Sự phát triển và bùng nổ của Internet trong những năm gần đây mang lại nhiều lợi ích cho đời sống con người cũng như các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,....Tuy nhiên lợi dụng các kẽ hở của internet, không ít kẻ xấu đã sử dụng máy tính và các phương thức liên quan khác để thực hiện hành vi lừa gạt, chiếm đoạt tài sản, trốn thuế, mạo danh,...nhằm trục lợi. Những hành vi này được gọi chung là tội phạm công nghệ cao. Mặc dù mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam nhưng tội phạm công nghệ cao ngày một gia tăng về số lượng. Bên cạnh đó, tính chất của hành vi phạm tội trở nên nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước. Vậy giải pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao là gì? Hãy cùng đội ngũ Phương Nam 24h chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này.
Hiện nay, 100% cơ quan Nhà nước ở Việt Nam nói chung và các quốc gia khác nói riêng đều có cổng thông tin điện tử, cung cấp các dịch vụ trực tuyến cho người dân cũng như doanh nghiệp sử dụng. Vậy nên, tội phạm công nghệ cao đã lợi dụng sự ưu việt của Internet để thực hiện nhiều hành vi phạm tội gây ra vô số hậu quả và thiệt hại khó lường. Nguyên nhân để kẻ xấu dễ dàng lợi dụng và thực hiện các hành vi phạm tội là do các cơ quan, doanh nghiệp, người dân chưa ý thức được tầm quan trọng của việc bảo mật cơ sở dữ liệu. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp chưa chú trọng đến việc đầu tư hệ thống bảo mật. Người dân lơ là, chủ quan trước những cảnh báo về những hành vi lừa đảo qua mạng. Vậy nên, phòng ngừa tội phạm công nghệ cao là việc làm bức thiết của toàn xã hội hiện nay. Dưới đây là một số giải pháp và cách phòng chống tội phạm công nghệ cao chúng tôi trình bày để bạn đọc tham khảo:
1. Đối với Nhà nước
- Cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục phòng chống tội phạm công nghệ cao với toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, tài chính ngân hàng, tầng lớp thanh thiếu niên,....
- Tăng cường các biện pháp xử lý đối với tội phạm công nghệ cao hoặc các hành vi vi phạm Pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao. Chẳng hạn như: Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn; Quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; Các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của Pháp luật.
2. Đối với các cơ quan chức năng chuyên trách
Các cơ quan chuyên quản lý về hành chính và trật tự an ninh xã hội cần phải chủ động theo dõi để kịp thời phát hiện ra những phương thức, thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên trách cũng cần triển khai các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập thông tin, phòng ngừa tội phạm công nghệ cao và các hành vi có sử dụng công nghệ cao trong địa bàn.
3. Đối với người dân
Mỗi cá nhân cần phải có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm công nghệ cao bằng cách tự bảo vệ những thông tin cá nhân của mình trên các thiết bị công nghệ; Tố giác tội phạm công nghệ cao nếu phát hiện; Phối hợp với các cơ quan chuyên trách khi được yêu cầu để loại trừ tội phạm công nghệ cao.
Trên đây là một số giải pháp phòng chống tội phạm công nghệ cao mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đọc tham khảo. Có thể nói, Internet phát triển mang đến những cơ hội tốt để thúc đẩy nền kinh tế cũng như xã hội phát triển. Tuy nhiên, nếu tội phạm công nghệ cao còn tồn tại thì chắc chắn sẽ rất đáng lo ngại. Hi vọng sau khi đọc bài viết, các bạn đã biết cách để phòng chống tội phạm công nghệ cao từ đó góp một phần nhỏ công sức nhằm xây dựng đất nước phát triển theo hướng tốt đẹp, văn mình.