Thị trường kinh doanh là gì? Tất tần tật về thị trường kinh doanh

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà hoạt động sản xuất và kinh doanh ngày càng phát triển do sự hội nhập kinh tế thì số lượng nhà đầu tư tham gia cũng tăng lên. Do đó, việc hiểu rõ về thị trường trở thành chìa khóa quan trọng để doanh nghiệp đạt được hiệu suất lợi nhuận tối đa trong môi trường cạnh tranh. Vậy thị trường kinh doanh là gì? Có những thành tố nào và hoạt động ra sao? Hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin chi tiết dưới đây nhé.
 

Thị trường kinh doanh là gì? Tất tần tật về thị trường kinh doanh
 

Thị trường kinh doanh là gì?

Thị trường kinh doanh là quá trình mà cá nhân hoặc doanh nghiệp này bán sản phẩm / dịch vụ của mình cho những đơn vị trung gian để họ sử dụng làm nguyên liệu tiếp tục sản xuất các loại sản phẩm / dịch vụ khác. Lúc này, người mua còn được xem như thương lái bán lại các sản phẩm và dịch vụ cho các đối tác khác.

Ngoài ra, cũng có thể hiểu, thị trường kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp bán sản phẩm / dịch vụ của mình cho một hoặc nhiều đơn vị khác để tái sử dụng hoặc bán lại nhằm thu lợi nhuận.

Bên cạnh đó, thị trường kinh doanh hiện nay sẽ liên quan mật thiết đến quá trình tương tác lâu dài giữa người bán với người mua, đặt nền móng cho mối quan hệ ổn định và linh hoạt theo thời gian.

Những thành tố cơ bản của thị trường kinh doanh

Thị trường kinh doanh hình thành từ sự tương tác của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có:

- Yếu tố môi trường: cần xét đến như chính trị - pháp luật, kinh tế, tự nhiên, văn hóa - xã hội, kỹ thuật - công nghệ,....

- Nội bộ doanh nghiệp: bao gồm tất cả mọi nguồn lực nội bộ trong tổ chức như nhân sự, đội ngũ nghiên cứu sản xuất và phát triển, bộ phận tài chính, kế toán,....

- Cấp độ ngành: chẳng hạn như yếu tố như mức độ phát triển của thị trường, áp lực từ phía khách hàng, đối thủ cạnh tranh, sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế, chu kỳ sống của sản phẩm,....

- Cấp độ nền kinh tế quốc dân: đề cập đến yếu tố bên ngoài của tổ chức nhưng có tác động đến môi trường nội bộ bên trong, từ đó tạo ra cơ hội và đồng thời mang theo những nguy cơ tiềm ẩn cho doanh nghiệp.

Thị trường kinh doanh hoạt động như thế nào?

Thị trường là nơi mà người mua và người bán gặp gỡ nhau để thuận tiện cho việc trao đổi hàng hóa / dịch vụ cũng như chia sẻ thông tin. Do đó, thị trường kinh doanh hiện nay hoạt động dựa trên quy luật cung - cầu của hàng hóa. Điều này có nghĩ là để tạo ra thị trường cạnh tranh hoàn hảo thì cần phải có một số lượng người mua và người bán nhất định. 

Mối quan hệ giữa cung và cầu xuất phát từ những nguyên tắc cơ bản của kinh tế học, nơi nguồn cung được tạo ra từ nhà sản xuất và nhu cầu được hình thành từ người mua. Theo quy luật kinh doanh, thị trường sẽ xác định giá bán của hàng hóa / dịch vụ và luôn tìm kiếm sự cân bằng giữa tỉ lệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cân bằng này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như thu nhập, kỳ vọng, công nghệ, chi phí sản xuất hay số lượng người bán và người mua tham gia vào thị trường. 

Hiểu một cách đơn giản, lượng sản phẩm hoặc dịch vụ có sẵn sẽ được xác định bởi nhu cầu của người tiêu dùng. Theo đó, đơn vị sản xuất sẽ cung cấp nhiều hàng hơn với giá cao khi nhu cầu tăng để nâng lợi nhuận. Ngược lại khi nhu cầu giảm, người bán phải giảm giá và hạn chế số lượng cung ứng ngoài thị trường.
 

