Nguyên nhân biến đổi khí hậu và những tác động tới môi trường

Biến đổi khí hậu là một trong những hiện tượng xảy ra trên phạm vi toàn cầu, đã và đang gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, chẳng hạn như: đe dọa đến môi trường sống của các loài sinh vật cũng như con người, làm băng tan và dần dần thu hẹp diện tích lục địa,....Để có thể ngăn chặn và khắc phục những hệ quả này, trước hết chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là gì?

Biến đổi khí hậu trước đây chỉ xảy ra ở một số khu vực và trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên hiện nay, hiện tượng này đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu là do các yếu tố tự nhiên và những tác động của con người tới môi trường.

 

Nguyên nhân chủ yếu gây ra biến đổi khí hậu là gì?
 

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu từ tự nhiên

Sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên có thể gây ra hiện tượng biển đổi khí hậu toàn cầu. Vì thuộc về tự nhiên nên rất khó để ngăn chặn hiện tượng biến đổi khí hậu xảy ra bởi những yếu tố này. Tuy nhiên, đây chỉ là nguyên nhân nhỏ làm thay đổi khí hậu trên toàn cầu. Một số thay đổi của các yếu tố tự nhiên có thể gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu như:

1. Thay đổi cường độ sáng và xuất hiện điểm đen mặt trời

Từ khi mặt trời được hình thành (gần 4,5 tỷ năm) cho đến nay, cường độ sáng mặt trời đã tăng lên 30%. Bên cạnh đó, các điểm đen mặt trời cũng góp phần làm thay đổi bức xạ đến Trái Đất.
 

Nguyên nhân biến đổi khí hậu
 

2. Sự thay đổi của các dòng hải lưu

Những dòng hải lưu ở đại dương luôn di chuyển liên tục. Theo đó, chúng sẽ mang các dòng nước nóng đi khắp hành tinh, góp phần làm nhiệt độ nước biển tăng cao.
 

Nguyên nhân biến đổi khí hậu hiện nay
 

3. Sự thay đổi quỹ đạo Trái Đất

Trái đất của chúng ta quay quanh mặt trời ở trục nghiêng 23,5 độ. Theo thời gian, chỉ số của trục quay này sẽ thay đổi, gây ra một số tác động đến nhiệt độ trên trái đất. Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra rất chậm và chỉ góp phần nhỏ gây ra vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay.
 

Nguyên nhân biến đổi khí hậu là gì?
 

Nguyên nhân biến đổi khí hậu từ hoạt động của con người

Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu hiện nay đó là do các hoạt động của con người. Theo tính toán của các nhà khoa học, con người đang khiến nhiệt độ Trái Đất tăng nhanh hơn 170 lần so với tự nhiên. Những hoạt động này bao gồm:

1. Quá trình công nghiệp hóa

Trong quá trình sản xuất công nghiệp, con người đã liên tục xả khói bụi, khí SO2, NO2, CO, CO2,…ra môi trường. Những loại khí này có tác dụng giữ nhiệt, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ Trái Đất ngày một tăng cao. Không những thế, các loại khí này còn góp phần tạo ra những cơn mưa axit, gây nguy hại cho con người và động thực vật.
 

Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu
 

2. Phá rừng - Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

Rừng được ví như lá phổi xanh của trái đất, giúp hút khí CO2 và thải ra O2. Khi bị chặt phá, lượng khói bụi và khí CO2 thải ra không được xử lý từ đó gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, phá rừng cũng khiến lũ lụt, sạt lỡ xảy ra nhiều hơn.
 

Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
 

3. Sử dụng các phương tiện giao thông

Phương tiện giao thông phục vụ cho nhu cầu di chuyển của con người ngày càng tăng cao. Trong quá trình hoạt động, các phương tiện liên tục xả khói bụi, làm thay đổi thành phần tự nhiên của không khí và dẫn đến ô nhiễm môi trường, góp phần gia tăng hiệu ứng nhà kính.
 

Các nguyên nhân biến đổi khí hậu
 

4. Sản xuất năng lượng

Những vụ rò rỉ, nổ hạt nhân, quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch trong sản xuất năng lượng tạo ra hàng tấn khí bụi và khí nhà kính, góp phần trực tiếp làm thay đổi hệ thống khí quyển cũng như nhiệt độ.
 

Nguyên nhân làm biến đổi khí hậu

 

5. Sản xuất hàng hóa

Có thể nói, các hoạt động sản xuất hàng hóa, công nghiệp có nguồn phát sinh khí thải lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Phần lớn khí thải phát sinh từ việc đốt cháy nhiên liệu để tạo ra năng lượng sản xuất xi măng, sắt, thép, nhựa, quần áo và các mặt hàng khác. Bên cạnh đó, một ngành cũng tạo ra lượng khí thải nhiều không kém đó chính là khai khoáng, xây dựng. Ngoài ra cũng còn nhiều nguyên nhân khác như: hoạt động sản xuất than, dầu, khí đốt, vật liệu nhựa làm từ hóa chất có nguồn gốc nguyên liệu là hóa thạch,....

