị CO2 và hơi nước trong khí quyển hấp thu, đồng thời tỏa ngược lại vào Trái Đất. Do đó, nhiệt độ trong bầu khí quyển bao quanh Trái Đất đã liên tục tăng lên. Ngoài khí CO2 thì cũng có khí NOx, metan, CFC cũng được gọi chung là khí nhà kính.

2. Hiệu ứng nhà kính nhân loại

Trong khoảng 100 năm trở lại đây, con người đẫ tạo ra những tác động tiêu cực đến sự cân bằng giữa hiệu ứng nhà kính với các tia bức xạ của Mặt Trời. Cụ thể đó là tỷ lệ CO2 đã tăng lên khoảng 20% và tỷ lệ khí metan tăng lên 90% đã làm cho nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên khoảng 2 độ C.
 

Hiệu ứng nhà kính
 

Thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay

Năm 2021 được xem là một trong những năm nóng nhất trong lịch sử do lượng khí CO2 và metan phát thải trong khí quyển nằm ở mức cao kỷ lục. Điều này đã một lần nữa nhấn mạnh sự cấp thiết và cần phải nhanh chóng đưa ra các hành động hiệu quả để tránh tình trạng này diễn ra thêm. Ngày 10/01/2021, Cơ quan Theo dõi dấu hiệu biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (EU - C3S) đã đưa ra báo cáo rằng đây là năm có nhiệt độ cao kỷ lục thức 5. Đáng chú ý đó là nhiệt độ này đã cao hơn trong giai đoạn từ 1850 - 1900 khoảng từ 1,1 - 1,2 độ C.

Thông qua báo cáo này, tổ chức cũng khẳng định rằng trong 7 năm gần đây đều là khoảng thời gian nóng kỷ lục. Trong đó, năm 2021 có mức độ khí thải CO2 đã tăng lên ở mức kỷ lục khoảng 414,3 ppm, chỉ sau một năm mà đã tăng lên 2,4 ppm. Bên cạnh đó, lượng khí metan cũng có chiều hướng tăng nhanh trong hai năm qua và được tạo ra chủ yếu trong quá trình khai thác dầu mỏ, sản xuất khí đốt, canh tác từ nguồn tự nhiên.

Trong báo cáo, Cơ quan Theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu cũng đã khẳng định việc hiện tượng nhà kính liên tục tăng lên đã làm cho trình trạng biến đổi khí hậu Trái Đất ngày càng trở nên nghiêm trọng. Theo đó, thế giới trong những năm gần đây liên tục phải hứng chịu cảnh nắng nóng dài hạn, thời tiết cực đoan, lũ lụt, cháy rừng,.....

Cũng chính vì vậy nên giám đốc của C3S, ông Carlo Buontempo đã liên tục nhấn mạnh rằng cần có sự thay đổi lớn trong việc ngăn chặn biến đổi khí hậu. Điều này phải được tiến hành từ việc đưa ra quyết định cho đến triển khai thực hiện hành động hiệu quả để hướng tới một xã hội vững mạnh.

Trong báo cáo cũng đã nêu rõ ra các tình trạng cụ thể do hiệu ứng nhà kính gây ra trên các quốc gia. Điển hình như mùa hè năm 2021 tại châu Âu được xem là thời điểm nóng nhất trong lịch sử, đặc biệt là vào tháng 7 và tháng 8. Bên cạnh đó, thảm họa cháy rừng còn xảy ra ở một số nước trong khu vực Địa Trung Hải, ví dụ như Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. Hay ở vùng Sicily đã có thời điểm ghi nhận nhiệt độ ngoài trời lên đến 48,8 độ C.

Cũng trong tháng 7, tại miền Tây châu Âu đã có xảy ra lũ quét, không những gây ra thiệt hại nghiêm trọng mà hơn hết còn làm 200 người chết. Hay trận mưa lũ diễn ra tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người. Theo nghiên cứu, do tình trạng biến đổi khí hậu mà đã làm cho các đợt lũ xuất hiện nhiều hơn, tăng ít nhất là 20%. Những minh chứng thực tế này như một hồi chuông cảnh báo để tất cả các quốc gia trên thế giới cần nhanh chóng đưa ra giải pháp hiệu quả nhằm giảm tác động của hiệu ứng nhà kính đến môi trường.
 

Hiện tượng nhà kính
 

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính thường đến từ các loại khí trong tự nhiên, làm thủng tầng ozon, khiến cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên hàng năm. Mà trên thực tế thì những loại khí này thường được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất kinh doanh của con người. Vậy cụ thể thì khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?