Thị trường kinh doanh là gì?
 

Các loại thị trường phổ biến hiện nay

Mỗi thị trường kinh doanh mang đến những chức năng và vai trò riêng biệt trong nền kinh tế. Do đó, việc nắm bắt thông tin về các loại thị trường phổ biến hiện nay là vô cùng quan trọng giúp bạn có thể đưa ra những quyết định chọn lựa sáng suốt nhất.

1. Thị trường hàng hóa - dịch vụ

Thị trường hàng hóa và dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của thị trường, có ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống kinh tế - xã hội của tất cả mọi người. Dù được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau nhưng nhìn chung, thị trường kinh doanh này là nơi mà người mua và người bán gặp gỡ nhau để thương lượng về giá cả, số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ. Mặt khác, chức năng chính của thị trường hàng hóa - dịch vụ là đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các đối tượng tham gia trong thị trường.

Quá trình hình thành giá cả trên thị trường hàng hóa - dịch vụ được quyết định bởi sự cân bằng giữa nguồn cung - cầu và được phân loại dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau như địa điểm, loại hàng hóa, mức độ cạnh tranh,....

2. Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ được biết đến là thị trường lớn nhất trên toàn cầu, nơi diễn ra các giao dịch giữa bên cung và bên cầu vốn, trong đó những chủ thể tham gia có thể là ngân hàng, nhà nước, nhà đầu tư, người tiêu dùng,.... Các hoạt động phổ biến trên thị trường tiền tệ bao gồm vay ngân hàng, giao dịch chứng chỉ tiền gửi, mua bán chứng khoán,....

3. Thị trường tự do

Thị trường tự do hay còn được biết đến với tên gọi thị trường cạnh tranh hoàn hảo, đại diện cho một dạng thị trường mà không có sự can thiệp từ chính phủ hoặc các tổ chức khác trong việc xác định giá cả, cung cầu và quy tắc hoạt động của thị trường. Tính chất tự do của loại thị trường này cho phép các đơn vị kinh tế (bao gồm cá nhân, công ty, tổ chức) tham gia giao dịch và tự quyết định về giá cả dựa trên mức độ cạnh tranh cũng như sức mạnh của cung cầu. Vì vậy mà tại đây cũng thường xuyên trải qua tình trạng cạnh tranh gay gắt về giá và chèn ép giá đối với người mua.

4. Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi mà các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư cũng như những loại chứng khoán khác được giao dịch, phân phối và mua bán. Trong đó, giá của các tài sản được xác định bởi sự tương tác giữa lực cung cầu và những yếu tố thị trường như tin tức, biến động kinh tế,....

Hiện nay, đây là một thị trường có hoạt động sôi động nhất hiện nay, có khả năng thu hút khách hàng đầu tư chứng khoán hay các nhà đầu tư, tuy nhiên, đồng thời cũng mang theo khó khăn trong việc kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

5. Thị trường ngầm

Thị trường ngầm hay còn được biết đến là thị trường chợ đen, đây là nơi các giao dịch bất hợp pháp diễn ra và không có sự kiểm soát của chính phủ hoặc các cơ quan quản lý nhà nước. Các hàng hóa được trao đổi trong thị trường này thường liên quan đến tiền mặt hoặc các loại tiền tệ khác không thể truy tra nhằm mục đích trốn thuế.

Hiện nay, thị trường chợ đen thường xuất hiện ở các quốc gia đang phát triển với nền kinh tế kế hoạch hoặc chỉ huy, nơi chính phủ kiểm soát sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp nền kinh tế thiếu hụt hàng hóa và dịch vụ cụ thể, thị trường ngầm sẽ lập tức xuất hiện để lấp đầy khoảng trống.

Cũng tại các quốc gia phát triển, thị trường đen tồn tại nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong những tình huống cấp thiết và bán vé là một ví dụ điển hình cho thị trường chợ đen hoặc thị trường ngầm. Khi nhận thấy nhu cầu về vé hòa nhạc hoặc rạp chiếu phim tăng cao, những kẻ đầu cơ sẽ nhảy vào mua một lượng lớn vé và sau đó bán chúng với giá cao trong thị trường bất hợp pháp.
 

