Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách được Việt Nam cũng như các nước trên thế giới nêu ra ở các phiên họp định kỳ nhằm đánh giá tình trạng hiện tại cũng như tìm ra hướng giải pháp tối ưu nhất. Đây không chỉ là điều mà Chính phủ, các ban ngành lãnh đạo quan tâm và còn cần phải nhận được sự chung tay bảo vệ của cả cộng đồng. Vậy nên, bạn nên biết 12 giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu và có những hành động thiết thực ngay từ hôm nay.
- Các giải pháp biến đổi khí hậu
- 1. Tiết kiệm năng lượng
- 2. Sử dụng phương tiện công cộng và xe điện
- 3. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
- 4. Giảm tiêu thụ - Biện pháp chống biến đổi khí hậu
- 5. Làm việc gần nhà
- 6. Ăn nhiều rau củ quả
- 7. Bảo vệ rừng - Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu
- 8. Bảo vệ các đại dương
- 9. Hạn chế rác thải nhựa - Giải pháp biến đổi khí hậu
- 10. Nâng cấp cơ sở hạ tầng
- 11. Mỗi cặp vợ chồng nên sinh 1 - 2 con
- 12. Tìm kiếm nguồn năng lượng mới cho tương lai
- Thực trạng và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Một số câu hỏi thường gặp về các giải pháp biến đổi khí hậu
Các giải pháp biến đổi khí hậu
1. Tiết kiệm năng lượng
Theo thống kê, các tòa nhà cao tầng gồm: khách sạn, trung tâm thương mại, khu công nghiệp chiếm khoảng 35 - 40% trong tổng mức tiêu thụ năng lượng điện tại một đô thị. Tuy nhiên, có đến 90% trong số đó không tích hợp một cách hiệu quả việc sử dụng năng lượng điện vào các khâu thiết kế cơ bản và vận hành công trình. Chính điều này đã dẫn đến tác động lớn làm tăng hiệu ứng nhà kính và gây ra biến đổi khí hậu. Đó là còn chưa kể đến về việc tiêu thụ năng lượng tại các hộ gia đình như điện, nước, các loại khí đốt,.... Đây đều là những tác nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến sự biến động của khí hậu.
Chính vì vậy, một trong các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, chống biến đổi khí hậu là tiết kiệm nguồn năng lượng trong sinh hoạt và hoạt động sản xuất. Có thể ưu tiên sử dụng các thiết bị điện dân dụng như bóng đèn compact, các loại pin nạp. Chỉ một thay đổi nhỏ này cũng có thể mang đến lợi ích to lớn. Theo các chuyên gia của Bộ Môi trường Mỹ, chỉ cần mỗi hộ gia đình của quốc gia này thay một bóng đèn dây tóc bằng bóng đèn compact thì ước tính cả nước đã có thể tiết kiệm được năng lượng điện dùng cho khoảng 3 triệu gia đình khác.
2. Sử dụng phương tiện công cộng và xe điện
Nguồn phát khí thải nhà kính khác phải nói đến đó chính là từ các phương tiện giao thông vận tải. Vậy nên, một trong những cách để giảm đáng kể nhu cầu nhiên liệu cho giao thông, đồng thời cũng là giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu là sử dụng các phương tiện công cộng hoặc chuyển sang đi bộ, đi xe đạp, xe điện hay hình thức vận chuyển khác không đòi hỏi bất cứ thứ gì khác ngoài năng lượng con người.
Bên cạnh đó, cắt giảm những chuyến du lịch đường dài cũng là một trong các giải pháp đáng để được cân nhắc, nhất là những chuyến đi bằng máy bay - một trong những nguồn phát sinh khí thải nhanh nhất và tạo ra nguồn khí thải tồi tệ cho khí quyển. Không chỉ vậy, các chuyến bay cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trái đất nóng lên mà hiện tại vẫn chưa có một giải pháp nào thay thế khả thi.
3. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch
Có lẽ loại bỏ việc đốt than, dầu và khí đốt tự nhiên là thách thức rất lớn, không chỉ tại Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bởi vì người dân của hàng chục quốc gia phát triển lẫn đang phát triển đều thực hiện các hoạt động sống, sinh hoạt ngày ngày như: ăn, mặc, làm việc, vui chơi, nghỉ ngơi,...phần lớn đều dựa vào những loại nhiên liệu hóa thạch.
