Hiệu ứng Domino là gì? Nguyên tắc và ví dụ về hiệu ứng Domino

Bạn có biết rằng, hành vi của con người thường gắn liền với nhau không? Và khi có sự thay đổi về một thói quen, hành vi thì nó sẽ kích hoạt một chuỗi phản ứng dây chuyền, từ đó tác động đến những thói quen, hành vi khác, hay còn được mọi người biết đến là hiệu ứng Domini. Vậy thì cụ thể, hiệu ứng Domino là gì? Nguyên tắc và ví dụ về hiệu ứng Domino sẽ giúp bạn hiểu hơn về điều này.
 

Hiệu ứng Domino là gì? Nguyên tắc và ví dụ về hiệu ứng Domino
 

Hiệu ứng Domino là gì?

Hiệu ứng Domino (Domino effect) có lẽ là một thuật ngữ không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Bạn có thể hiểu đây là phản ứng chuỗi sẽ xảy ra khi xuất hiện thay đổi nhỏ tại một điểm, từ đó gây ra những thay đổi khác tương tự tại các điểm lân cận rồi lan ra xa hơn. Hay đơn giản là khi một người thay đổi hành vi, thói quen thì cũng sẽ đồng thời tạo ra tác động tâm lý đến hành vi, thói quen của những người có liên quan.

Hiệu ứng này còn được mọi người biết đến thông qua học thuyết chính trị có tên là thuyết Domino hoặc cũng đã từng được đề cập đến các giai đoạn trong chiến tranh Việt Nam. Không những thế, hiệu ứng Domino trong kinh tế học còn dùng để giải thích bằng cách nào mà vấn đề kinh tế ở một doanh nghiệp, quốc gia có thể lan rộng sang các doanh nghiệp, quốc gia khác.
 

Hiệu ứng Domino là gì?
 

Vì sao hiệu ứng Domino lại xuất hiện trong cuộc sống?

Bạn có thắc mắc tại sao lại xuất hiện hiệu ứng Domino không? Thực chất thì điều này thường sẽ bắt nguồn từ hai nguyên nhân:

1. Mối liên hệ giữa cuộc sống và hành vi con người

Không thể chối bỏ rằng hành vi con người và cuộc sống luôn có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ riêng không gian sống thôi cũng đã đủ để tác động đến hành vi của mỗi người. Mà không chỉ có vậy, chúng ta còn chịu tác động của vô số yếu tố xung quanh, ví dụ như: gia đình, các mối quan hệ xã hội, công việc, đồng nghiệp, bạn bè,....

Chính những mối liên hệ này sẽ khiến cho quyết định ở một khía cạnh nào đó ảnh hưởng đến những khía cạnh khác một cách bất ngờ và đáng kinh ngạc dù cho bạn đã có sự tính toán trước đó. Hay bạn cũng có thể hiểu đây chính là luật hấp dẫn trong cuộc sống.

2. Con người có xu hướng tuân thủ mục tiêu một cách nhất quán

Trong cuốn sách kinh điển Influence của Robert Cialdini đã từng nói rằng nếu một người cam kết gắn chặt bản thân với một lý tưởng hoặc mục tiêu nào đó thì họ có xu hướng trân trọng và tuân thủ điều này. Đây cũng chính là điều mà hiện tượng Domino đã “tận dụng” một cách triệt để. Khi đó, họ sẽ có suy nghĩ, thực hiện hành vi của mình vào các yếu tố xung quanh một cách nhất quán để có thể đạt được mục tiêu đã đưa ra.

Thông qua đó, con người sẽ dần hình thành những thay đổi trong thói quen và hành vi, đồng thời cũng xây dựng nên niềm tin của bản thân mình. Điều đó cũng tương tự như từng quân bài Domino, khi một quân bài đổ xuống, bạn sẽ xây dựng được cho mình hành vi quen thuộc và có được niềm tin bền vững hơn.

Ví dụ như bạn thiết lập mục tiêu mỗi ngày dành ra ít nhất 30 phút để đọc sách. Ngay từ khi mới bắt đầu, bạn đã gắn hành vi và suy nghĩ của mình vào mục tiêu này. Dần dần, đến những ngày sau chính bạn sẽ tự cam kết và chấp nhận thói quen của mình. Từ đó, đều đặn lặp lại hành vi để xây dựng nên niềm tin cho chính bản thân bạn.
 

