Tội phạm công nghệ cao là gì?

Cùng với sự bùng nổ của ngành công nghệ thông tin và mạng lưới internet, nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có nhiều cơ hội để đổi mới và phát triển theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nhiều mối đe dọa mới cũng bắt đầu xuất hiện bởi những tên tội phạm công nghệ cao. Hiện nay, các cơ quan an ninh của mỗi quốc gia trên thế giới đều có những lực lượng phòng chống tội phạm công nghệ cao. Đặc biệt vào tháng 8/2010, chính phủ Anh đã xếp tội phạm công nghệ cao vào cùng nhóm với các tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến an ninh của đất nước như: khủng bố, vũ khí hóa học, thảm họa hạt nhân,…Vậy tội phạm công nghệ cao là gì, có đặc điểm như thế nào và bị xử phạt ra sao?
 

Tội phạm công nghệ cao là gì?
 

Khái niệm tội phạm công nghệ cao trong bộ luật hình sự

Tội phạm công nghệ cao mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng một thập kỷ qua nhưng có mức độ nguy hại không nhỏ đối với sự phát triển của kinh tế, chính trị, xã hội,….Không chỉ xuất hiện tại Việt Nam, tội phạm công nghệ cao là mối đe dọa với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Ngày 27 tháng 10 năm 2000, cuộc họp lần thứ 10 của Đại hội đồng Liên hợp quốc về ngăn chặn và xử lý tội phạm được tổ chức tại thành phố Viên, nước Áo đã có một cuộc hội thảo bàn về tội phạm công nghệ được tổ chức. Tại cuộc hội thảo này, tội phạm công nghệ cao được định nghĩa theo hai hướng:

Tội phạm công nghệ thông tin theo nghĩa hẹp: Là những tội phạm có hành vi sử dụng máy tính cũng như mạng lưới internet để xâm phạm đến an toàn của hệ thống máy tính và các dữ liệu lưu trữ của hệ thống đó, gây ảnh hưởng thiệt hại cho người dùng được gọi là tội phạm công nghệ cao.

► Tội phạm công nghệ thông tin được hiểu theo nghĩa rộng: Là những tội phạm có hành vi sử dụng máy tính cũng như các phương thức khác có liên quan đến máy tính, mạng máy tính để thực hiện các hành vi lừa đảo, trốn thuế, mạo danh,…gây ra những mối đe dọa, làm sai lệch thông tin ảnh hưởng đến người dùng gọi là tội phạm công nghệ cao.

Trong Nghị định số 25/2014/NĐ-CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ Việt Nam quy định về phòng, chống tội phạm và vi phạm khác có sử dụng công nghệ cao đã nêu rõ: “Tội phạm có sử dụng công nghệ cao là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự”.
 

Đặc điểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao
 

Đặc điểm của tội phạm sử dụng công nghệ cao

Giống như tội phạm truyền thống, tội phạm công nghệ cao cũng thực hiện các hành vi phạm tội nhằm mục đích tư lợi, chiếm hưởng trái phép tài sản của người khác hoặc gây ra những mối đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên qua thực tiễn điều tra khám phá tội phạm cho thấy, yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa tội phạm truyền thống và tội phạm công nghệ cao đó là công cụ, phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội. Với những công cụ, phương tiện hiện đại, tội phạm công nghệ cao có thể thực hiện những hành vi mà tội phạm truyền thống không thể làm được như: trộm cắp tiền của nạn nhân dù khoảng cách địa lý khá xa, ăn cắp thông tin tài khoản cá nhân, tổ chức, làm thẻ ATM giả,...Một số thủ đoạn chính mà tội phạm công nghệ cao thường dùng để thực hiện hành vi phạm tội:

► Phát triển mạng Botnet, phát tán tin rác và quảng cáo để lấy cắp thông tin, tấn công website của các ngân hàng, chính phủ,....

► Sử dụng phần mềm gián điệp, điều khiển từ xa để lấy cắp, phá hoại dữ liệu với mục đích làm ảnh hưởng đến chính trị, kinh tế của các quốc gia.

► Sử dụng blog cá nhân, mạng xã hội để hoạt động phạm pháp như xâm phạm an ninh quốc gia, thành lập băng nhóm tội phạm, phát tán virus....

