Bảo mật website là gì? Cách bảo mật trang web như thế nào?

Trong thời gian vừa qua, trung bình mỗi ngày tại Việt Nam ghi nhận tới 70.000 cuộc tấn công vào các tài khoản mạng trên website để đánh cắp thông tin và chiếm đoạt tiền. Trong đó, nhóm ngành bị tấn công nhiều nhất đó chính là các trang web của ngân hàng. Các thủ đoạn tấn công cũng rất đa dạng bằng nhiều hình thức khác nhau làm cho người dùng khó có thể ứng phó được. Chính vì vậy, vấn đề bảo mật cho website ngày càng được nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,... quan tâm và thực hiện chặt chẽ hơn. Vậy bảo mật website là gì? Cách bảo mật trang web như thế nào?
 

Bảo mật website là gì? Cách bảo mật trang web như thế nào?
 

Bảo mật website là gì?

Có thể hiểu đơn giản, bảo mật website là một việc làm vô cùng quan trọng để đảm bảo trang web được vận hành an toàn, tránh để các thông tin, dữ liệu bị kẻ xấu đánh cắp và sử dụng vào những mục đích xấu. Chính vì vậy, những nhà quản trị cần phải xây dựng một hệ thống bảo mật an toàn cho website và thực hiện kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện những bất thường, kịp thời ngăn chặn hacker thực hiện hành vi xấu.
 

Bảo mật website là gì?
 

Vì sao cần bảo mật website?

Dù website của bạn được sử dụng trong lĩnh vực gì, có chứa dữ liệu quan trọng hay không thì cũng không thể ngăn được hành vi đánh cắp của những hacker. Chính vì vậy, việc cẩn thận bảo vệ cho trang web của mình là điều cần thiết bởi vì nếu bị tấn công, bạn sẽ có thể gặp phải nhiều hậu quả như:

- Dữ liệu bị mất, thông tin khách hàng hoặc của chính doanh nghiệp bị rò rỉ.

- Quyền quản trị website bị mất đi, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

- Làm cho thứ hạng SEO trên công cụ tìm kiếm bị ảnh hưởng.

- Các chiến dịch đang thực hiện trên website không thể tiếp tục thực hiện.

- Làm cho uy tín, danh dự của doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
 

Thế nào là một website được bảo vệ?
 

Cách bảo mật trang web như thế nào cho hiệu quả?

Hiện nay, thủ đoạn đánh cắp dữ liệu của các hacker ngày càng tinh vi và khó kiểm soát. Chính vì vậy, việc nâng cao cảnh giác bằng cách kết hợp nhiều phương pháp bảo mật khác nhau, giống như việc tạo từng lớp bảo vệ giúp cho website được đảm bảo an toàn tốt hơn.

1. Cài đặt bảo mật và phân quyền quản trị trang web

Để có thể truy cập vào website và thực hiện các thao tác, bạn sẽ phải nhập mật khẩu. Đồng thời, một website thành công là nhờ có sự đóng góp của nhiều thành viên với từng nhiệm vụ khác nhau. Đây cũng có thể sẽ là một lỗ hổng để hacker lợi dụng nhằm xâm nhập và đánh cắp trang web của bạn. Vậy nên, để bảo mật website thì bạn cần:

- Tăng cường mức độ bảo mật: Nhiều người thường sử dụng mật khẩu dễ nhớ cho website để truy cập. Tuy nhiên, điều này sẽ làm cho hacker dễ dàng đoán ra và cướp đi quyền quản trị viên. Chính vì vậy, bạn cần tạo ra các mật khẩu mạnh để tránh lỗ hổng trong bảo mật bằng cách sử dụng mật khẩu kết hợp đồng thời ký tự số, ký tự chữ, ký tự viết hoa, ký tự đặc biệt và thường xuyên thay đổi định kỳ. Để an toàn thì mỗi tài khoản nên sử dụng một mật khẩu khác nhau.

- Gia hạn số lần nhập mật khẩu: Để tránh việc hacker sử dụng cách thủ công để dò mật khẩu, bạn có thể cài đặt tính năng gia hạn số lần nhập. Ví dụ nếu đăng nhập sai quá 5 lần, tính năng đăng nhập cũng sẽ tự động bị khóa lại.

- Thay đổi địa chỉ URL đăng nhập: Thông thường, các đường link đăng nhập website sẽ có cấu trúc mặc định là domain/wp-admin (wordpress), domain/admin (sapo web),.... Điều này sẽ làm hacker dễ dàng đoán ra đường link đăng nhập. Vậy nên, để đảm bảo an toàn bạn có thể thay đổi cấu trúc URL, điều này cũng giống như việc tạo thêm một lớp bảo mật cho website.

- Cấp quyền quản trị hợp lý: Một website thường được vận hành bởi nhiều thành viên và mỗi người sẽ có một vai trò khác nhau. Bạn cũng nên dựa theo công việc của từng người mà phân quyền quản trị sao cho hợp lý để tránh sự hỗn loạn và khó kiểm soát.
 

Bảo mật trang web là gì?
 