Hiệu ứng Domino
 

Phân biệt hiệu ứng cánh bướm và hiệu ứng Domino

Cũng có một hiệu ứng khác thường được nhắc đến đó là hiệu ứng cánh bướm. Và không ít người thường có sự nhầm lẫn về hai hiệu ứng này. Vậy thì giữa chúng có gì giống và khác nhau:

Giống nhau: Về cơ bản thì hiệu ứng cánh bướm (butterfly effect) và Domino đều là những hiện tượng vật lý đơn thuần.

Khác nhau:

- Hiện tượng Domino là phản ứng theo chuỗi định sẵn, hiểu nôm na là sự cộng hưởng. Còn hiệu ứng cánh bướm đề cập đến mối quan hệ nhân - quả.

- Hiệu ứng Domino được diễn ra một cách liên tục, không ngắt quãng. Còn hiệu ứng cánh bướm thì sẽ không có sự liên tiếp và còn có thể dừng lại giữa chừng.

- Domino effect chỉ chịu tác động từ một chủ thể nhất định, còn butterfly effect thì có thể chịu tác động từ nhiều chủ thể khác nhau.

Những nguyên tắc áp dụng hiệu ứng Domino

Hiệu ứng Domino trong cuộc sống hoặc trong kinh tế không đơn thuần tự xảy ra mà bạn còn có thể tạo nên. Chỉ đơn giản là bằng cách xây dựng hành vi mới là bạn có thể kéo theo đó lên tiếp nhiều hành động khác liên quan thay đổi theo. Vậy thì, nguyên tắc áp dụng hiệu quả hiệu ứng Domino là gì?

1. Thực hiện hành động nào đó liên tục mỗi ngày

Nguyên tắc áp dụng hiệu ứng Domino để đạt được hiệu quả đó chính là thức hiện hành động liên tục mỗi ngày một cách nhất quán. Bằng cách đó, bạn không chỉ sẽ cảm thấy hài lòng với bản thân mà còn nhanh chóng trở thành người mà mình hướng đến. Không quan trọng việc quân Domino nào đổ đầu tiên, bởi vì chỉ cần có một quân bị đổ là được. Trên thực tế thì để thực hiện hiệu ứng Domino cần bắt đầu từ trong tâm trí. Điều đó có nghĩa là hãy bắt đầu từ điều bạn thích và có cảm hứng nhất.

Ví dụ như bạn đang muốn rèn luyện cho mình thói quen đọc sách. Ban đầu sẽ thật khó để bạn có thể đủ kiên nhẫn và kiên trì đọc hết một quyển. Tuy nhiên, bạn có thể tạo ra cảm hứng cho mình bằng cách lật đến trang mục lục để chọn ra chương sách mà mình cảm thấy ấn tượng nhất và bắt đầu từ đó. Điều này không chỉ làm cho bạn cảm thấy thỏa mãn mà còn dần dần rèn luyện thói quen này.
 

Hiện tượng Domino
 

2. Duy trì guồng quay và chuyển sang hành động khác

Sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ trước đó, hãy tiếp tục duy trì động lực và chuyển đến một nhiệm vụ mới khác. Điều đó sẽ trực tiếp đưa bạn vào hành vi lặp đi lặp lại và mỗi lần như vậy sẽ giúp cho hành động càng trở nên quyết liệt hơn.

Tiếp tục về ví dụ việc đọc sách, sau khi đã hoàn thành chương mà mình cảm thấy hứng thú nhất, tiếp đến hãy chuyển ngay tới chương khác. Chỉ cần lặp lại điều đó mỗi ngày thì rất nhanh thôi bạn sẽ hình thành được cho mình thói quen đọc sách. 

3. Chia nhỏ mọi thứ để dễ thực hiện và kiểm soát hơn

Khi thực hiện công việc phù hợp thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn. Thế nên, bạn hãy “bóc tách” mục tiêu của mình để có thể kiểm soát tốt. Giống như bạn muốn hình thành cho mình những thói quen mới thì thay vì làm hết tất cả cùng một lúc, hãy tập trung vào từng mảng nhỏ để kiểm soát hành vi của mình.

