Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bảo mật website

Có thể bạn đã xây dựng cho website của mình những nội dung rất thu hút và chia sẻ lên các trang phương tiện truyền thông xã hội hoặc thực hiện hoạt động khác nhằm gia tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, khi người dùng nhấp vào trang của bạn trên Chrome, Cốc Cốc hay Firefox thì lại được thông báo rằng website không an toàn. Hoặc bên cạnh đó, trình duyệt cũng có thể không cho phép người dùng tiếp tục thực hiện việc truy cập. Điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến website cũng như khiến cho khách truy cập rời khỏi trang ngay lập tức. Vậy nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bảo mật website như thế nào để có thể nhanh chóng giải quyết vấn đề này?
 

Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bảo mật website
 

Nguyên nhân trình duyệt web báo lỗi không bảo mật

Có thể thấy, hiện nay hầu hết các trang web đã được chuyển sang giao thức HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Services). Chức năng của giao thức này được biết đến là nhằm nâng cao tính bảo mật cho website, nhờ đó mà thông tin giữa máy chủ (trang web) với máy khách (bất kỳ ai đang truy cập vào máy chủ) được truyền đi một cách an toàn.

Tuy nhiên, cũng có không ít trang web mặc dù đã chuyển sang giao thức HTTPS nhưng vẫn bị thông báo là không an toàn. Vậy thì nguyên nhân khiến trang web bị lỗi bảo mật là do đâu? Có hai lỗi chính dẫn đến tình trạng này đó là:

- Do chứng chỉ SSL bị thiếu, không hợp lệ hoặc đã hết hạn.

- Các cuộc gọi đến tài nguyên không an toàn từ bên thứ ba như: Javascript, CSS, hình ảnh (đường dẫn của những file này không phải là giao thức HTTPS).

Khi trang web của bạn gặp phải lỗi này, trên thanh trình duyệt sẽ xuất hiện nhãn “không an toàn” ở phía trước tên miền thay vì hình ổ khóa. Đó chính là lời cảnh báo đến người dùng về khả năng bảo mật thông tin của website. Tất nhiên, khi nhìn thấy điều này, hầu hết khách truy cập sẽ ngay lập tức rời đi để đến một trang web khác uy tín hơn.
 

Sửa lỗi trang web không bảo mật
 

Website không bảo mật sẽ gây ra những tác hại gì?

1. Website dễ bị hack

Một ngôi nhà nếu như không được trang bị ổ khóa thì kẻ trộm sẽ rất dễ đột nhập vào và ăn cắp tài sản, tiền bạc hoặc gây ra những hậu quả khác nghiêm trọng hơn. Đối với website cũng vậy, nếu như không được bảo mật, hacker có thể lợi dụng sơ hở này để đánh cắp thông tin, dữ liệu bất cứ lúc nào.

Như vậy, công sức mà bạn xây dựng trang web, đổ biết bao nhiêu thời gian, tiền bạc cũng đều bị cướp đi và phá hoại trong phút chốc. Thông tin về doanh nghiệp, dữ liệu khách hàng, tin tức bảo mật,... đều gặp phải nguy hiểm. Điều này sẽ làm cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp bị chững lại và bạn có thể sẽ phải xây dựng website từ đầu.

2. Khách hàng không tin tưởng và rời bỏ

Một khi xuất hiện lỗi bảo mật HTTPS và website đã bị hack thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc tất cả những thông tin có trên trang web đều sẽ trở thành mục tiêu của hacker. Đây thật sự là điều rất nguy hiểm, đặc biệt là đối với những website yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân, thông tin thẻ để thực hiện thanh toán trực tuyến,....

Tất nhiên, khi người dùng nhìn thấy cảnh báo của Google rằng trang web không được bảo mật, họ sẽ không thể tin tưởng cũng như thực hiện bất kỳ một hoạt động nào trên website có liên quan đến việc trao đổi thông tin. Hơn hết là họ còn hạn chế và tránh truy cập vào những trang web có xuất hiện cảnh báo này. Chính điều đó vô hình chung đã khiến cho doanh nghiệp mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng và cũng sẽ rất khó khăn để tạo dựng lại sự tin tưởng và mang họ quay trở lại.
 

Cách bảo mật wesbite
 

3. Tụt thứ hạng trên công cụ tìm kiếm

Vào năm 2017, Google đã đưa ra một thông báo quan trọng liên quan đến thứ hạng của các trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Theo đó, một trong những tiêu chí được Google đánh giá trong quá trình thực hiện xếp hạng trang web đó là yếu tố bảo mật. Tuy không có thông báo cụ thể hơn về việc yếu tố này sẽ ảnh hưởng nhiều như thế nào đến thứ hạng, nhưng điều đó cũng đã cho thấy rằng khi khả năng bảo mật website tốt thì sẽ được Google ưu tiên hơn về xếp hạng so với những trang web không được bảo mật.

Bởi vì Google rất quan tâm đến việc tìm kiếm thông tin của người dùng, vậy nên những trang web nào mang đến giá trị cao hơn thì sẽ nhận được sự đánh giá tốt và ưu tiên xuất hiện. Lúc này, không chỉ bạn cần phải xây dựng nội dung chất lượng, hình thức bắt mắt, tối ưu trải nghiệm người dùng mà bên cạnh đó, yếu tố bảo mật cũng là điều vô cùng quan trọng cần được quan tâm hàng đầu.

Cách khắc phục website không bảo mật như thế nào?

