Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Đất là một trong những thành phần của môi trường và là tài nguyên thiên nhiên quý giá, đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của con người cũng như các loài sinh vật sống khác trên Trái Đất. Không chỉ là tư liệu sản xuất đặc biệt, đất còn là nền móng, là địa bàn phân bố của các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, môi trường đất ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung hiện đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường, chẳng hạn như: làm giảm năng suất cây trồng, gây ra sự cố sụt lún tại các công trình, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của con người. Trong bài này, hãy cùng tìm hiểu về các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay là gì?
 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
 

Như thế nào là ô nhiễm môi trường đất?

Môi trường đất bị ô nhiễm là khi có sự xuất hiện của các tác nhân xấu, làm cho tính chất và các thành phần của đất bị nhiễm bẩn, thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến các quần xã trên và trong lòng đất cũng như đời sống, sức khỏe con người. Các tác nhân làm môi trường đất bị ô nhiễm có thể kể đến:

- Tác nhân hóa học: Bao gồm các thành phần xenobiotic, hydrocacbon dầu, hydrocacbon thơm nhiều vòng, dung môi, kim loại nặng, clo hữu cơ, photpho hữu cơ,....

- Tác nhân sinh học: Các loại ký sinh trùng, trực khuẩn lị, thương hàn,....

- Tác nhân vật lý: Nhiệt độ, chất phóng xạ.
 

Nguyên nhân ô nhiễm đất ở Việt Nam
 

Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất là gì?

Cũng giống như các môi trường khác, nguồn đất hiện nay đang ngày càng trở nên ô nhiễm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, phần lớn là do những hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người và một phần nhỏ bởi sự tác động của các yếu tố tự nhiên.

1. Đất bị ô nhiễm do tác động của tự nhiên

- Mưa bão: Mưa bão làm cho nguồn nước phèn ở một số nơi, di chuyển đến vùng đất mới và làm chúng bị ô nhiễm. Trong nước bị nhiễm phèn thường có chứa các kim loại nặng. Chúng sẽ làm cho vùng đất mới bị nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, từ đó pH môi trường giảm và dẫn đến ô nhiễm.

- Triều cường dâng: Triều cường dâng làm cho rác cùng nước bẩn tràn lên bề mặt đất, sau đó ngấm sâu xuống lòng đất làm ô nhiễm cục bộ ở một khu vực nào đó. Ngoài ra, triều cường dâng còn làm cho nước biển dâng cao. Vì có chứa hàm lượng các muối như: Na+, K+ hoặc Cl- cao nên nước biển làm cho vùng đất mà chúng xâm lấn bị ô nhiễm.

- Gley hóa trong đất: Gley hóa trong đất là một thành phần tự nhiên của môi trường này. Chúng có khả năng sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái như: CH4, N2O, CO2, H2S, FeS,….

- Xác chết động, thực vật: Các loài thực vật và động vật trong tự nhiên khi chết đi, chúng sẽ bị phân hủy và sinh ra những thành phần có hại, làm ô nhiễm môi trường đất.

- Sự lan truyền từ các môi trường bị ô nhiễm khác: Các môi trường nước và không khí đều có thể bị ô nhiễm do một số tác nhân tự nhiên hoặc nhân tạo. Và khi các môi trường này bị ô nhiễm sẽ xuất hiện một số thành phần lạ ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí. Các tác nhân này cũng sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất và gây ra ô nhiễm.
 

Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất
 

2. Đất bị ô nhiễm bởi hoạt động của con người

- Hoạt động sản xuất công nghiệp: Các nhà máy nhiệt điện, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nilon,...khi hoạt động đều xả ra môi trường một lượng lớn chất thải. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 40% số chất thải đó đã được đưa qua hệ thống xử lý. Số còn lại chứa những chất độc hại, sẽ làm cho môi trường đất bị ô nhiễm. Ngoài ra, các hoạt động khai thác quặng, dầu mỏ, khí đốt,...cũng làm phát sinh ra các chất độc hại, khó phân hủy, đặc biệt là kim loại khiến cho môi trường đất ngày càng bị ô nhiễm nặng nề.

- Hoạt động sản xuất nông nghiệp: Việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...giúp nâng cao năng suất của cây trồng. Tuy nhiên, lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật chỉ được cây trồng hấp thụ một nửa. Số dư lượng còn lại sẽ ngấm xuống đất, làm các thành phần trong đất thay đổi và dẫn đến ô nhiễm. Ngoài ra, phân, nước tiểu, thức ăn thừa,...của gia cầm, gia súc trong quá trình chăn nuôi, không được xử lý đúng cách cũng là nguyên nhân làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.

- Rác thải sinh hoạt: Những loại rác thải hàng ngày của con người như thức ăn thừa, bao bì ni lông, phần bỏ đi của thực phẩm trong quá trình chế biến, chai lọ,...nếu không được phân loại, vứt đúng nơi quy định mà xả bữa bãi ra môi trường sẽ làm cho nguồn đất, nước và cả không khí bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, tro than thải ra từ hoạt động nấu nướng hay sưởi ấm của con người cũng làm cho đất bị ô nhiễm.
 

Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất
 

Trên đây là những nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường đất mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã biết tại sao môi trường đất ở nước ta hiện nay lại bị ô nhiễm trầm trọng như vậy, từ đó có những hành động tích cực, thay đổi thói quen xấu hàng ngày để bảo vệ tài nguyên đất cũng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Tham khảo thêm: Các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường hiện nay

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Gen Z là gì? Những đặc trưng có 1-0-2 của thế hệ Gen Z

Thế hệ Gen Z là một cộng đồng trẻ trung, sôi nổi, nhiệt huyết và đầy năng lượng, luôn mang trong mình những tư tưởng bức phá táo bạo.  
Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng thuyết trình là gì? Bí kíp nâng cao kỹ năng thuyết trình

Không phải ai sinh ra cũng tự nhiên sở hữu khả năng thuyết trình xuất sắc, tuy nhiên có nhiều phương pháp giúp bạn rèn luyện kỹ năng này. 
KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

KOC là gì? Điểm khác biệt giữa KOL và KOC marketing

Hiểu rõ KOL là gì cũng như sự khác biệt giữa KOL và KOC sẽ giúp bạn chọn được hình thức tiếp thị phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp.  
Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định là gì? Quy trình ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng ra quyết định không chỉ là khả năng lựa chọn mà còn liên quan chặt chẽ đến quá trình tư duy, xử lý thông tin và phân tích tình huống.  
Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là gì? Bí thuật cải thiện tâm trạng khi bị tụt mood

Mood là màu sắc tạo nên bức tranh cuộc sống, có ảnh hưởng đến quyết định, hành động và thậm chí cả cách bạn tương tác với mọi người. 
Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là gì? Cách để trở thành Influencer thành công

Influencer là những cá nhân có thể tác động đến hành vi, suy nghĩ và quyết định mua sắm của một nhóm đối tượng hoặc cả cộng đồng.