Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Thị trường kinh doanh không mãi tăng trưởng, cũng không mãi suy thoái mà thay vào đó là sẽ luôn diễn ra những vận động liên tục, khó kiểm soát. Những biến đổi bất thường này được gọi chung là chu kỳ kinh tế. Đây giống như một quy luật của tự nhiên, đòi hỏi các cá nhân, doanh nghiệp nếu như muốn phát triển kinh doanh thì cần phải có sự nhạy bén và thích nghi tốt. Đó cũng chính là lý do bạn nên hiểu chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế để có thể đưa ra phương án sao cho phù hợp.
 

Chu kỳ kinh tế là gì? Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
 

Chu kỳ kinh tế là gì?

Chu kỳ kinh tế còn được gọi bằng tên tiếng Anh là business cycle, đây là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế. Đó có thể là do sự thay đổi của cung cầu, sản lượng, lãi suất, lạm phát, thất nghiệp,.... Chu kỳ kinh tế thể hiện các chuỗi sự kiện, được lặp đi lặp lại theo thời gian, dù từng giai đoạn không giống nhau nhưng nhìn chung chúng vẫn sẽ có một số đặc điểm tương tự.

Cụ thể, mỗi một nền kinh tế sẽ không phát triển ổn định và luôn trải qua theo trình tự ba pha chính là: suy thoái, phục hồi và hưng thịnh. Thông thưởng, chu kỳ kinh tế đang nằm ở giai đoạn nào sẽ được xác định bằng các chỉ số như: GDP thực tế, lãi suất, tổng số việc làm và chi tiêu của người dùng,.... Trong đó, suy thoái kinh tế sẽ bắt đầu khi hai quý liên tiếp có GDP thực tế tăng trưởng ở mức âm.

Vậy nên, việc hiểu về chu kỳ sẽ giúp các nhà đầu tư biết được khi nào thì mình nên thực hiện hành động gì. Bởi vì điều này có tác động trực tiếp lên rất nhiều thứ, từ trái phiếu, cổ phiếu cũng như doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
 

Chu kỳ kinh tế là gì?
 

 Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế

Như đã nhắc đến ở phần khái niệm thì chu kỳ kinh tế sẽ có những biến động khác nhau theo từng giai đoạn. Chính vì thế, là một nhà đầu tư, bạn cần nắm rõ về các giai đoạn của chu kỳ kinh tế để có thể đưa ra những phân tích thực tế đúng đắn, đánh giá được đâu là cơ hội để có thể kinh doanh. Cụ thể, 4 giai đoạn trong chu kỳ kinh doanh sẽ bao gồm:

- Recession (giai đoạn suy thoái): Khi bước vào giai đoạn này, nền kinh tế sẽ bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Cụ thể ở đây bạn sẽ dễ dàng nhận thấy sản lượng hàng hóa giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, lương thấp, lãi tín dụng thắt chặt,... dẫn đến GDP sụt giảm và lạm phát trong thời kỳ này cũng có sự giảm tốc độ.

- Trough (giai đoạn đáy kinh tế): Đây là giai đoạn biểu thị nền kinh tế đang bị suy thoái ở mức nghiêm trọng, làm ảnh hưởng nặng nề đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chất lượng cuộc sống người dân. Lúc này, Nhà nước sẽ bắt đầu đưa ra các chính sách hỗ trợ như chính sách trợ giá, giảm lãi suất,... để giảm đà suy thoái. Đồng thời, tình trạng lạm phát trong giai đoạn này cũng đã có sự tăng nhẹ.

- Recovery (giai đoạn phục hồi): Trong giai đoạn phục hồi, nền kinh tế đã có bắt đầu có những dấu hiệu khả quan hơn, ví dụ như sản xuất tăng, doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng ghi nhận có sự tăng trưởng trở lại,.... Đồng thời, GDP đã ở mức dương cũng như lạm phát có xu hướng giảm.

- Peak (giai đoạn đỉnh): Khi chu kỳ kinh tế nằm ở giai đoạn đỉnh, GDP mặc dù ghi nhận ở mức cao nhưng xét về tốc độ tăng trưởng lại chậm hơn so với giai đoạn phục hồi. Đây cũng là thời điểm lạm phát bắt đầu tăng, đồng tiền mất giá, đồng thời nền kinh tế cũng bắt đầu có dấu hiệu suy thoái để bước sang một chu kỳ mới.
 

