Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Có thể nói, môi trường là ngôi nhà chung của con người và tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất. Môi trường bao gồm nhiều thành phần và có mối quan hệ mật thiết đối với sự tồn tại, phát triển của con người, hệ sinh thái. Không chỉ cung cấp không gian sống lý tưởng, môi trường còn là nơi chứa đựng và đồng hóa rác thải, cung cấp tài nguyên thiên nhiên, phục vụ cho hoạt động sản xuất của con người. Có tầm quan trọng và ý nghĩa như vậy nhưng môi trường đang dần bị hủy hoại bởi chính con người. Để có thể giải quyết, khắc phục và ngăn chặn tình trạng ô nhiễm hiện nay thì việc đẩy mạnh trách nhiệm bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết. Vậy việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
 

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?
 

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của Nhà nước

Mọi hành vi, hoạt động của người dân đều tuân theo sự quản lý, chỉ đạo của các cơ quan ban ngành Nhà nước. Vậy nên, để tạo sự thống nhất trong công tác bảo vệ môi trường, trách nhiệm của nhà nước là không hề nhỏ. Các cơ quan ban ngành có liên quan cần phải thực hiện công tác tăng cường đội ngũ kiểm tra, giám sát thường xuyên ở các khu công nghiệp, cộng đồng dân cư để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi đe dọa và gây ô nhiễm cho môi trường. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần phải hoàn thiện hệ thống Pháp luật về bảo vệ môi trường, đưa ra hình thức xử phạt đủ sức để răn đe với những cá nhân, tổ chức có hành vi đe dọa đến môi trường.
 

Trách nhiệm bảo vệ môi trường
 

Hiện nay, Luật bảo vệ môi trường đã được Nhà nước ban hành và liên tục có những sửa đổi, hoàn thiện để phù hợp với từng giai đoạn, giúp công tác bảo vệ môi trường được thực hiện tốt hơn.

Trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường

Hàng ngày, chúng ta xả ra ngoài môi trường rất nhiều loại rác thải, chẳng hạn như: Đồ ăn thừa, vỏ chai nhựa, bao bì nilon,...dùng trong sinh hoạt; Hóa chất, phân bón, bao bì, chai lọ,...dùng trong sản xuất nông nghiệp; Nước bẩn, chất thải, khói bụi,...từ các hoạt động sản xuất công nghiệp chưa qua xử lý. Đây đều là những tác nhân góp phần làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Vậy tại sao Nhà nước phải chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khi nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm đều là do ý thức của người dân? Do đó, trách nhiệm bảo vệ môi trường không phải của riêng Nhà nước hay một tổ chức nào đó mà là của toàn xã hội, cộng đồng, đặc biệt là mỗi cá nhân. Chúng ta cần phải nêu cao trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường bằng những việc làm như:

- Tiết kiệm nước sạch và điện ở mọi nơi, từ nhà cho đến cơ quan, trường học,....Thay vì sử dụng điện, chúng ta có thể dùng các nguồn năng lượng khác như: gió, ánh sáng mặt trời, ánh nắng,....để giảm thiểu lượng khí độc hại thải ra ngoài môi trường do quá trình sản xuất điện.

- Về rác thải, trước khi vứt ra môi trường, chúng ta cần phải phân loại để tạo điều kiện cho việc xử lý, tái chế được tiến hành nhanh gọn, dễ dàng và có hiệu quả. Vứt rác đúng nơi quy định để không làm ô nhiễm môi trường, dễ dàng cho việc thu gom.

- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng để giữ gìn sự đa dạng của hệ sinh thái, hạn chế thiên tai, giúp không khí luôn trong lành.

- Ngoài ra, còn rất nhiều việc làm khác mà mỗi cá nhân có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường, chẳng hạn như: tiết kiệm giấy, đi bộ hoặc dùng xe đạp khi có thể, sử dụng xăng sinh học,....
 

Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của chúng ta

Trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn xã hội

Không chỉ xuất phát từ mỗi cá nhân, trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn xã hội cũng cần được nêu cao, đặc biệt là ở các doanh nghiệp, tầng lớp trong xã hội và các chi hội, đoàn thể. Chẳng hạn như:

- Đối với các doanh nghiệp: Trước khi đi vào hoạt động, cần nghiêm túc xây dựng hệ thống xử lý chất thải theo đúng tiêu chuẩn. Tuyệt đối không nên vì sợ tốn kém mà lách luật gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho môi trường.

Đối với các tầng lớp trong xã hội: Đặc biệt là học sinh, sinh viên cần phải rèn luyện ý thức của mình trong việc bảo vệ môi trường bằng cách tham gia các hoạt động, phong trào thu gom rác, dọn vệ sinh đường phố, trồng cây gây rừng,...đồng thời tuyên truyền giúp mọi người xung quanh hiểu được tầm quan trọng của việc làm này.

- Đối với các chi hội, đoàn thể như: Hội phụ nữ, Hội nông dân,....cần phải cùng nhau tuyên truyền và thực hiện các công tác bảo vệ môi trường; Tổ chức tuyên dương, khen thưởng với những cá nhân, gia đình thực hiện tốt; Lên án những hành động đe dọa đến sự trong sạch của môi trường,....
 

Trách nhiệm của mỗi người để bảo vệ môi trường


Với những chia sẻ ở trên của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai. Mỗi bản thân chúng ta không nên có suy nghĩ những việc làm nhỏ của mình sẽ không ảnh hưởng đến ai. Nếu tất cả mọi người đều có chung suy nghĩ đó, môi trường sẽ dần bị thoái hóa. Vậy nên, hãy cùng chung tay, góp sức với các chi hội, đoàn thể và các cơ quan Nhà nước để bảo môi trường cũng là bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.