1. Khí nhà kính CO2 (Cacbon dioxit)

Khí CO2 giống như một tấm kính dày bao phủ xung quanh Trái Đất, điều đó đã làm cho hành tinh mà chúng ta sống không khác gì nhà kính. Nếu như không có lớp khí quyển này, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái Đất sẽ là -23 độ C. Tuy nhiên, nhờ có quá trình hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái Đất nóng lên 38 độ C, dẫn đến nhiệt độ trung bình thực tế là 15 độ C.

Tuy nhiên, ngày nay các hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác hay những sinh hoạt hàng này đã làm cho lượng khí thải CO2 cũng tăng theo. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên từng ngày và nhiệt độ trong không khí cũng cao hơn. Theo như ước tính của các nha quan học thì trong nửa thế kỷ sau, nhiệt độ Trái Đất có thể tăng lên từ 1,5 - 4,5 độ C.

2. CFC (Cloro floro cacbon)

Khí CFC chính là những hóa chất được sử dụng trong các ngành công nghiệp sau đó xâm nhập vào lớp khí quyển. Loại khí này chiếm khoảng 20% nguyên nhân gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính.

Có thể bạn không tin nhưng khí CFC hình thành nên khi máy điều hòa nhiệt độ trong nhà cửa và trong xe hoạt động, hệ thống làm lạnh của tủ lạnh, trong các quy trình làm sạch thiết bị điện tử, chế tạo sản phẩm bằng chất plastic xốp, một số thuốc xịt,.... Loại khí này trơ về mặt cơ học, không mùi, không cháy nên sẽ có thời gian lưu rất dài. Khi loại khí thải này bay lên tầng khí quyển sẽ làm cho lớp ozon bao bọc xung quanh Trái Đất bị xói mòn. Đây cũng chính là nguyên nhân các tia cực tím của Mặt Trời đi đến mặt đất nhiều hơn.

3. CH4 (Metan)

Một chất gây hiệu ứng nhà kính khác đó là khí metan (CH4) khi chiếm khoảng 13%. Đáng nói hơn đó là mỗi phân tử CH4 có khả năng bắt giữ lượng nhiệt cao hơn 21 lần so với phân tử CO2. Ngày nay, lượng khí thải này ngày càng nhiều hơn trong khí quyển đều là do hoạt động của con người gây nên, có thể là do sự phân hủy của các chất hữu cơ trong rác thải, được sinh ra từ quá trình sinh học hay quá trình sử dụng và đốt nhiên liệu hóa thạch.
 

Khí gây hiệu ứng nhà kính
 

4. O3 (Ozone)

Khí O3 hay còn được gọi là ozon chiếm 8% trong cơ cấu của các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Loại khí này là thành phần chính của tầng bình lưu, thường tập trung ở độ cao từ 19 - 23 km so với mặt đất. Khí O3 có khả năng hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt nên sẽ bảo vệ được hệ sinh quyển.

Tuy nhiên, trong thời gian qua thì mức suy giảm của tầng ozon đã lên đến 5% và nguyên nhân là do sự phá hủy tầng ozon đã vượt quá khả năng tái tạo lại. Trong đó, có bốn tác nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến sự suy giảm tầng ozon đó là do các gốc hydroxyl hoạt động, các nguyên tử oxy, các oxit nitơ và quan trọng nhất đó là vì các hợp chất clo. Khi tầng ozon bị phá hủy cũng đã làm cho lượng mưa axit tăng lên và tạo thành khói quang hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân để dẫn đến hiệu ứng nhà kính.

5. N2O (Oxit nito)

Khí oxit nitơ (N2O) cũng chiếm 5% trong các loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Trong đó, mỗi phân tử N2O có khả năng bắt giữ năng lượng nhiệt lên đến 260 lần so với phân tử CO2.

Một số nguyên nhân khiến cho lượng khí N2O tăng lên nhanh chóng có thể kể đến như: khí thải từ ô tô, xe máy, quá trình đốt cháy rác thải, quá trình sản xuất nông nghiệp và các hoạt động công nghiệp. Hay bên cạnh đó cũng có thể là do kết quả của quá trình nitrat hóa các loại phân bón hữu cơ, vô cơ và các quá trình xử lý nước thải đã làm cho một lượng nhỏ N2O xâm nhập vào khí quyển.

Khi hợp chất này phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao sẽ tạo thành hợp chất nitric oxit (NO). Loại hợp chất này khi xuất hiện trong bầu không khí sẽ có khả năng làm suy yếu tầng ozon. Đáng nói hơn là hàm lượng khí này đang tăng lên hàng năm khoảng từ 0,2 - 3%. Hay nếu tính con số chính xác thì mỗi năm sẽ có khoảng 10 triệu tấn N2O được thải ra môi trường.
 

Nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính
 

6. Các loại khí gây hiệu ứng nhà kính khác

Bên cạnh các loại khí trên thì một số khí khác cũng gây hiệu ứng nhà kính có thể nói đến như: SO2, CF3, hơi nước,.... Mà thực tế là hầu hết các loại khí này đều được sản sinh ra trong các hoạt động của con người. Và cũng chính con người đang phải hứng chịu những tác động do hiệu ứng nhà kính gây ra.

Hiệu ứng nhà kính gây ra những hậu quả gì?

Trong những năm gần đây, hiệu ứng gây gây ra những tác động rõ rệt lên khí hậu, môi trường mà chắc có lẽ hầu như ai cũng có thể cảm nhận được. Cụ thể thì hậu ứng nhà kính đã gây ra những hậu quả sau:

1. Biến đổi khí hậu

Tất các các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, sản xuất tạo ra khí thải trong khí quyển của Trái Đất chính là nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu. Cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng này ngày càng có những biểu hiện rõ rệt và gây ra nhiều tác động tiêu cực lên cả con người cùng với toàn bộ hệ sinh thái.

2. Nóng lên toàn cầu

Bạn có thấy rằng trong những năm gần đây, nhiệt độ dường như đã tăng lên. Đúng vậy, đó chính là vì Trái Đất đang có sự thay đổi ở cấp độ toàn cầu, khiến cho nhiệt độ trong từng giai đoạn lịch sử ngày một tăng gần đã dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Mà nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này đó chính là từ các chất thải nhà kính. Các chất khí, ví dụ như CO2 đã làm cho nhiệt lượng tích tụ trong khí quyển. Điều đó cũng khiến cho lượng bức xạ và nhiệt lượng của Trái Đất thay vì được giải phóng ra ngoài vũ trụ thì nay lại đang bị hấp thụ và giữ lại.

 

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính
 

3. Băng tan và nước biển dâng

Khi nhiệt độ của Trái Đất ngày càng tăng cao thì có thể sẽ làm cho băng tuyết ở Bắc Cực và Nam cực tan ra, mực nước biển tăng nhanh chóng. Đến một thời điểm nhất định thì thế giới sẽ phải đối mặt với nạn hồng thủy. Nếu như mực nước biển cứ liên tục tăng lên theo tốc độ như hiện nay thì có lẽ tương lai không xa, một số quốc gia sẽ không còn xuất hiện trên bản đồ thế giới.

4. Các hiện tượng thời tiết cực đoan

Các chất khí gây nên hiệu ứng nhà kính đã làm cho hệ sinh thái toàn cầu biến đổi theo chiều hướng xấu đi. Ví dụ như hạn hán kéo dài ở nhiều khu vực gây ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân và hệ sinh thái tự nhiên. Hay bên cạnh đó lại có nhiều người phải chịu cảnh lũ lụt trong thời gian dài bởi vì thời tiết cực đoan đã làm cho lượng mưa tăng đột ngột.

5. Tác động tới các loài sinh vật

Môi trường tự nhiên khi đã bị tàn phá cũng sẽ làm cho các loài sinh vật bị ảnh hưởng theo. Sự nóng lên của Trái Đất làm cho điều kiện sống của các loài sinh vật bị thay đổi. Nếu như chúng không thể thích nghi thì một thời gian sau có thể sẽ hoàn toàn biến mất.

Bên cạnh đó, khi môi trường sống của các loài sinh vật dần bị thu hẹp đi cũng là nguyên nhân khiến chúng không còn nhà để ở. Ví dụ như hiệu ứng nhà kính làm cho Trái Đất nóng lên đã gây ra hiện tượng băng tan ở Bắc Cực, ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài gấu đang dần bị thu hẹp. Điều đó đã khiến cho loài động vật này đang phải đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
 

Chất gây hiệu ứng nhà kính
 

6. Ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống con người

Con người là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là cũng chính con người cũng đang phải gánh chịu hậu quả đã gây nên. Các loại bệnh tật xuất hiện ngày càng nhiều làm cho sức khỏe con người đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong đó, nắng nóng hay mưa nhiều sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn và vi sinh gây bệnh phát triển và lây lan nhanh hơn trong cộng động.

Bên cạnh đó, làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao cũng rất nguy hiểm. Bởi vì cơ thể sẽ không kịp để làm mát, khiến cho thân nhiệt tăng lên và nguy cơ dẫn đến tử vong là rất cao. Đó cũng chính là lý do ngày nay có rất nhiều người chết do nắng nóng kéo dài.

