Các đại dương trên thế giới và những đặc điểm thú vị

Ngoài phần lục địa, Trái Đất còn được bao phủ bởi đại dương. Hiện nay, diện tích đại dương trên thế giới là khoảng 361 triệu km2 (139 dặm vuông), chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. Hãy cùng Phương Nam 24h tham khảo danh sách các đại dương trên thế giới để biết diện tích cụ thể của từng đại dương là bao nhiêu, đại dương nào lớn nhất, đại dương nào nhỏ nhất và đại dương nào sâu nhất?
 

Danh sách các đại dương trên thế giới
 

Thế giới có bao nhiêu đại dương? 

Trước khi tìm hiểu xem thế giới có bao nhiêu đại dương, trước tiên bạn cần phải hiểu về khái niệm đại dương là gì? Đại dương là những vùng nước mặn rộng lớn bao phủ bề mặt Trái Đất, là khu vực tạo nên phần lớn thủy quyển của hành tinh. Mỗi đại dương được xem là một đại bộ phận quy ước của đại dương thế giới.

Hiện nay, thế giới có 5 đại dương, bao gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Nam Đại Dương và cuối cùng là Bắc Băng Dương. Các đại dương này chiếm đến 71% bề mặt Trái Đất, với tổng diện tích lên đến 361 triệu km2.

Tìm hiểu về các đại dương trên thế giới

1. Thái Bình Dương

Thái Bình Dương là đại dương lớn nhất Trái Đất, có diện tích 165.25 triệu km2 (63.8 triệu dặm vuông) trải dài từ Bắc Băng Dương đến Nam Băng Dương, chiếm 46% diện tích bề mặt vùng nước và bằng khoảng 1/3 tổng diện tích bề mặt Trái Đất. Bao quanh Thái Bình Dương là châu Á, châu Úc ở phía tây và châu Mỹ ở phía đông. Có thể thấy, Thái Bình Dương tiếp giáp với rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 4,280 m. Thể tích nước biển của Thái Bình Dương chiếm khoảng 50.1% thể tích nước của toàn bộ đại dương thế giới. Các con sông lớn và sông dài nhất thế giới hiện nay cũng đa phần đều đổ ra Thái Bình Dương. Nhiệt độ của bề mặt nước cũng như độ mặn có sự thay đổi theo vĩ độ. Những vùng nước càng gần đường xích đạo thì càng nóng và mặn.

2. Đại Tây Dương

Đại Tây Dương được chia thành Bắc Đại Tây Dương với diện tích 41,490,000 km2 và Nam Đại Tây Dương với diện tích 40,270,000 km2. Với tổng diện tích bề mặt là 106,400,000 km², Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 thế giới. Đại dương này được bao quanh bởi châu Mỹ ở phía Tây, châu Âu và châu Phi ở phía Đông. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 3,646 m.

Thể tích nước biển của Đại Tây Dương khoảng 310,410,900 km3. Nhiệt độ của bề mặt nước thay đổi theo vĩ độ, cao nhất ở phía bắc xích đạo và thấp nhất ở các vùng cực. Độ mặn của nước biển ở Đại Tây Dương nằm trong khoảng từ 33‰ đến 37‰ , thay đổi theo mùa và vĩ độ.
 

Các đại dương trên thế giới
 

3. Ấn Độ Dương

Ấn Độ Dương là đại dương nằm ở vĩ tuyến 60o và kinh tuyến 146°55' Đông, có diện tích 75,000,000 km², bao phủ 20% diện tích bề mặt nước trên Trái Đất. Bao quanh Ấn Độ Dương là bán đảo Ấn Độ, Pakistan và Iran ở phía Đông, bán đảo Ả Rập và châu Phi ở phía Tây. Độ sâu trung bình của toàn đại dương là 3,741 m.

Nhiệt độ bề mặt nước biển Ấn Độ Dương ở khoảng 22 - 28 độ C và giảm nhanh về phía Nam do chịu sự chi phối của các dòng chảy vào từ Đại Tây Dương, biển Đỏ và các dòng hải lưu Nam Cực. Độ mặn của nước biển ở Ấn Độ Dương dao động từ 32 - 37‰.

4. Nam Đại Dương

Nam Đại Dương (còn được gọi là Nam Băng Dương) là đại dương nằm ở vĩ tuyến 60° phía nam của đại dương thế giới và có diện tích 20.33 triệu km2. Đại Dương này không tiếp giáp với bất kỳ một lục địa nào mà được bao quanh bởi ba đại dương Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Độ sâu trung bình của Nam Đại Dương là từ 4,000 đến 5,000 m. Nhiệt độ nước biển Nam Đại Dương dao động từ -2 đến 10 °C.

5. Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương có diện tích 14,090,000 km² và là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất. Bắc Băng Dương được bao quanh bởi cực bắc, nơi có băng tuyết bao phủ quanh năm. Độ sâu trung bình của Bắc Bắc Dương là 1,038 mét. Nhiệt độ và độ mặn của bề mặt nước biển ở đại dương này thay đổi theo mùa vào thời gian đóng băng và tan băng.