6. Sản xuất lương thực

Quá trình sản xuất lương thực cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu. Cụ thể, hoạt động này sẽ sản sinh ra khí cacbon dioxit, metan và các loại khí nhà kính bằng nhiều cách khác nhau như: trồng trọt và chăn nuôi, phá rừng, sản xuất và sử dụng phân bón để trồng trọt,.... Tất cả những điều này đều khiến cho hoạt động sản xuất lương thực trở thành mối nguy hại đáng kể và có tác động lớn đến môi trường.

 

Biến đổi khí hậu
 

7. Cấp điện cho các tòa nhà

Chắc hẳn bạn cũng thấy, các tòa nhà, trung tâm thương mại có lượng tiêu thụ điện rất lớn. Điều này đòi hỏi những nơi này phải sử dụng một lượng lớn than, dầu và khí tự nhiên để làm mát hoặc sưởi ấm. Cũng vì điều đó mà một lớn khí thải nhà kính thải ra môi trường mỗi ngày, làm gia tăng nhanh chóng lượng cacbon dioxit.

8. Tiêu thụ quá nhiều gây biến đổi khí hậu

Hàng ngày, bạn và gia đình tiêu thụ rất nhiều năng lượng khác nhau, ví dụ như sử dụng điện, dùng phương tiện di chuyển hàng ngày, rác thải vứt bỏ,.... Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân dẫn đến việc phát sinh khí thải nhà kính. Thực tế là có một lượng lớn khí thải toàn cầu liên quan đến các hộ gia đình và chính lối sống của chúng ta sẽ có tác động rất lớn đến sự sống của toàn cầu.

Những tác động của biến đổi khí hậu tới môi trường

1. Tình trạng nóng lên toàn cầu

Khi nhiệt độ nhà kính tăng lên thì kéo theo đó chính là tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo như nghiên cứu thì thập kỷ 2011 - 2020 ghi nhận có nhiệt độ trung bình nóng nhất trong lịch sử và kể từ năm 1980 thì nhiệt độ của thập kỷ sau luôn cao hơn so với thập kỷ trước. Đồng thời, nhiệt độ tăng lên cũng chính là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh cho con người, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, gây nên các vấn đề về môi môi trường như: rủi ro cháy rừng, băng tan,....


Chống biến đổi khí hậu
 

2. Xuất hiện các cơn bão ngày càng có sức tàn phá nặng nề

Ở nhiều khu vực, các cơn bão có tần suất xuất hiện thường xuyên hơn và càng trở nên khốc liệt, làm tàn phá thiên nhiên, cơ sở vật chất, nhà cửa, cầu đường, gây những mất mát kinh tế lớn và hơn hết là đe dọa mạng sống của con người. Đây là dấu hiệu của biến đổi khí hậu mà chúng ta dễ dàng nhận thấy.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là vì hậu quả biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nước biển nóng lên cũng có ảnh hưởng đến tần suất và quy mô của các cơn bão nhiệt đới, khiến cho lốc xoáy, những trận cuồng phong và bão đều trở nên lớn mạnh hơn

3. Hạn hán - Hậu quả của biến đổi khí hậu

Một số khu vực trên thế giới cũng phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm ảnh hưởng đến nguồn nước. Nóng lên toàn cầu đã khiến cho tình trạng thiếu nước trở nên trầm trọng hơn, làm gia tăng hạn hán nông nghiệp và hệ sinh thái, ảnh hưởng đến mùa vụ,.... Không những thế, hạn hán cũng là nguyên nhân gây ra các trận bãi và cát bụi khắc nghiệt có khả năng di chuyển hàng tỷ tấn các qua các châu lục. Các sa mạc cũng mở rộng hơn, diện tích trồng trọt thu hẹp lại cũng bắt nguồn từ đây và đặc biệt là nhiều người phải chịu.

4. Nước biển dâng

Theo như nghiên cứu, trong hai thập kỷ qua, tốc độ nóng lên của nước biển đã tăng lên nhanh chóng, nước nở ra và làm cho thể tích đại dương ngày một lên cao. Bên cạnh đó các tảng băng tan cũng kéo theo mực nước biển dâng lên, đe dọa cộng đồng sinh vật sống ở ven biển và hải đảo. Đây chính là hậu quả của biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Hơn thế nữa, khi đại dương hấp thụ quá nhiều cacbon dioxit cũng sẽ làm cho tính axit trong nước tăng lên, ảnh hưởng đến sinh vật biển và các rạn san hô.