Giống như thói quen đọc sách cũng vậy, “tích tiểu thành đại” bằng cách ban đầu hãy chia nhỏ, đọc từng chương và học cách kiểm soát hành vi, thói quen đó. Tuy nhiên, cũng không nên quá vội vàng mà có thể sau khi đã đọc xong 2, 3 chương thì bạn hãy cho mình một khoảng thời gian nhỏ để “nghỉ ngơi’ rồi lại tiếp tục với những trang sách mới. Bằng cách này, thói quen dần dần sẽ được hình thành và sau đó, bạn có thể đọc hết một cuốn sách mà không cần phải nghỉ ngơi giữa các chương.
 

Hiệu ứng Domino trong cuộc sống
 

Ví dụ về hiệu ứng Domino

Để giúp bạn hiểu hơn, chúng tôi sẽ đưa ra hai ví dụ về hiệu ứng Domino nổi tiếng toàn cầu.

1. Hiệu ứng Domino trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008

Ví dụ đầu tiên đó chính là về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra vào năm 2008. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ nhiều yếu tố, trong đó tiêu biểu nhất là sự “nổ bong bóng” nhà đất ở Hoa Kỳ và quy định lỏng lẻo của các tổ chức tài chính.

Khi đó, các quân Domino liên kết với nhau, bao gồm sự sụp đổ của thị trường thế chấp ở Hoa Kỳ, sự sụp đổ của ngân hàng Lehman Brothers, sự đóng bằng của thị trường tín dụng, các gói cứu trợ của một số ngân hàng lớn. Các sự kiện này cùng diễn ra, có tác động lan tỏa và dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều đó đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong hoạt động kinh tế và thương mại.

2. Hiệu ứng Domino trong sự lây lan dịch bệnh Covid - 19

Một ví dụ khác gần đây hơn đó chính là sự lây lan dịch bệnh, cụ thể là Covid - 19 dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn xã hội. Sau khi virus Corona bùng phát ở Trung Quốc đã lây lan nhanh chóng ra toàn cầu, dẫn đến sự hoảng loạn, sụt giảm mạnh cả về thương mại và du lịch.

Không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực đến sức khỏe con người, dẫn đến số ca tử vong không ngừng tăng lên mà Covid còn làm suy giảm hoạt động kinh tế. Đó là việc khiến cho nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cùng nhiều tác động xã hội khác.
 

Ví dụ về hiệu ứng Domino
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn về hiệu ứng Domino là gì. Có thể thấy rằng, hiệu ứng này có thể tạo ra những điều tích cực, nhưng đồng thời cũng có thể dẫn đến những điều tiêu cực trong kinh tế lẫn đời sống hàng ngày. Thế nên, bạn hãy cố gắng tập trung mình vào hướng tích cực để cải thiện cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Chi phí ẩn trong kinh doanh: Hiểu đúng để quyết định đúng

Implicit cost là chi phí ẩn không thể hiện trực tiếp trong sổ sách kế toán nhưng ảnh hưởng đáng kể đến quyết định của doanh nghiệp.
Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Đón đầu 8 xu hướng kinh doanh 2025 để làm chủ cuộc chơi

Nắm bắt xu hướng kinh doanh 2025 là cơ hội để doanh nghiệp cải thiện chiến lược và tối ưu mô hình kinh doanh trong kỷ nguyên số.
GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là gì? Giải mã những kiến thức quan trọng về GDPR

GDPR là quy định của Liên minh Châu Âu yêu cầu doanh nghiệp tuân thủ nghiêm ngặt tiêu chuẩn về các quyền riêng tư của cá nhân.
Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Định vị sản phẩm là gì? Các chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm giúp doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, tạo ấn tượng trong tâm trí khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh.
Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Tuyển tập những câu chúc Tết khách hàng, đối tác ý nghĩa nhất

Lời chúc Tết khách hàng, đối tác là nét đẹp truyền thống gắn kết bền chặt, gửi gắm niềm tri ân và hi vọng khởi đầu năm mới đầy may mắn.
Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng là gì? Các loại customer touch points

Điểm chạm khách hàng (touch points) rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp trải nghiệm khách hàng xuyên suốt hành trình mua sắm.