Do tốc độ bốc hơi thấp, lượng nước ngọt đổ vào từ các sông, suối lớn không nhiều và ít liên hệ với các đại dương cũng như vực nước xung quanh nên độ mặn nước biển của Bắc Băng Dương tương đối thấp. Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng bởi nguyên nhân biến đổi khí hậu mà tình trạng băng tan ngày càng nhiều, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự sống của các loài động thực vật nơi đây và dẫn đến thực trạng nước biển dâng, không chỉ ở Bắc Băng Dương mà còn ở các đại dương trên thế giới. 
 

5 đại dương
 

Một số sự thật thú vị về các đại dương trên thế giới

1. Sự thật về tính chất vật lý của các đại dương

Có nhiều người nghĩ rằng nước biển có màu xanh lam đậm, nhưng trên thực tế thì màu sắc mà bạn nhìn thấy chủ yếu là do màu xanh lam trên bầu trời. Còn thực chất thì nước biển có màu xanh rất nhạt và chỉ có thể nhìn thấy được khi có thể tích lớn. Mặc dù có sự phản chiếu trên bầu trời, tuy nhiên đây cũng không phải là nguyên nhân chính. Nguyên nhân chủ yếu tạo ra màu sắc của đại dương đó là vì sự hấp thụ hạt nhân của các phân tử nước đối với photon màu đỏ từ ánh sáng chiếu tới. 

2. Thám hiểm đại dương

Việc di chuyển bằng tàu thuyền trên bề mặt đại dương đã diễn ra từ lâu, nhưng mãi đến sau này mới thực hiện các khám phá dưới đại dương nhờ vào sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Trong quá trình thám hiểm, người ta đã biết được điểm sâu nhất trong đại dương thuộc Thái Bình Dương và cụ thể là nằm ở phía nam rãnh Mariana, ở gần quần đảo Bắc Mariana. Nơi đây có độ sâu tối đa là 10.923 m (35.838 ft) và được khảo sát chi tiết lần đầu tiên vào năm 1951 bởi con tàu "Challenger II" của hải quân Anh.

Cũng chính vì vậy nên điểm sâu nhất này cũng đã được đặt tên là Challenger Deep. Đến năm 1960, con tàu Trieste đã xuống thành công tới đáy của rãnh. Còn phần lớn các đại dương khác vẫn đưa được thám hiểm và lập bản đồ.

3. Các tầng đại dương

Đại dương được chia ra thành nhiều khu vực và nhiều tầng khác nhau và còn tùy thuộc vào điều kiện vật lý, sinh học của mỗi khu vực. Trong đó, các tầng của đại dương sẽ gồm có:

- Vùng biển khơi

- Vùng chiếu sáng

- Vùng thiếu sáng

- Vùng biển khơi mặt

- Vùng biển khơi trung

- Vùng biển khơi sâu

- Vùng biển khơi sâu thẳm

- Vùng đáy sâu

- Vùng đáy sâu thẳm

- Vùng đáy tăm tối

- Vùng ven bờ

- Vùng đại dương

- Vùng duyên hải

- Vùng liên thủy triều
 

Các đại dương
 

4. Khí hậu phổ biến tại các đại dương

Một dạng thời tiết ấn tượng nhất thường thấy ở các đại dương đó chính là xoáy thuận nhiệt đới, gồm có bão và áp thấp nhiệt đới. Các hải lưu sẽ di chuyển luồng không khí nóng và lạnh hoặc giáng thủy đến vùng ven biển và tạo ra ảnh hưởng đến khí hậu đến các đại dương. Trong đó, Hải lưu vòng Nam Cực thường xoay quanh các châu lục gần đó và có ảnh hưởng đến khí hậu khu vực và nối liền các hải lưu trong những đại dương khác.

5. Có đại dương ngoài Trái Đất không?

Liệu rằng có phải chỉ có 5 đại dương như chúng ta đã biết? Còn có đại dương nào ngoài Trái Đất không? Câu trả lời là có và đã được các nhà khoa học tìm thấy. Điều này đã chứng minh được rằng Trái Đất không phải là thế giới duy nhất có đại dương trong Hệ Mặt Trời

Vào thời kỳ đầu, Sao Hỏa và Sao kim đươc cho là có đại dương nước lớn, hay theo suy đoán phía dưới về mặt của nhiều hành tinh lùn và vệ tinh tự nhiên cũng có các đại dương. Đặc biệt, đại dương Europa được khám phá ra là sở hữu dung tích nước có thể lớn hơn gấp hai lần Trái Đất. Hay đại dương còn có thể tồn tại trên những hành tinh và vệ tinh ngoài hệ Mặt Trời. Có thể thấy, bên ngoài vũ trụ hiện vẫn còn đang tồn tại nhất nhiều đại dương khác đang đợi con người khám phá ra.

Trên đây là thông tin về danh sách các đại dương trên thế giới mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết diện tích cụ thể của từng đại dương là bao nhiêu, đại dương nào có diện tích nhỏ nhất, đại dương nào có diện tích lớn nhất và đại dương nào sâu nhất tính đến thời điểm hiện nay.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.