Có thể nói, một trong những nguyên nhân hàng đầu để Google cảnh báo không bảo mật đó là website của bạn chưa cài đặt chứng chỉ SSL. Khi đó, website đang sử dụng giao thức HTTP thay vì HTTPS. Chính vì vậy, bạn cần nhanh chóng khắc phục lỗi website không bảo mật bằng cách thực hiện theo quy trình gồm 5 bước sau:

Bước 1: Cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL

Nhằm đảm bảo an toàn cho website, bạn cần phải cài đặt chứng chỉ SSL để trang web được chuyển đổi thành giao thức HTTPS. Bằng cách này, một số trao đổi sẽ diễn ra và trang web của bạn cũng trở nên an toàn hơn cho khách truy cập cũng như cho chính doanh nghiệp.
 

Lỗi bảo mật
 

Bước 2: Đảm bảo liên kết bên trong và bên ngoài đều sử dụng HTTPS

Để đảm bảo các liên kết bên trong và bên ngoài trang web được hoạt động hiệu quả, bạn cần phải thay đổi tất cả đường dẫn có trong website thành giao thức HTTPS. Việc làm này không được nhiều người quan tâm vì có thể họ cho rằng khá tẻ nhạt, tuy nhiên cách bảo mật website này sẽ đảm bảo HTTPS mang đến nhiều lợi ích cho trang.

Bước 3: Xác minh website của bạn trong Google Search Console

Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt cũng như chắc chắn rằng các liên kết có trong website đều đã được chuyển đổi sang giao thức HTTPS, bước tiếp theo bạn cần làm đó là vào Google Search Console và xác minh cả phiên bản HTTP lẫn HTTPS của trang web. Khi đó, domain của website cũng sẽ được cài đặt HTTPS, giúp khách truy cập trang được phục vụ những phiên bản có tính bảo mật và độ an toàn cao.

Bước 4: Đảm bảo các link HTTP được chuyển hướng

Khi đã chuyển đổi xong HTTPS trong domain, bước tiếp theo để khắc phục lỗi bảo mật bạn cần làm đó chính là chắc chắn những URL HTTP đều sẽ được chuyển hướng. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách tạo chuyển hướng 301 trên trang web của mình. Khi làm như vậy, những URL HTTP đều sẽ tự động được tham chiếu đến phiên bản HTTPS.

Bước 5: Cập nhật sơ đồ trang XML

Cuối cùng, điều mà bạn cần làm để bảo mật website đó chính là cập nhật sơ đồ trang XML. Điều này nhằm mục đích tham chiếu các phiên bản HTTPS của các trang lên website của bạn. Sơ đồ này được hoạt động tương tự như một bản đồ chỉ dẫn đường đi, nhờ đó khách truy cập và Google sẽ dễ dàng điều hướng đến trang web của bạn.

Giải pháp hỗ trợ xử lý lỗi không bảo mật website miễn phí

Từ những nội dung trên, có lẽ bạn cũng đã phần nào hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bảo mật website. Đây là lỗi thường xuất hiện khi người dùng truy cập trên trình duyệt web mà nguyên nhân chủ yếu đó chính là vì tên miền chưa được cài đặt chứng chỉ SSL và chuyển qua giao thức HTTPS. Chính vì vậy, nếu website của bạn đang gặp phải trình trạng này thì cần phải khắc phục ngay lập tức. Đặc biệt, điều đầu tiên nên quan tâm thực hiện đó là cài đặt chứng chỉ SSL cho website bằng cách liên hệ với công ty Phương Nam Vina để được hỗ trợ trực tiếp.

Hiện nay chúng tôi đang có chương trình ưu đãi cực kỳ hấp dẫn dành cho những khách hàng sử dụng dịch vụ thiết kế web hoặc mua hosting. Khi khách hàng sử dụng một trong hai dịch vụ này sẽ được tặng chứng chỉ bảo mật SSL và cài đặt giao thức HTTPS hoàn toàn miễn phí. Nếu bạn có nhu cầu quan tâm đến các dịch vụ của công ty, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 0912817117, 0915101017 hoặc liên hệ đội ngũ nhân viên hỗ trợ của Công ty Phương Nam Vina để được tư vấn chi tiết. Xin cảm ơn!
 

Xử lý lỗi không bảo mật website miễn phí
 

Có thể thấy, website gặp phải lỗi bảo mật khi chưa thực hiện cài đặt chứng chỉ SSL là điều vô cùng nguy hiểm và điều này sẽ trở thành cơ hội để hacker xâm nhập, đánh cắp thông tin và gây ra những ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh trên môi trường Internet của doanh nghiệp. Chính vì thế, khi phát hiện vấn đề liên quan đến lỗi bảo mật, bạn cần phải tìm cách khắc phục ngay lập tức. Hi vọng rằng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn đã biết cách sửa lỗi bảo mật, giúp cho website được hoạt động một cách an toàn và hiệu quả.

Tin Công nghệ khác

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là một dạng tài sản ảo chỉ mới xuất hiện chưa đầy 10 năm những đã tạo nên cơn sốt vô cùng “khủng” trên toàn cầu.  
Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Tìm đến công ty thiết kế website chuyên nghiệp là cách tốt nhất để bạn sở hữu trang web chất lượng và đáp ứng đầy đủ mọi tính năng.    
Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Phần mềm tăng like Facebook là công cụ tăng tương tác trên Facebook để thu hút sự chú ý từ người dùng và nâng cao uy tín thương hiệu.  
Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Zalo Business là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.  
Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche đã phủ sóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhờ sự sang trọng, đẳng cấp và ý nghĩa đặc biệt mà biểu tượng mang lại.  
Machine learning là gì? Tổng quan về machine learning

Machine learning là gì? Tổng quan về machine learning

Machine learning là một nhánh thuộc AI và khoa học máy tính, có khả năng xuất sắc trong việc xử lý dữ liệu và đưa ra dự đoán chính xác.