Thị trường kinh doanh
 

Các dạng cấu trúc thị trường kinh doanh

Cấu trúc thị trường bao gồm tất cả các đặc tính của thị trường kinh doanh biểu thị ra môi trường kinh tế mà các doanh nghiệp đang hoạt động ở bên trong, nó ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát giá của các công ty cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Các loại cấu trúc thị trường phổ biến ngày nay bao gồm thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường cạnh tranh hoàn hảo.

1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Đây là thị trường kinh doanh mà các chủ thể tham gia không có khả năng chi phối giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ và đồng thời không có sự can thiệp của Nhà nước hay chính phủ. Hiểu đơn giản, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là trạng thái tồn tại lý tưởng của thị trường, trong đó có mặt một lượng lớn người mua và người bán nhưng quyết định của họ không thể tác động đến giá cả trên thị trường. Ngoài ra, nguồn cung trên thị trường này sẽ luôn được duy trì ở mức cao và những người tiêu dùng cũng luôn được thoả mãn mọi nhu cầu.

2. Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfectly competitive market) là nơi mà cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo do có ít nhất một người bán hoặc người mua đặc biệt lớn đến nỗi có thể chi phối giá của sản phẩm nào đó trên thị trường. Trái ngược với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường không hoàn hảo có sự can thiệp của Nhà nước và các tổ chức độc quyền.

Thị trường độc quyền thuần túy

Thị trường độc quyền thuần túy bao gồm hai loại cơ bản:

- Độc quyền bán: trạng thái chỉ có duy nhất một người cung cấp một mặt hàng hoặc loại sản phẩm nào đó.

- Độc quyền mua: trạng thái thị trường chỉ có một người mua chiếm độc quyền đối với một mặt hàng hay một loại sản phẩm cụ thể.

Thị trường độc quyền nhóm

Độc quyền nhóm là hình thức cạnh tranh tồn tại ở một số ngành với lượng nhỏ doanh nghiệp tham gia, trong đó mỗi công ty đều nhận thức được giá cả hàng hoá phụ thuộc vào năng suất của chính họ và hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do đó, sự biến động về giá sản phẩm của một doanh nghiệp sẽ có tác động lớn đến nhu cầu hàng hoá ở các doanh nghiệp khác và ngược lại.

Tại cấu trúc thị trường này, điều cần quan tâm không phải tính thuần nhất của sản phẩm mà là số lượng thành viên tham gia thị trường, đặc thù công nghệ của ngành và quy mô sản xuất tối đa có thể đáp ứng được. Theo đó, độc quyền nhóm bao gồm:

- Độc quyền nhóm bán: thị trường mà trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người bán.

- Độc quyền nhóm mua: thị trường mà trong đó chỉ có một số lượng nhỏ người mua.

Ví dụ về thị trường kinh doanh độc quyền: Trong năm 2007, Apple tung ra thị trường chiếc iPhone đầu tay. Khi đó, Apple đơn độc chiếm lĩnh thị trường điện thoại cao cấp và trở thành một đơn vị độc quyền. Tuy nhiên, đến năm 2019, Samsung cũng giới thiệu dòng sản phẩm Samsung Galaxy. Từ đó đến nay, hai “ông trùm” công nghệ này vẫn luôn kiểm soát thị trường điện thoại cao cấp và tạo nên một thị trường độc quyền nhóm bán. Mỗi khi Apple giới thiệu dòng điện thoại mới, Samsung sẽ theo dõi sản lượng và giá cả của sản phẩm để thích ứng với chiến lược kinh doanh của họ. Sự biến động về sản lượng và giá cả từ phía Apple sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến giá, sản lượng của dòng điện thoại mới của Samsung trong tương lai.
 

Thị trường kinh doanh hiện nay
 

Thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền

Đây là một thị trường kinh doanh có nhiều người bán nhưng mỗi đơn vị đều tập trung vào việc làm cho sản phẩm của mình trở nên nổi bật trong đám đông. Tại môi trường cạnh tranh độc quyền này, sản phẩm hoặc dịch vụ đều tương tự nhau và có khả năng thay thế lẫn nhau nhưng không thể thay thế hoàn toàn. Bởi lẽ các doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực này đều nỗ lực để làm cho sản phẩm của họ đặc biệt hóa. 