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
 

Nguyên nhân hình thành chu kỳ kinh tế

Có thể thấy rằng, chu kỳ kinh tế trong những giai đoạn đi xuống đã khiến cho công việc kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và cả kế hoạch kinh tế Nhà nước đều rơi vào tình trạng khó khăn. Các vấn đề như lạm phát và việc làm cũng sẽ chịu tác động của chu kỳ. Nhất là trong những pha suy thoái, cả nền kinh tế lẫn xã hội đều phải gánh chịu rất nhiều tổn thất. Vậy thì đâu là nguyên nhân hình thành chu kỳ kinh tế? Đã có rất nhiều ý kiến được đưa ra đến từ các trường phái kinh tế học, cụ thể đó là:

- Chủ nghĩa Keynes cho rằng nguyên nhân sự hình thành của chu kỳ kinh tế là do thị trường không hoàn hảo, dẫn đến sự biến động của tổng cầu.

- Trường phái chủ nghĩa kinh tế tự do mới thì lại cho rằng sở dĩ chu kỳ kinh tế xảy ra là do sự can thiệp của chính phủ hoặc do những cú sốc về cung nằm ngoài dự tính.

Bên cạnh đó, cũng có một số lý thuyết lý giải về nguyên nhân này là:

- Đầu tiền là lý thuyết ngoại sinh và nội sinh. Trong đó, ngoại sinh chính là các cú sốc kinh tế xảy ra ngẫu nhiên, còn nội sinh là cúc sốc hỗn loạn một cách xác định và được gắn liền với hệ thống kinh tế.

- Lý thuyết tiền tệ cho rằng do sự mở rộng hay thắt chặt của chính sách tiền tệ và tín dụng đã hình thành nên chu kỳ kinh doanh. Người đứng đầu trường phái Chicago Milton Friedman chính là đại diện tiêu biểu cho lý thuyết này. Đồng thời, lý thuyết cũng khá phù hợp khi trở thành nguyên nhân lý giải cho cuộc suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1981 - 1982.

- Mô hình gia tốc và số nhân được đưa ra bởi Paul Samuelson thì cho rằng các biến động ngoại sinh được lan truyền theo cơ chế số nhân. Đồng thời, còn có sự kết hợp cùng với gia tốc trong đầu tư để hình thành những dao động có tính chu kỳ của GDP.

- Các nhà kinh tế học như: William Nordhaus, Michał Kalecki,... đưa ra ra lý thuyết chính trị khi cho rằng nguyên nhân gây ra chu kỳ kinh tế là vì các chính trị gia hướng đến chính sách tài khóa và tiền tệ để có thể thắng cử.

- Các nhà kinh tế khác như Robert Lucas, Jr., Robert Barro, Thomas Sargent,... đã đưa ra lý thuyết chu kỳ kinh doanh cân bằng. Họ nói rằng những nhận thức sai lầm về sự vận động của giá cả và tiền lương đã làm cho cung về lao động quá ít hoặc quá nhiều. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến chu kỳ của sản lượng và việc làm. Trong đó, phiên bản của lý thuyết này cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thất nghiệp cao trong suy thoái là do lương thực tế của công nhân cao hơn mức lương cân bằng của thị trường lao động.

- Cuối cùng đó là lý thuyết chu kỳ kinh doanh thực tế được đưa ra bởi Edward Prescott, Charles Prosser,.... Lý thuyết này nói rằng những biến động trong năng suất lao động, cả tích cực lẫn tiêu cực đều có thể lan tỏa trong nền kinh tế và tạo ra sự dao động của chu kỳ. 

Có rất nhiều nguyên nhân của chu kỳ kinh tế đã được đưa ra, nhưng thực tế thì chỉ mang tính hiện thực và không có lý thuyết nào đúng đắn ở mọi lúc, mọi nơi.

Ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế

Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế đều tạo ra những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên GDP của một quốc gia và cả doanh nghiệp. Vậy cụ thể hơn là những ảnh hưởng đó sẽ được biểu hiện như thế nào?

1. Tác động của chu kỳ kinh tế đến GDP của một quốc gia

Sự thay đổi của chu kỳ kinh tế có thể lên hoặc xuống tùy thuộc vào những tác động từ bên trong và bên ngoài. Trong đó, GDP của một quốc gia sẽ phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ những biến động này, cụ thể như sau:

- Suy thoái: Khi giai đoạn suy thoái diễn ra, các hoạt động liên quan đến kinh tế như đầu tư, sản xuất, chi tiêu của người dân,... đều giảm. Cũng chính điều này sẽ gây ra ảnh hưởng trực tiếp, khiến cho GDP có chiều hướng giảm mạnh.