Ngoài ra, dầu mỏ được xem là “chất bôi trơn” của nền kinh tế toàn cầu. Rất nhiều mặt hàng phổ biến được tạo nên từ loại nhiên liệu này, là cơ sở cho việc di chuyển của con người lẫn vận chuyển hàng hoá. Cũng theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, than đá là chất nền, cung cấp một nguồn năng lượng điện tiêu thụ trên toàn thế giới.
Có thể thấy, năng lượng hóa thạch đóng góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, có một sự thật là với lượng tiêu thụ lớn như hiện nay thì đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu, nhưng lại chưa có giải pháp nào để thay thế hoàn toàn nguồn nhiên liệu này. Điều chúng ta có thể làm đó chính là cố gắng sử dụng các lựa chọn khác an toàn cho môi trường hơn khi có thể. Ví dụ như dùng dầu diesel sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời,....
Bên cạnh đó, bạn cũng không thể bỏ qua nguyên nhân gây biến đổi khí hậu toàn cầu đó là khí thải từ nhà máy, khu công nghiệp. Các hoạt động sản xuất dẫn ra liên tục, đòi hỏi tiêu tốn một lượng lớn nhiên liệu hóa thạch, đồng thời còn sản sinh ra các chất độc hại là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Đặc biệt, tại Việt Nam có hai thành phố lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành nơi tập trung các hoạt động sản xuất lớn nhất cả nước. Đồng thời, đây cũng là hai khu vực có mức ô nhiễm không khí cao nhất.
4. Giảm tiêu thụ - Biện pháp chống biến đổi khí hậu
Có một giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đó chính là mua ít đồ hơn hoặc sử dụng đồ tái chế, sống tối giản. Cắt giảm lượng tiêu thụ sẽ giúp đốt cháy ít nhiên liệu hóa thạch hơn trong các hoạt động sản xuất và vận chuyển sản phẩm trên toàn cầu.
Hãy đưa ra cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ trước khi mua hàng. Ví dụ như thay vì mua một chiếc xe ô tô mới, bạn có thể mua lại xe cũ hoặc chọn mua xe hoạt động với động cơ hybrid để tiết kiệm nhiên liệu trong thời gian dài. Hơn hết hành động này còn góp phần hạn chế quá trình sản xuất xe mới.
5. Làm việc gần nhà
Theo nghiên cứu, cứ khoảng một gallon nhiên liệu (tương đương khoảng 4,5 lít) để xe hoạt động sẽ tạo ra khoảng 9kg CO2 phát tán ra không khí. Điều này đồng nghĩa với việc nếu chỗ làm của bạn xa, phải di chuyển một đoạn đường dài và tạo ra thêm nhiều lượng khí thải hơn. Vậy nên, một giải pháp ở đây đó là ưu tiên chọn những nơi làm việc gần nhà để giảm thời gian di chuyển trên đường. Hay bên cạnh đó, bạn cũng có thể đi bộ hoặc sử dụng xe đạp. Đây là một giải pháp vừa tăng cường sức khỏe cho bản thân, vừa có lợi cho môi trường. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn làm việc tại nhà hoặc ngắt quãng ngày lên công ty để giảm nhiên liệu tiêu thụ.
6. Ăn nhiều rau củ quả
Có rất nhiều nghiên cứu bàn về việc cân bằng dưỡng chất trong cơ thể thông qua kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau. Tuy nhiên, khi đặt điều này đối với vấn đề biến đổi khí hậu, thực trạng ô nhiễm môi trường thế giới lại không hề đơn giản.
Trong khi những người chăn nuôi nói rất nhiều về vitamin, chất đạm, chất béo,... có trong thịt, cá, tôm mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Cũng không thể phủ nhận rằng đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho cơ thể. Nhưng điều này chỉ thật sự đúng khi chúng ta ăn một lượng vừa đủ. Có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể giảm lượng tiêu thụ thịt cá hàng ngày mà cơ thể vẫn hoàn toàn khoẻ mạnh. Hơn hết là khi xét về yếu tố môi trường thì ngành chăn nuôi cũng tạo ra các loại khí độc gây hiệu ứng nhà kính.
Bên cạnh đó, một số chất có trong thịt cá cũng chứa trong rau củ và bạn hoàn toàn có thể thay thế. Vậy thì tại sao bạn không ăn nhiều rau củ quả hơn trong các bữa ăn hàng ngày? Hiện nay việc canh tác hữu cơ, gieo trồng các loại rau củ quả không dùng phân hóa học, thuốc trừ sâu đang rất được khuyến khích. Điều này nhằm giảm lượng khí thải và các chất độc hại thải ra môi trường và vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất tốt cho cơ thể.
