Đại lý là gì? Các vấn đề quan trọng về đại lý bạn cần nắm rõ

Đại lý đóng vai trò đơn vị trung gian hỗ trợ nhà sản xuất trong việc phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng một cách nhanh chóng hơn. Với vị trí quan trọng như vậy thì ngày càng có nhiều đại lý xuất hiện ở cả nông thôn lẫn thành thị, góp phần thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và kích thích sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, dù mô hình này khá phổ biến nhưng lại ít người thực sự hiểu rõ đại lý là gì? Vì lẽ đó, để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện hơn thì dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những vấn đề quan trọng về đại lý bán hàng mà bất kỳ dân kinh doanh nào cũng cần nắm rõ.
 

Đại lý là gì? Các vấn đề quan trọng về đại lý bạn cần nắm rõ
 

Đại lý là gì?

Trong lĩnh vực kinh tế, đại lý được xem như một hành vi thương mại, trong đó, bên giao đại lý (doanh nghiệp sở hữu sản phẩm, dịch vụ cần bán) thoả thuận với bên đại lý về việc sử dụng danh nghĩa của mình để thực hiện một số công việc được uỷ thác nhằm hưởng thù lao tương xứng. Hiểu một cách đơn giản, đây là đơn vị trung gian tạo nên cầu nối gắn kết giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng, đảm nhận trách nhiệm phân phối sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay khách hàng.

Trong mô hình này, đại lý và doanh nghiệp sẽ có một thỏa thuận chung. Đại lý sẽ tiến hành bán các sản phẩm theo sự ủy quyền của bên giao đại lý và đổi lại doanh nghiệp đó cần phải thanh toán một mức hoa hồng tương ứng cho đại lý.

Ví dụ, Honda cho phép cá nhân hoặc đơn vị kinh doanh trở thành đại lý phân phối dòng xe của họ tại một số khu vực như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh. Tương tự, Vietnam Airlines cũng ủy quyền cho một số cá nhân bán vé máy bay với khả năng tiếp cận nhiều khách hàng nhỏ lẻ hơn.

Các hình thức đại lý phổ biến hiện nay

Dựa trên Điều 169 Văn bản hợp nhất Luật Thương mại năm 2019, các hình thức đại lý phổ biến hiện nay được quy định cụ thể như sau:

1. Đại lý bao tiêu

Đại lý bao tiêu là hình thức mà bên đại lý sẽ thực hiện toàn bộ quá trình mua, bán hàng hóa hoặc cung ứng một dịch vụ trọn gói cho bên giao đại lý. Nói một cách đơn giản, đại lý bao tiêu sẽ mua sản phẩm từ doanh nghiệp và sau đó bán chúng hoặc cung cấp dịch vụ tới khách hàng của mình. Lúc này, bên giao đại lý sẽ được phép ấn định giá bán cho đại lý và phía đại lý cũng có quyền tự quyết định giá bán hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho người tiêu dùng. Như vậy có thể thấy, thù lao của đại lý chủ yếu đến từ sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm. Điều này giải thích tại sao, dù có cùng loại hàng hóa và xuất xứ chính hãng nhưng bạn hoàn toàn có thể mua được với giá khác nhau. 

Ngoài ra, hình thức đại lý bao tiêu tuy mở rộng quyền lực của đại lý đối với giá bán lẻ nhưng lại đặt ra yêu cầu ràng buộc cho đại lý về việc phải bán hết toàn bộ lượng hàng đã mua. Do đó để tránh rủi ro quá lớn thì đại lý bao tiêu thường được áp dụng với các hợp đồng ngắn hạn hoặc theo mùa vụ như việc thu mua nông sản trong mùa thu hoạch.

2. Đại lý độc quyền

Đây là hình thức mà tại một khu vực nhất định, bên giao đại lý chỉ ủy thác cho một đối tác duy nhất để thực hiện quá trình mua bán hoặc cung ứng một số sản phẩm / dịch vụ nhất định. Nói một cách khác, đại lý độc quyền là việc trao quyền cho duy nhất một đơn vị trung gian để tiến hành giao dịch mua bán hoặc cung ứng dịch vụ tại một phạm vi địa giới hành chính cụ thể. Như vậy có thể thấy, hình thức này không hạn chế về khối lượng hàng hóa mà chỉ giới hạn về vị trí địa lý đã được xác định trước.

3. Tổng đại lý

Đây là hình thức mà bên đại lý sẽ tạo ra một hệ thống đại lý con trực thuộc, chịu sự giám sát của tổng đại lý nhằm phục vụ mục đích mua bán hoặc cung ứng hàng hóa / dịch vụ cho doanh nghiệp. Với tư cách là một chủ thể pháp nhân, tổng đại lý đóng vai trò như người đại diện hợp pháp cho toàn bộ hệ thống đại lý trực thuộc.