- Phục hồi: Trong pha phục hồi nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại. Đồng thời các hoạt động đầu tư, sản xuất, lãi suất,... cũng có dấu hiệu tăng nhưng vẫn còn đang ở mức khá chậm. Tuy nhiên, đây đều là những diễn biến tích cực để thúc đẩy sự gia tăng của giá trị hàng hóa dịch vụ, nhờ đó mà GDP cũng tăng nhẹ.

- Hưng thịnh: Pha hưng thịnh của economic cycle có tác động tích cực tới nền kinh tế quốc gia. Biểu hiện cụ thể trong giai đoạn này đó là tỷ lệ thất nghiệp giảm, doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng thêm nhân sự để phát triển sản xuất. Nhờ vậy mà các hoạt động chi tiêu, nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng và kéo theo đó chính là GDP tăng trưởng mạnh.

Có thể nói, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế đều tạo ra tác động nhất định đến hoạt động sản xuất, tiêu dùng của người dân. Từ đó, kéo theo GDP của quốc gia cũng có thể tăng trưởng hoặc giảm mạnh và đây cũng chính là chỉ số phản ánh sức khỏe của nền kinh tế.
 

Chu kỳ kinh tế
 

2. Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp như thế nào?

Chu kỳ kinh tế rất quan trọng đối với các loại hình kinh doanh vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dành cho sản phẩm của họ. Trong đó, chu kỳ kinh doanh trong doanh nghiệp được đặc trưng bởi bốn giai đoạn chính:

- Bùng nổ: Những biểu hiện trong giai đoạn bùng nổ của chu kỳ kinh tế trong doanh nghiệp đó là chi tiêu tiêu dùng cao, niềm tin kinh doanh, lợi nhuận, đầu tư, giá cả và chi phí cũng đều có xu hướng tăng nhanh hơn. Đồng thời, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống khi nền kinh tế có sự tăng trưởng và tạo ra việc làm mới.

- Suy thoái: Mức chi tiêu và niềm tin của người tiêu dùng giảm đồng nghĩa với lợi nhuận thấp hơn cho các doanh nghiệp. Các công ty cũng theo đó mà cắt giảm vốn đầu tư, nhân sự, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên.

- Sụt giảm chạm đáy: GDP suy giảm kéo dài sẽ dẫn đến chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh rất yếu, nhiều thất bại trong kinh doanh, thất nghiệp gia tăng nhanh chóng và giá có thể bắt đầu giảm (giảm phát).

- Phục hồi: Lúc này, mọi thứ bắt đầu trở nên tốt hơn khi người tiêu dùng tăng chi tiêu. Nhờ đó mà các doanh nghiệp sẽ cảm thấy tự tin hơn một chút và bắt đầu có sự đầu tư trở lại và xây dựng cổ phiếu. Tuy nhiên, vẫn phải phải mất một thời gian để tỷ lệ thất nghiệp ngừng tăng.

Mọi doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng bởi giai đoạn của chu kỳ kinh doanh. Trong đó, có một số doanh nghiệp sẽ dễ bị tổn thương trước những thay đổi của chu kỳ kinh doanh hơn những công ty khác. Các doanh nghiệp có vận may gắn liền với tốc độ tăng trưởng kinh tế được gọi là các doanh nghiệp theo chu kỳ. Các công ty này thường hoạt động trong lĩnh vực: nhà bán lẻ thời trang, đồ điện tử, nhà hàng, quảng cáo, công ty du lịch nước ngoài, công ty xây dựng.

Ngược lại, một số doanh nghiệp thực sự được hưởng lợi từ suy thoái kinh tế. Điều này sẽ xảy ra nếu sản phẩm của họ được khách hàng coi là đáng đồng tiền bát gạo hoặc là một sản phẩm thay thế rẻ hơn so với các sản phẩm đắt tiền. Lúc này, hành vi tiêu dùng của người mua có khả năng cao sẽ chuyển đổi. Một số ví dụ điển hình về các doanh nghiệp này đã được giới thiệu trên các phương tiện truyền thông của Vương quốc Anh trong thời kỳ suy thoái trước đây gồm: nhà bán lẻ giá trị, cửa hàng thức ăn nhanh,....
 