7. Bảo vệ rừng - Giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu
Trong sáu tháng đầu năm 2022, chỉ tính riêng Việt Nam đã xảy ra 4.688 vụ xâm phạm hoặc gây ảnh hưởng đến rừng, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên. Điều này đã làm cho 610ha rừng của nước ta bị tàn phá. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gia tăng lượng cacbon trong khí quyển. Vậy thì giải pháp của biến đổi khí hậu toàn cầu chúng ta cần làm ở đây là gì?
Trước tiên, điều mà Chính phủ cần làm đó chính là nâng cao ý thức của người dân, để họ thấy rõ tác hại của việc chặt phá rừng gây ra ảnh hưởng về mọi mặt. Quản lý và bảo vệ chặt chẽ rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, cân bằng lượng gỗ khai thác với việc trồng rừng. Bằng cách này cũng đã góp phần loại bỏ được một lượng khí thải đáng kể. Bên cạnh đó, nếu bạn mua các sản phẩm bằng gỗ, ví dụ như đồ nội thất nên ưu tiên mua hàng đã qua sử dụng hoặc gỗ được chứng nhận khai thác bền vững. Rừng không chỉ là lá phổi của Trái Đất, hơn hết chúng còn là hy vọng của nhân loại trong việc hạn chế biến đổi khí hậu.
8. Bảo vệ các đại dương
Không chỉ rừng mà các đại dương trên thế giới cũng góp một phần trong việc hấp thụ lượng lớn khí CO2 từ khí quyển, giúp cho khí hâu luôn được giữ ở mức ổn. Tuy nhiên, hiện nay những vùng biển lại đang gặp nguy hiểm với các hoạt động khai hoang dầu khí hoặc khai thác ở biển sâu. Vậy nên, một trong những điều cần được Chính phủ cũng như người dân quan tâm đó chính là bảo vệ môi trường biển và cuộc sống của các sinh vật trong đó. Bởi vì đây cũng đồng thời là cách để bảo vệ chúng ta khỏi biến đổi khí hậu.
9. Hạn chế rác thải nhựa - Giải pháp biến đổi khí hậu
Nhựa được làm từ dầu và quá trình chiết xuất, tinh chế để biến dầu thành nhựa có cường độ carbon cao một cách đáng ngạc nhiên. Đặc biệt, sẽ mất rất nhiều thời gian nhựa mới bị phân hủy trong tự nhiên nên nhiều người đã đốt cháy chúng, dẫn đến việc tạo ra khí thải độc hại. Theo dự kiến, nhu cầu về nhựa đang tăng nhanh đến mức việc tạo ra và xử lý nhựa sẽ chiếm 17% ngân sách carbon toàn cầu vào năm 2050. Vậy có giải pháp gì cho điều này? Đó chính là chúng ta cần hạn chế sử dụng nhựa để không tạo thêm lượng chất thải, ưu tiên tái chế nhựa. Bên cạnh đó, hãy ưu tiên sản phẩm làm từ nguyên liệu khác có thời gian phân hủy nhanh để thay thế cho nhựa.
10. Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Các tòa nhà trên thế giới đóng góp đến 1/3 tổng lượng khí thải nhà kính, trong đó chỉ tính riêng Hoa Kỳ thì con số này đã lên đến 43%. Lưới điện dù đã hết công suất hoặc quá tải nhưng nhu cầu sử dụng điện vẫn tăng cao. Những con đường xấu cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng tiết kiệm nhiên liệu của xe,.... Vậy nên, đầu tư vào cơ sở hạ tầng mới, xây dựng cầu đường, hệ thống đường điện,... được xem là giải pháp hiệu quả để cắt giảm khí thải nhà kính, đồng thời còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển.
Tất nhiên, để nâng cấp cơ sở hạn tầng thì cần một lượng lớn vật liệu. Trong đó, xi măng cũng là một nguồn phát thải khí nhà kính lớn để xây dựng lại các tòa nhà, đường xá. Hay việc khai thác đồng và các nguyên tố khác cho hệ thống dây điện và truyền tải điện cũng gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo nên các tòa nhà tiết kiệm năng lượng, cải tiến quy trình sản xuất xi măng,... để giảm phát khí thải nhà kính.
11. Mỗi cặp vợ chồng nên sinh 1 - 2 con
Hiện nay, tổng dân số thế giới đang là khoảng hơn 7,8 tỷ người và đang tăng lên hàng năm. Tuy nhiên, vẫn chưa có một ai biết hành tinh của chúng ta có thể chứa đựng được bao nhiêu người, nhưng rõ ràng là mức tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người cũng là một trong những nguyên nhân gây biến đổi khí hậu.