4. Các hình thức đại lý khác

Ngoài các loại đại lý đã nêu trên, hệ thống Pháp luật Việt Nam còn chấp nhận sự xuất hiện của một số hình thức đại lý khác như đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3,  đại lý hoa hồng,.... Trong đó, sự phân định và thỏa thuận giữa bên giao đại lý với bên đại lý là cơ sở để tạo ra những hình thức đại lý này.
 

Đại lý là gì?
 

Đặc điểm của hình thức đại lý bạn cần nắm rõ

Ngoài việc hiểu rõ khái niệm đại lý là gì thì bạn cũng cần nắm vững những điểm đặc trưng của đại lý để có cái nhìn toàn diện hơn về đơn vị trung gian này, cụ thể

Thứ nhất, hoạt động đại lý diễn ra giữa bên giao đại lý và bên đại lý

Theo Điều 167 của Luật Thương mại thì cả bên giao đại lý lẫn bên đại lý đều phải là thương nhân, tức là các tổ chức kinh tế hợp pháp và có đăng ký giấy phép kinh doanh. 

- Bên giao đại lý là:

+ Thương nhân / doanh nghiệp giao hàng hóa cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua.

+ Thương nhân / doanh nghiệp uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.

 - Bên đại lý là:

+ Thương nhân / doanh nghiệp nhận hàng hóa / dịch vụ để làm đại lý bán.

+ Thương nhân / doanh nghiệp nhận tiền mua hàng hóa để làm đại lý mua.

+ Đơn vị nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.

Thứ hai, quan hệ đại lý thương mại được xác lập trên quan hệ hợp đồng

Điều 168 của Luật Thương mại năm 2005 quy định rằng hợp đồng đại lý phải được trình bày dưới dạng văn bản hoặc những hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, fax, telex, thông điệp dữ liệu,....

Trong đó, hợp đồng đại lý cần phải nêu rõ sự đồng thuận giữa đôi bên về nhiều điều khoản quan trọng như quyền, nghĩa vụ của các bên, thù lao của đại lý, hiệu lực của hợp đồng, hình thức của đại lý, điều khoản liên quan đến hàng hóa, dịch vụ đại lý,....

Thứ ba, bên giao đại lý là chủ sở hữu hàng hóa hoặc tiền giao cho bên đại lý

Trong quá trình thực hiện hoạt động đại lý, bên đại lý không đóng vai trò là người mua hàng từ bên giao đại lý mà thay vào đó, họ chỉ là người nhận hàng để chuyển tiếp bán cho bên thứ ba. Và chỉ khi sản phẩm được bán đi thì quyền sở hữu hàng hóa mới chuyển từ bên giao đại lý sang cho bên thứ ba.
 

Đại lý bán hàng
 

Quy định về thời hạn đại lý

Theo quy định tại Điều 177 Luật Thương mại năm 2005 thì thời gian chấm dứt đại lý được nêu rõ như sau:

- Trừ khi có thoả thuận khác, nếu không thì thời gian chấm dứt hợp đồng đại lý chỉ xảy ra sau một khoảng thời gian hợp lý nhưng không được ít hơn sáu mươi ngày, tính từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên còn lại về quyết định chấm dứt hợp đồng đại lý.

- Trừ khi có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại lý thông báo về việc chấm dứt hợp đồng dựa theo quy định trên thì bên đại lý có quyền đòi bên giao đại lý bồi thường một số tiền tương đương với thời gian đã làm đại lý cho họ. Trong đó, giá trị của khoản bồi thường được xác định bằng một tháng thu nhập trung bình của đại lý trong mỗi năm làm đại lý cho bên giao đại lý. Trong trường hợp thời gian làm đại lý dưới một năm, khoản bồi thường sẽ được tính là một tháng thu nhập trung bình trong thời gian nhận đại lý.

- Nếu việc chấm dứt hợp đồng là theo yêu cầu của bên đại lý, bên đại lý sẽ không được yêu cầu bồi thường cho thời gian đã làm đại lý cho bên giao đại lý.

Mức thù lao đại lý hiện nay là bao nhiêu?

Theo điều 171 Luật Thương mại năm 2005, mức thù lao của cửa hàng đại lý được quy định chi tiết như sau:

- Thù lao của bên đại lý sẽ được trả dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá nếu không có thỏa thuận nào khác giữa đôi bên.

- Nếu bên giao đại lý đã xác định giá mua / bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng thì bên đại lý sẽ nhận được hoa hồng theo tỷ lệ phần trăm áp dụng trên giá mua, giá bán, hoặc giá cung ứng dịch vụ đó.

- Trong trường hợp bên giao đại lý không xác định giá mua / bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng mà chỉ định giá giao đại lý thì bên đại lý sẽ nhận được thù lao từ khoảng chênh lệch giá. Mức thù lao này được xác định dựa trên sự chênh lệch giữa giá mua / bán cho khách hàng so với giá do bên giao đại lý ấn định cho bên đại lý.

