Những người sử dụng thiết bị công nghệ (điện thoại, máy tính,...), mạng internet để thực hiện các hành vi phạm tội được gọi chung là tội phạm công nghệ cao. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, nước ta có đến khoảng 30 triệu người sử dụng internet (chiếm 1/3 dân số cả nước). Chính vì vậy, Việt Nam được xem là một địa bàn lý tưởng để tội phạm công nghệ cao hoạt động. Để rõ hơn về thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay, hãy cùng tham khảo những số liệu mà đội ngũ Phương Nam 24h chia sẻ trong bài viết này.
Thủ tướng Chính phủ cho biết, tình hình tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay đang có những diễn biến phức tạp với chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Theo thống kê, trong năm 2018 và Quý I/2019, cả nước đã khởi tố 449 vụ án hình sự có liên quan đến tội phạm công nghệ cao với 867 bị can và xử lý hành chính 187 trường hợp. Chúng sử dụng các phương thức, thủ đoạn vô cùng tinh vi như: Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng xã hội; Thanh toán khống hàng hóa; Trộm cắp thông tin thẻ; Đánh cắp cước viễn thông;….Bên cạnh đó, tội phạm đánh bạc qua mạng cũng không ngừng gia tăng về số lượng lẫn tính chất nguy hiểm. Chúng thường núp dưới bóng các trang web cá cược, trò chơi giải trí và sử dụng hình thức đánh bạc tín chấp (trả tiền sau) và đánh bạc thế chấp (trả tiền trước). Trong tháng 5/2019, tội phạm đánh bạc sử dụng công nghệ cao chiếm đến 14% tổng số vụ phạm tội và vi phạm Pháp luật. Điều đáng nói là các trang mạng đánh bạc còn được đầu tư, quảng cáo vô cùng công phu và hoạt động công khai.
Trong vòng 2 năm trở lại đây, Bộ Công an phối hợp với các cán bộ chuyên trách tại địa phương đã phát hiện và triệt phá rất nhiều đường dây tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn cả nước, nổi bật là: Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thái Bình, TPHCM, Hà Nội,….Trong đó có những vụ việc mà số tiền phạm tội lên đến hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỷ đồng và tội phạm là người nước ngoài chiếm phần khá lớn. Chúng sang Việt Nam dưới hình thức du lịch, sau đó móc nối với các đối tượng trong nước, thuê nhà ở để điều hành, quản trị các trang web đánh bạc, web khiêu dâm hay thực hiện các hành vi đánh cắp thông tin thẻ, lừa đảo qua mạng. Các nhóm đối tượng thường phân chia làm nhiều nhóm nhỏ hơn để hoạt động trên phạm vi rộng và có cơ cấu hoạt động khá chặt chẽ, rõ ràng. Sau khi bị phát hiện, chúng sẽ nhanh chóng xuất cảnh và thay thế bằng một nhóm khác.
Hiện nay, số lượng tội phạm người nước ngoài ở khu vực phía Bắc chủ yếu là người Trung Quốc, Indonesia và Malaysia. Trong đó, các đối tượng bị lừa đảo và đánh bạc đa số cũng là người Trung Quốc hay người nước ngoài. Bọn tội phạm chỉ mượn Việt Nam làm địa bàn để phạm tội. Còn ở miền Trung và phía Nam, đa số tội phạm nước ngoài có quốc tịch Đông Âu, bao gồm: Anh, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Bungari,….Chúng hoạt động chủ yếu ở các thành phố lớn và phát triển về du lịch như: TPHCM, Cần Thơ, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu,….Các đối tượng này thường lợi dụng mạng xã hội để kết bạn, làm quen và lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Hi vọng sau khi tham khảo những chia sẻ trên đây của đội ngũ biên tập viên chúng tôi, các bạn đã nắm rõ hơn về thực trạng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam hiện nay từ đó nâng cao ý thức và chủ động phòng tránh để không trở thành nạn nhân của bọn tội phạm nguy hiểm này.