Sau những khuyến khích của Chính phủ các nước về việc hạn chế sinh nhiều con thì cũng đã phần nào giảm thiểu được tình trạng bùng nổ dân số. Một số quốc gia đã áp dụng phương án chỉ sinh một con để mang đến nhiều lợi ích thiết thực, sự phát triển bền vững và khả thi trong tương lai. Tuy nhiên, quy tắc một con trên mỗi cặp vợ chồng cũng không bền vững đối với một quốc gia khác và không có con số hoàn hảo cho dân số loài người. Nhưng rõ ràng là nhiều người hơn đồng nghĩa với việc phát thải khí nhà kính nhiều hơn.
12. Tìm kiếm nguồn năng lượng mới cho tương lai
Thay thế nhiên liệu hóa thạch, tìm kiếm nguồn năng lượng mới cho tương lai chính là thách thức lớn của thế kỷ XXI. Có rất nhiều giải pháp được đưa ra, ví dụ như ethanol chiết xuất từ cây trồng hay hydro được điện phân ra khỏi nước. Tuy nhiên, tất cả chúng đều có một số nhược điểm và không có sản phẩm nào là có sẵn.
Cụ thể, sử dụng nhiên liệu sinh học có thể tạo ra một số tác động tiêu cực, ví dụ như đẩy giá lương thực lên cao, tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với những gì chúng sản xuất ra. Hay việc tạo ra khí hydro cần đòi hỏi cải tạo khí tự nhiên để bẻ gãy các phân tử nước. Xe điện hybrid chạy dầu diesel sinh học có thể cung cấp giải pháp giao thông ngắn hạn nhưng vẫn dựa vào điện, mà điện chủ yếu lại được tạo thành bằng cách đốt than,.... Có thể thấy, vẫn chưa có một nguồn năng lượng nào không tồn tại nhược điểm. Tuy nhiên, chúng ta có thể mong chờ những phát minh mới trong tương lai để tạo ra nguồn năng lượng tích cực hơn.
Thực trạng và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Đặc biệt là diễn biến trong những năm gần đây ngày càng phức tạp và rất khó để kiểm soát. Cụ thể, từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức nguy hiểm nghiêm trọng, các dấu hiệu của biến đổi khí hậu rõ ràng nhất đó là xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết lạ.
Ví dụ như mưa giông trái mùa vào tháng 2 ở ven biển miền Tây Nam Bộ, động đất ở Kon Tum rung lắc lên đến 4,1 độ richter vào tháng 4, mùa hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với hàng năm và có một số thời điểm còn xuất hiện sương mù. Hơn hết đó là trong cuối tháng 9 này, các tỉnh miền trung như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,... đang phải chịu những tác động mạnh mẽ của cơn bão Noru, đây là cơn bão được giới chuyên gia nhận định là lớn nhất trong 20 năm qua. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân lây lan nhanh hơn bệnh Covid-19, sốt rét, sốt xuất huyết, gia tăng bệnh tim mạch, phổi,... và còn rất nhiều hậu quả khác mà chúng ta đang phải gánh chịu.
Để đưa ra biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu và thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam, văn phòng Chính phủ đã thực hiện Phiên họp lần thứ ba để triển khai thực hiện cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Theo đó, Ban Chỉ đạo, các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ trưởng, Thứ trưởng các cơ quan đã quyết liệt triển khai để hoạt thành mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Cụ thể đó là:
- Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
- Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí metan của ngành giao thông vận tải.
- Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.
- Kế hoạch hành động giảm phát thải khí metan đến năm 2030.
- Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 phù hợp với xu thế chuyển đổi năng lượng xanh, sạch.
- Các địa phương đã tích cực, chủ động vào cuộc tổ chức triển khai, quán triệt về các cam kết tại Hội nghị.
- Công tác truyền thông được đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm.
Bên cạnh đó, còn nhiều đề án và hoạt động, biện pháp bảo vệ môi trường tại Việt Nam cũng được đưa ra nhằm giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
Một số câu hỏi thường gặp về các giải pháp biến đổi khí hậu
1. Khí hậu là gì? Tại sao khí hậu lại quan trọng?
Khí hậu bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như: nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, những hiện tượng xảy ra và nhiều yếu tố khác trong khoảng thời gian dài ở một vùng miền hoặc vị trí xác định. Hay hiểu đơn giản thì khí hậu chính là thời tiết lâu dài ở một nơi, mô tả những thay đổi hàng ngày trong bầu khí quyển. Bạn cũng có thể kiểm tra thời tiết đơn giản bằng cách nhìn ra cửa sổ, nhưng để có thể hiểu được khí hậu thì đòi hỏi phải tập hợp các quan sát dài hạn của mình.