Hậu quả của biến đổi khí hậu
 

5. Sự biến mất của nhiều loài sinh vật

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động, không những ảnh hưởng đến môi trường sống, con người mà bên cạnh đó còn có cả các loài  động thực vật. Biến đổi khí hậu đã làm cho các sinh vật có tuổi thọ giảm đáng kể, cụ thể là tốc độ biến mất của các loài sinh vật trên thế giới được ghi nhận là đã nhanh hơn gấp 1.000 lần so với các thời điểm khác trong lịch sử loài người. Trong đó, có đến một triệu loài sinh vật đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong vài thập kỷ tới. 

Bên cạnh đó, cháy rừng do biến đổi khí hậu cũng chính là nguyên nhân làm cho các loài sinh vật mất đi nơi sống. Một số loài có thể di cư đến nơi khác sống, nhưng không có nghĩa là loài nào cũng làm được như vậy.

6. Các loại dịch bệnh mới xuất hiện

Một mối đe dọa khác đến con người do biến đổi khí hậu toàn cầu nghiêm trọng đó chính là sự xuất hiện của các loại dịch bệnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Từ những vấn đề như: ô nhiễm không khí, thời tiết cực đoan, thiếu nước sạch, gia tăng nạn đói,... đều sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người. 

Ở một số nơi, con người không thể trồng trọt hay tìm nguồn lương thực, làm cho cơ thể không được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Theo thống kế, hàng năm chỉ tính riêng về các tác động của môi trường đã lấy đi tính mạng của khoảng 13 triệu người. Đây chính là biểu hiện của thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu đang ở mức cấp bách và cần được quan tâm cũng như nhanh chóng khắc phục. 

Có thể nói, những thay đổi về thời tiết chính là nguyên nhân khiến cho không những dịch bệnh xuất hiện nhiều hơn mà còn có khả năng lây lan với tốc độ nhanh chóng. Điều này đã gây ra sức ép đến hệ thống y tế khi không có đủ nguồn nhân lực để đối phó với điều này.


Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
 

7. Tình trạng nghèo đói, di dân

Khi tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng cũng sẽ kéo theo việc con người càng trở nên đói nghèo. Tác nhân từ môi trường cũng là nguyên nhân phá hoại nhà cửa, hệ sinh thái. Sức nóng cũng làm cho công việc trở nên khó khăn hơn, gây ra khan hiếm nước và ảnh hưởng đến mùa vụ. 

Theo thống kê, từ năm 2010 - 2019 ước tính có đến 23,1 triệu người phải di dân đến nơi khác sống do ảnh hưởng của thời tiết và đói nghèo. Trong đó, hầu hết những người di dân này đều đến từ các quốc gia phải chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí hậu.

Chúng ta có thể làm gì để chống biến đổi khí hậu?

Có một sự thật rằng lối sống của chúng ta có ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống. Khoảng ⅔ khí thải nhà kính đều đến từ các hộ gia đình, các ngành năng lượng, giao thông và thực phẩm tạo ra 20% trong tổng khí thải,.... Vậy giải pháp chống biến đổi khí hậu là gì? Ngay từ bây giờ, chúng ta phải làm gì để hạn chế tối đa biến đổi khí hậu? Chỉ từ những hành động nhỏ của chúng ta đều có tác động sâu sắc đến môi người và cũng chính chúng ta có thể thay đổi bằng cách:

- Tiết kiệm năng lượng  tại nhà bằng cách hạ nhiệt độ sưởi, tăng nhiệt độ làm mát, dùng các thiết bị tiết kiệm năng lượng,...

- Đi bộ, đạp xe hoặc dùng phương tiện công cộng để di chuyển.

- Ăn nhiều rau, ngũ cốc, các loại đậu, quả hạch, giảm lượng thịt cá và sữa vì các thực phẩm từ thực vật thường ít phát thải khí nhà kính hơn và cần ít năng lượng, đất và nước hơn.

- Giảm bỏ lượng rác thải thức ăn, hãy sử dụng những gì bạn mua và ủ phân mọi thức ăn thừa.

- Mua ít đồ hơn, mua đồ cũ, sửa chữa những thứ bạn có thể và tái chế.

- Cân nhắc mua xe điện giúp giảm ô nhiễm không khí và ít phát thải khí nhà kính.

- Mua thực phẩm địa phương và theo mùa, đồng thời chọn sản phẩm từ các công ty sử dụng tài nguyên có trách nhiệm với môi trường.

- Cuối cùng đó là lên tiếng và kêu gọi mọi người cùng tham gia hành động để chống biến đổi khí hậu, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.


Thực trạng biến đổi khí hậu toàn cầu
 

Trên đây là những  nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết được nguyên nhân tại sao biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời có những biện pháp để góp phần khắc phục và ngăn chặn hiện tượng này.

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.