Một số cách khắc phục hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là một vấn đề mang tính toàn cầu cần được quan tâm nhiều hơn hiện nay. Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng này, bạn không cần nghĩ đến một thứ gì đó mang tầm vĩ mô mà thực chất chỉ cần một hành động nhỏ hàng ngày cũng tạo ra hiệu quả to lớn. Cụ thể, một số giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính bạn hoàn toàn có thể thực hiện được đó là:

1. Trồng nhiều cây xanh

Cây xanh được xem là một giải pháp hiệu quả nhằm khắc phục hiệu ứng nhà kính. Chính vì vậy, trong các cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, những hành động ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng cây xanh và chăm sóc rừng liên là yếu tố đi đầu được nhắc đến và đề cao. Trồng rừng, đặc biệt là những loại cây hấp thụ nhiều khí CO2 trong quá trình quang hợp có tác động rất lớn để giảm lượng khí CO2 trong khí quyển, từ đó hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng được khắc phục đáng kể.

2. Tích cực xử lý ô nhiễm không khí

Các loại khí thải độc hại trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt liên tục thải ra hàng ngày và đó cũng chính là nguyên nhân làm cho ô nhiễm bầu không khí đang ở mức nghiêm trọng trong những năm gần đây, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Điều này đã gây ra những tác động tiêu cực làm phá hủy tầng ozon trong không khí.

Vậy nên, một trong những giải pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính đó là tích cực khắc phục ô nhiễm môi trường không khí, có thể là nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn khí metan, clo, fluor,... thải ra không khí, hạn chế sử dụng hóa chất trong nông và lâm nghiệp, đô thị hóa đúng cách để hạn chế bụi mịn PM 2.5,....

3. Tiết kiệm năng lượng hóa thạch và sử dụng năng lượng sạch

Nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá khi sử dụng không đúng cách sẽ là tác nhân gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính rất lớn. Vậy nên, giải pháp cần làm hiện nay đó chính là hạn chế sử dụng các loại nhiên liệu này và tìm kiếm một nguồn năng lượng sạch khác để thay thế. Đó có thể là các nguồn năng lượng tự nhiên và thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng thủy triều,....
 

Thực trạng hiệu ứng nhà kính hiện nay
 

4. Tiết kiệm điện

Tiết kiệm điện cũng là một biện pháp hiệu quả để giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu. Bởi vì một phần điện tăng được sản sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch, tạo ra một lượng lớn khí CO2. Chính vì vậy, tiết kiệm điện vừa hỗ trợ bảo tồn một nguồn tài nguyên, vừa giúp cho các hộ gia đình tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều này bằng cách tận dụng ánh sáng tự nhiên, sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện và nên nhớ hãy tắt các thiết bị điện khi không sử dụng.

5. Tối ưu hóa phương tiện di chuyển

Phương tiện giao thông góp phần tạo ra một lượng lớn khí khải độc hại, là nguyên nhân gia tăng hiệu ứng nhà kính. Cụ thể, quá trình đốt nhiên liệu của ô tô, xe máy, tàu hỏa, máy bay,... đều sản sinh ra một lượng lớn khí CO2 và khói bụi. Vậy nên, để giảm hiệu ứng nhà kính, bạn có thể hạn chế sử dụng các phương tiện di chuyển này bằng cách đi bộ, sử dụng xe đạp, xe điện,....

6. Sử dụng đồ tái chế

Rác thải cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính. Vậy nên, hãy giảm thiểu lượng chất thải ra môi trường nằm bằng cách ưu tiên sử dụng các sản phẩm có khả năng tái sử dụng thay vì chỉ dùng một lần. Đồng thời, hạn chế sử dụng bao bì nilon, tái chế các vật liệu như: giấy, báo, nhựa, vỏ lon, thủy tinh,... thành các sản phẩm khác có thể tiếp tục sử dụng. Bằng cách này, hàng năm bạn có thể giảm đến 1,2 tấn khí CO2.

7. Nâng cao ý thức và tuyên truyền bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ của một cá nhân hay tổ chức nào mà điều này cần có sự chung tay cùng nhau thực hiện của toàn bộ người dân trên thế giới. Vậy nên, Chính phủ các nước cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và vận động bảo vệ môi trường. Hãy cung cấp cho người dân kiến thức cần thiết về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và mối nguy hại đến hành tinh của chúng ta. Từ đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, vì mục tiêu bảo vệ môi trường sống và các loài sinh vật.
 

Quá trình hiệu ứng nhà kính
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân và thực trạng hiện nay. Có thể nói, khắc phục hiệu ứng nhà kính là điều quan trọng mà Chính phủ của tất cả các quốc gia cũng như người dân cần phải chung tay hành động. Có như vậy, vấn đề này mới được giải quyết một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mà các giải pháp này đối với mỗi người đều không quá khó khăn, chỉ cần một thay đổi nhỏ nhưng khi nhiều người cùng thực hiện là đã mang đến sự thay đổi to lớn cho cuộc sống.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.