► Khai thác lỗ hổng bảo mật, ứng dụng điện toán đám mây (file sharing) để tấn công, lấy cắp thông tin, thay đổi, phá hoại thông tin, lấy cắp dữ liệu và thông tin thẻ tín dụng.

► Lấy cắp thông tin dữ liệu cá nhân của smartphone để sử dụng cho mục đích phạm tội.

► Tấn công qua truy cập VPN (Virtual Private Network, hệ thống mạng riêng ảo nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ thông tin, truy cập từ xa và tiết kiệm chi phí) để lấy cắp thông tin doanh nghiệp, thông tin cá nhân khi gia tăng ứng dụng truy cập qua VPN.

► Sử dụng thông tin thẻ ATM để thanh toán dịch vụ, mua hàng hóa, rút tiền ngân hàng; mua bán thông tin thẻ ATM để hưởng lợi bất chính.

► Tấn công email cá nhân, doanh nghiệp lấy thông tin để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

► Truy cập trái phép mạng viễn thông để ăn cắp cước phí viễn thông.

► Lập trang web mua bán hàng hóa trực tuyến, bán sản phẩm ảo để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

► Sử dụng mạng máy tính, mạng internet, mạng xã hội đưa thông tin lên mạng với mục đích truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

Ngoài ra, các tội phạm công nghệ cao hiện nay còn có rất nhiều thủ đoạn phạm tội và càng ngày càng tinh vi, đa dạng hơn khiến các cơ quan chức năng rất khó phát hiện và đối phó.
 

Tội phạm công nghệ cao sẽ bị xử phạt như thế nào?
 

Tội phạm công nghệ cao sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì tội phạm công nghệ cao sẽ bị xử lý theo 5 điều luật thuộc Chương XIX về các tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông cụ thể như sau:

► Điều 224: Thực hiện hành vi phát tán vi rút, chương trình tin học có tính năng gây hại cho hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số sẽ bị phạt tù từ 05 - 12 năm;

► Điều 225: Thực hiện hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet, thiết bị số sẽ bị phạt tù cao nhất từ 05 - 12 năm;

►  Điều 226: Thực hiện hành vi đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet sẽ bị phạt tù từ 02 - 07 năm;

► Điều 226a. Thực hiện hành vi truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người người khác sẽ bị phạt tù cao nhất từ 05 - 12 năm, ngoài ra còn có thể bị phạt hành chính.

► Điều 226b. Thực hiện hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số để chiếm đoạt tài sản sẽ bị phạt tiền từ 10 - 100 trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 - 05 năm. Đặc biệt phạm tội thuộc một trong các trường hợp chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm tội phạm công nghệ cao, đặc điểm cũng như hình thức xử phạt loại tội phạm này trong Bộ luật hình sự của pháp luật Việt Nam là như thế nào. Qua đó biết cân nhắc hậu quả khi có ý định vi phạm một trong các trường hợp trên.

Nội dung liên quan

Tin Công nghệ khác

Internet là gì? Những điều cần biết về mạng Internet

Internet là gì? Những điều cần biết về mạng Internet

Internet đã trở thành một phần không thể tách rời trong cuộc sống thường nhật của con người và được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực.  
Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là gì? Điểm mặt các loại tiền ảo phổ biến hiện nay

Tiền ảo là một dạng tài sản ảo chỉ mới xuất hiện chưa đầy 10 năm những đã tạo nên cơn sốt vô cùng “khủng” trên toàn cầu.  
Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Top 5 công ty thiết kế website uy tín nhất hiện nay

Tìm đến công ty thiết kế website chuyên nghiệp là cách tốt nhất để bạn sở hữu trang web chất lượng và đáp ứng đầy đủ mọi tính năng.    
Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Top 12 phần mềm tăng like Facebook miễn phí tốt nhất

Phần mềm tăng like Facebook là công cụ tăng tương tác trên Facebook để thu hút sự chú ý từ người dùng và nâng cao uy tín thương hiệu.  
Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Tài khoản Business Zalo là gì? Cách đăng ký Zalo Business

Zalo Business là công cụ giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ gắn bó với khách hàng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả.  
Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche và ý nghĩa ẩn sau sự thay đổi qua từng thời kỳ

Logo Porsche đã phủ sóng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới nhờ sự sang trọng, đẳng cấp và ý nghĩa đặc biệt mà biểu tượng mang lại.