Để đạt được hiệu quả trong việc tạo ra sự khác biệt, sản phẩm phải phản ánh đúng sự đa dạng và thay đổi của nhu cầu thị trường, điều này sẽ quyết định mức độ độc quyền cũng như thành công của doanh nghiệp. Các tiêu chí để phân biệt giữa những sản phẩm tương tự trên thị trường này có thể bao gồm: bao bì, thiết kế, chất lượng, dịch vụ khách hàng, nhãn hiệu, thời gian cung cấp, giá cả,....

Ví dụ: Trong thị trường thực phẩm ăn liền tại Việt Nam, hai sản phẩm là mì tôm Hảo Hảo và mì Miliket, mặc dù tương tự nhau, nhưng mì tôm Hảo Hảo đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng với thời gian gia nhập thị trường lâu hơn, giá thành hợp lý, bao bì hấp dẫn, hương vị phù hợp với số đông,... Đây cũng là lý do mà mì tôm Hảo Hảo thường được chọn lựa hơn so với mì tôm Miliket.

Thực trạng thị trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam là một nước đang trong giai đoạn phát triển nên quy mô kinh tế còn chưa lớn mạnh. Theo ước lượng từ IMF khi phân tích thị trường, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam vào năm 2022 đạt mức 4.200 USD. Đối với những đối tượng mới tham gia vào thị trường lao động, mức thu nhập dao động từ 3.600 USD đến 4.800 USD.

Tuy nhiên, thị trường kinh doanh tại Việt Nam vẫn đang chứng kiến sự phát triển vượt bậc, minh chứng là nước ta hiện đang xếp hạng top đầu khu vực Châu Á. Trong đó, lĩnh vực mua sắm online đã tăng trưởng ấn tượng với tỷ lệ trung bình là 36% mỗi năm. Về mức sống, tổng chi tiêu trung bình của người Việt khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng, trong đó, chi phí cho ăn uống đạt khoảng 1,35 triệu đồng / người / tháng, còn phần không phải chi cho ăn uống là khoảng 1,37 triệu đồng / người / tháng.

 

Thị trường là gì?
 

Thị trường kinh doanh là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực bán hàng, đại diện cho nơi mà doanh nghiệp, cá nhân hoặc chính phủ có thể tham gia vào các giao dịch mua bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông qua cơ chế thị trường, doanh nghiệp có thể triển khai các chiến lược phù hợp nhất nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ việc bán hàng nhưng vẫn đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Hy vọng rằng thông tin mà Phương Nam 24h chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thị trường là gì hay thị trường kinh doanh là gì, đồng thời có cái nhìn rõ ràng hơn về thành tố, chức năng của thị trường này.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là gì? Cách xây dựng phễu bán hàng x3 doanh số

Sales funnel là quy trình mà khách hàng tiềm năng trải qua từ lúc họ có nhận thức về sản phẩm / dịch vụ đến lúc họ thực hiện mua hàng.
Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea là gì? Bí quyết tạo ra big idea bùng nổ truyền thông

Big idea được ví như "xương sống” của chiến dịch, quyết định cách mà nhà tiếp thị muốn truyền tải thông điệp đến khán giả của mình.
USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP là gì? Hướng dẫn thiết lập USP sản phẩm hiệu quả

USP hay điểm bán hàng độc nhất là vũ khí giúp doanh nghiệp nổi bật giữa hàng nghìn đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin là gì? Top 7 công việc admin được tìm kiếm nhiều nhất

Admin đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc quản lý duy trì, thúc đẩy sự phát triển cũng như hiệu suất làm việc của tổ chức.  
Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Slogan là gì? Bí thuật tạo ra slogan đỉnh của chóp

Một slogan xuất sắc không chỉ giúp thương hiệu trở nên độc đáo, dễ nhớ mà còn mang lại cảm xúc tích cực và tạo ra sự kết nối với khách hàng.
Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là gì? Những kiến thức quan trọng về concept

Concept là một ý tưởng chủ đạo quyết định tính thống nhất, rành mạch và logic trong một chương trình, sự kiện hoặc lĩnh vực nào đó.