- Trường hợp không có thỏa thuận cụ cụ thể thì mức thù lao của cửa hàng đại lý sẽ được tính như sau:

+ Cách 1: Mức thù lao thực tế đã được trả trước đó.

+ Cách 2: Trong trường hợp không thể áp dụng cách 1 thì mức thù lao đại lý sẽ là mức thù lao trung bình được áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ mà bên giao đại lý đã trả cho các đại lý khác.

+ Cách 3: Nếu không áp dụng được 2 cách trên thì mức thù lao đại lý được tính theo mức thù lao thông thường áp dụng cho cùng loại hàng hoá, dịch vụ trên thị trường kinh doanh.
 

Hê thống đại lý
 

Phân biệt giữa đại lý và nhà phân phối

Trong hệ thống kênh phân phối truyền thống, đại lý và nhà phân phối đóng vai trò quan trọng, đều là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Mặc dù cả hai đều có nhiệm vụ chuyển giao sản phẩm từ nguồn cung đến điểm tiêu thụ, nhưng chúng lại mang đến những đặc tính và chức năng riêng biệt. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa đại lý và nhà phân phối, chúng ta cần thực hiện so sánh thông qua những tiêu chí sau:

 

Cơ sở để so sánh

Đại lý bán hàng

Nhà phân phối

Khái niệm

Một cá nhân hay tổ chức kinh doanh thực hiện việc mua bán hàng hóa từ nhà phân phối hay đơn vị sản xuất và chuyển giao chúng đến người tiêu dùng cuối cùng.

Một cá nhân hay tổ chức kinh doanh có liên quan đến việc cung cấp hàng hóa cho các đại lý và doanh nghiệp khác thường được gọi là nhà phân phối.

Mô hình hoạt động

Đại lý là đơn vị trung gian giữa nhà phân phối hàng hóa và người tiêu dùng

Nhà phân phối là bên trung gian giữa nhà sản xuất với các đại lý của họ.

Phạm vi hoạt động

Thường giới hạn là trong một thôn, xã, quận, huyện. (tùy vào mỗi chính sách công ty và ngành nghề)

Phạm vi hoạt động lớn thường là trong 1 tỉnh, miền hoặc lớn hơn

Tư cách pháp nhân

Không nhất định phải có

Phải có pháp nhân theo luật pháp Việt Nam

Quan hệ mua bán

Nhà phân phối và người tiêu dùng

Nhà sản xuất và đại lý

Doanh số

Chỉ tiêu doanh số nhỏ hoặc không cần.

Cam kết chỉ tiêu doanh số lớn tùy vào yêu cầu của mỗi công ty.

Cạnh tranh

Tính cạnh tranh cao

Mức độ cạnh tranh vừa phải

Mặt bằng – cửa hàng

Phải có cửa hàng để kinh doanh

Không nhất định phải có cửa hàng

Kho

Có thể có hoặc không vì khi cần có thể gọi nhà phân phối mang đến

Phải có kho để chứa lượng lớn hàng hóa

Hàng tồn kho

Không cần phải trữ quá nhiều

Buộc phải luôn đảm bảo lượng hàng tồn kho lớn để đáp ứng nhu cầu của những đại lý tuyến dưới.

Bộ phận điều hành quản lý

Người bán và người giao hàng

Kho, kế toán, đội vận chuyển, đội bán hàng…

Điều kiện trở thành đại lý /  nhà phân phối

Dễ dàng và không yêu cầu quá nhiều điều kiện phức tạp

Khó bởi vì cần phải đáp ứng các tiêu chí của công ty, nhà sản xuất hàng hóa.

Tiềm lực tài chính

Không cần quá nhiều ngân sách

Cần nhiều (tùy thuộc vào độ phủ) vì phải trữ hàng

Yêu cầu về kinh nghiệm

Không cần kinh nghiệm

Cần nhiều kinh nghiệm

Nhân viên kinh doanh riêng

Không cần

Cần để chăm sóc các đại lý bán hàng

Quyền lợi (tùy vào mỗi công ty)

Thông tin đại lý thường được xuất hiện trên website công ty, giúp tăng độ nhận biết.

Được cung cấp các phần mềm quản lý chuyên nghiệp

 

Của hàng đại lý
 

Như vậy qua bài viết này, Phương Nam 24h đã chia sẻ đến bạn khái niệm đại lý là gì cũng như một số thông tin quan trọng mà người đọc nên nắm rõ khi muốn tìm hiểu về hình thức kinh doanh trung gian này. Hy vọng với nội dung trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về vai trò quan trọng của đại lý trong chuỗi cung ứng và phân phối hàng hóa trên nền kinh tế thị trường. 

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.