2. Bảo mật với chứng chỉ SSL/HTTPS

Chứng chỉ bảo mật SSL là gì? Đây là tiêu chuẩn an ninh công nghệ uy tín và được hầu hết các website sử dụng hiện nay. Thông qua đó, việc truyền tải giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng được đảm bảo an toàn. Chứng chỉ cũng giống như một lời khẳng định về vấn đề bảo mật của website đối với người dùng, giúp họ yên tâm hơn khi cung cấp các thông tin của mình. Bạn có thể sử dụng giao thức HTTPS khi cài đặt chứng chỉ bảo mật SSL để tạo ra kết nối an toàn với máy chủ. Điều này sẽ đảm bảo rằng người dùng đang tương tác riêng tư và an toàn trên website.

Thế nào là bảo mật web?
 

3. Chống mã độc và virus

Một trong những mối nguy hại làm ảnh hưởng đến sự vận hành của website đó chính là mã độc và virus. Vậy nên, việc bạn quét virus định kỳ chính là một cách hiệu quả để kịp thời phát hiện và ngăn chặn các lỗ hổng để không làm ảnh hưởng đến website.
 

Thế nào là bảo mật website?
 

4. Bảo mật cơ sở dữ liệu và thông tin khách hàng

Trên website thường chứa thông tin khách hàng và các cơ sở dữ liệu quan trọng. Vậy nên, để tránh kẻ xấu đánh cắp làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của doanh nghiệp, bạn nên thực hiện bảo mật bằng cách:

- Hạn chế cho người dùng upload files, hãy tắt tính năng này khi không thật sự cần thiết. Còn nếu đây là điều bắt buộc thì hãy cẩn thận với những file được tải lên website.

- Thực hiện xác thực trên cả trình duyệt và máy chủ.

- Chú ý lượng thông tin bạn cung cấp cho các thông báo lỗi, chỉ nên nêu những lỗi cơ bản thông thường và hay gặp phải đến người dùng để tránh trường hợp thông tin bị rò rỉ.

Bảo mật website

5. Thường xuyên cập nhật nền tảng website

Các nền tảng website thường xuyên thực hiện nâng cấp định kỳ để bổ sung các tính năng mới, nâng cấp bảo mật, sửa các lỗ hổng,.... Vậy nên, để bảo mật cho trang web bạn cũng cần thực hiện cập nhật định kỳ khi có thay đổi.
 

Như thế nào là bảo mật web?
 

6. Bảo vệ website khỏi các cuộc tấn công DDoS

Tấn công DDoS là việc sử dụng nhiều máy tính vệ tinh tấn công vào máy chủ, làm cho server bị quá tải, gây ra gián đoạn trong việc truyền tải thông tin, quá trình kết nối bị ảnh hưởng làm người dùng không thể truy cập vào website. Tuy rằng DDoS không thể đánh cắp thông tin, dữ liệu nhưng lại làm ảnh hưởng đến việc quản trị trang web. Chính vì vậy, bạn cần cẩn trọng với cuộc tấn công này bằng cách:

- Sử dụng tường lửa bảo vệ website để phân loại và sàng lọc các luồng traffic. Từ đó, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những traffic độc hại.

- Bổ sung băng thông dự phòng để kịp thời ứng phó với những tình huống đột ngột xảy ra trong lưu lượng truy cập.

- Kiểm tra downtime cho website do bị tấn công DDoS.
 

Như thế nào là bảo mật website?
 

7. Tự động tạo các bản sao lưu định kỳ

Trong quá trình website vận hành, sẽ có không ít lần website của bạn bị mất dữ liệu và không thể khôi phục lại được. Nguyên nhân có thể là do virus, cuộc tấn công vào website, do nguồn điện,.... Trong trường hợp này, một bản sao lưu sẽ là giải pháp tuyệt vời để các thông tin, dữ liệu được lưu trữ an toàn.
 

Bảo mật web
 

Với sự tấn công bằng các thủ đoạn này càng tinh vi từ các hacker như hiện nay thì vấn đề bảo mật website là điều quan trọng mà mỗi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức cần quan tâm hàng đầu. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa các lỗ hổng bảo mật trong quá trình vận hành và kinh doanh online trên website. Hi vọng từ những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h, bạn sẽ biết thế nào là một website được bảo vệ và các cách để thông tin, dữ liệu trên trang web của mình được đảm bảo an toàn tốt hơn.

Nội dung liên quan

Tin Công nghệ khác

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là một dạng tài sản ảo chỉ mới xuất hiện chưa đầy 10 năm những đã tạo nên cơn sốt vô cùng “khủng” trên toàn cầu.  
Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Tìm đến công ty thiết kế website chuyên nghiệp là cách tốt nhất để bạn sở hữu trang web chất lượng và đáp ứng đầy đủ mọi tính năng.    
Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Phần mềm tăng like Facebook là công cụ tăng tương tác trên Facebook để thu hút sự chú ý từ người dùng và nâng cao uy tín thương hiệu.  
Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Zalo Business là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.  
Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche đã phủ sóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhờ sự sang trọng, đẳng cấp và ý nghĩa đặc biệt mà biểu tượng mang lại.  
Machine learning là gì? Tổng quan về machine learning

Machine learning là gì? Tổng quan về machine learning

Machine learning là một nhánh thuộc AI và khoa học máy tính, có khả năng xuất sắc trong việc xử lý dữ liệu và đưa ra dự đoán chính xác.