Vậy bạn có biết khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người? Khi những trận bão lũ, động đất xảy đến cũng chính là lúc chúng ta nhận thấy rằng thời tiết và khí hậu có tầm ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào. Sự ảnh hưởng này tác động đến nhiều khía cạnh khác nhau, từ nguồn thực phẩm đến cơ sở hạ tầng, giao thông, từ quần áo chúng ta mặc cho đến nơi ăn ở, sức khỏe và cả tương lai.
Hơn hết, có lẽ bạn cũng thấy rằng khí hậu đang thay đổi theo hướng xấu đi mà nguyên nhân phần lớn đó là đến từ chính con người. Điều này tạo ra những tác động tiêu cực và cũng chính chúng ta đang phải hứng chịu mọi thứ. Không những thế, môi trường và các loài động thực vật hoang dã cũng đang phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu.
2. Đâu là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu?
Hiện nay tình trạng này đã diễn ra ở toàn cầu và là vấn đề cấp bách mà mọi quốc gia cần phải quan tâm hàng ngày. Vậy thì nguyên nhân biến đổi khí hậu là do đâu? Đó chính là những tác động đến từ yếu tố tự nhiên và cả con người. Trong đó, các tác động của tự nhiên như: sự thay đổi của cường độ ánh sáng và điểm đen mặt trời, sự thay đổi của các dòng hải lưu và quỹ đạo trái đất. Tuy nhiên, những sự thay đổi này chỉ tạo nên tác động nhỏ đến biến đổi khí hậu.
Còn nguyên nhân chủ chốt dẫn đến tình trạng này đó chính là vì các hoạt động của con người, ví dụ như: quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chặt phá rừng, sử dụng phương tiện giao thông, sản xuất hàng hóa, năng lượng, lương thực, cấp điện cho các tòa nhà hoặc tiêu thụ quá nhiều,.... Đây đều là những tác động to lớn, làm cho sức khỏe môi trường và bầu khí quyển đang ngày càng đi xuống.
3. Lợi ích của việc chống biến đổi khí hậu là gì?
Không thể phủ nhận rằng tất cả các hoạt động sống của con người, các loài động thực vật hay hơn hết là sự tồn tại của nhân lại chịu ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu. Tuy nhiên, với tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng như hiện nay thì cũng đòi hỏi mọi người phải có ý thức hơn trong với mỗi hành động của mình. Cụ thể, lợi ích của giải pháp cho biến đổi khí hậu đó là:
- Cải thiện tình trạng sức khỏe của cá nhân và cộng đồng.
- Phát triển kinh tế.
- Bảo vệ của cống của tất cả các loài động, thực vật sống trên trái đất.
- Cải thiện sức khỏe môi trường.
- Mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn cho nhân loại.
4. Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không hành động ngăn chặn biến đổi khí hậu?
Nếu không thực hiện các hành động để ngăn chặn biến đổi khí hậu, hành tinh mà chúng ta đang sống có thể sẽ phải chịu đựng nhiệt độ toàn cầu tăng từ 2 - 3 độ C (3 - 7 độ F) vào cuối thế kỷ này. Sự nóng lên toàn cầu sẽ làm cho các tảng băng tan ở Greenland và Nam Cực, gây ra hiện tượng mực nước biển dâng cao, dẫn đến ngập lụt ở hầu hết các thành phố ven biển trên toàn cầu.
Động vật mà chúng ta yêu quý cũng sẽ phải hứng chịu hậu quả của biến đổi khí hậu, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt. Siêu bão, hạn hán và các đợt nắng nóng ngày càng diễn ra phổ biến và cực đoan hơn.
Sản xuất nông nghiệp sẽ giảm mạnh, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, đói kém trên toàn cầu. Nguồn cung cấp nước cũng biết mất, một số nơi còn gần như không thể sinh sống được.
Chống biến đổi khí hậu hiện đang là điều cần được toàn nhân loại quan tâm. Bởi vì điều này cũng chính là đang bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta. Chỉ cần một thay đổi nhỏ, nhưng nhiều người cùng làm sẽ tạo ra được tác động to lớn. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã biết thêm về những giải pháp khắc phục biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng là thay đổi để cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.