Chu kỳ kinh doanh
 

Biện pháp ứng phó với chu kỳ kinh tế

Chính phủ, tổ chức tài chính và nhà đầu tư đều có những biện pháp khác nhau để ứng phó với chu kỳ kinh tế. Trong đó, chính phủ thường dùng đến chính sách tài khóa mở rộng, liên quan đến chi tiêu thâm hụt nhanh chóng để chấm dứt suy thoái. Ngược lại, cũng có thể dùng đến chính sách tài khóa thắt chặt bằng cách đánh thuế và điều hành thặng dư ngân sách để giảm tổng chi tiêu nhằm ngăn chặn nền kinh tế phát triển quá nóng trong giai đoạn phục hồi.

Đối với các ngân hàng trung ương thì thường dùng đến chính sách tiền tệ. Khi chu kỳ chạm đáy, một ngân hàng trung ương có thể hạ lãi suất hoặc thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để thúc đẩy chi tiêu và đầu tư. Trong giai đoạn phục hồi, ngân hàng có thể sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất và làm chậm dòng tín dụng vào nền kinh tế để giảm áp lực lạm phát và nhu cầu điều chỉnh thị trường.

Trong thời gian phục hồi, các nhà đầu tư thường tìm thấy cơ hội trong lĩnh vực công nghệ, tư liệu sản xuất và năng lượng cơ bản. Còn đến khi nền kinh tế suy thoái, các nhà đầu tư có thể mua công ty phát triển mạnh trong thời kỳ suy thoái như dịch vụ tiện ích, tài chính và chăm sóc sức khỏe.

Các doanh nghiệp có thể theo dõi mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động và chu kỳ kinh doanh của họ theo thời gian để lập kế hoạch chiến lược bảo vệ bản thân khỏi những đợt suy thoái đang đến gần. Đồng thời, cũng là để định vị bản thân, tìm ra lợi thế có thể tận dụng tối đa trong việc việc mở rộng kinh tế.

Những lần chu kỳ kinh tế diễn ra trong lịch sử

Trong giai đoạn từ năm 1870 - 1890 đã xuất hiện cuộc suy thoái kéo dài và hai cuộc suy thoái khác dẫn đến sự gia tăng lớn về năng suất, sản xuất công nghệ và sản phẩm bình quân đầu người. Trong những năm diễn ra cuộc đại suy thoái cũng có sự gia tăng đáng kể về năng suất. Cả cuộc suy thoái kéo dài và đại suy thoái cùng diễn ra đặc trưng bởi tình trạng bão hòa của thị trường và dư thừa công suất.

Hay trong cuộc cách mạng công nghiệp, cuộc đại suy thoái gây ra sự suy giảm kinh tế trong nhiều năm. Những tiến bộ về công nghệ đã có tác động lớn đến tín dụng và nợ. Hệ quả của tiến bộ này được biểu hiện cụ thể bằng sức mua một giờ làm việc trung bình khi tăng từ 3 USD năm 1900 lên 22 USD năm 1990.

Trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, tại châu Âu và châu Mỹ cũng thường xuyên xuất hiện những cuộc khủng hoảng, cụ thể ở đây đó là giai đoạn từ năm 1815 - 1939. Thời kỳ này bắt đầu từ năm 1815 khi chiến tranh Napoleon kết thúc, ngay sau đó là cuộc suy thoái Hậu Napoléon ở Vương quốc Anh diễn ra từ năm 1815–1830. Đến năm 1929–1939 là đỉnh điểm của cuộc đại suy thoái và dẫn đến Thế chiến thứ hai.

Những năm 1945 - 1970 là thời kỳ vàng chủ chủ nghĩa tư bản, hay rộng hơn là giai đoạn từ 1945 - 2008 đều không trải qua một cuộc suy thoái toàn cầu nào. Chỉ đến cuối những năm 2000 thì mới xuất hiện. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ được dùng để ổn định nền kinh tế dường như đã làm giảm sự dư thừa tồi tệ nhất của chu kỳ kinh tế. Đồng thời, sự ổn định tự động do ngân sách chính phủ cũng đã giảm thiểu tác động tiêu cực chu kỳ, ngay cả khi các nhà hoạch định chính sách có những hành động không tỉnh táo.

Những đợt suy thoái kéo dài cũng diễn ra ở nhiều khu vực khác nhau. Trong đó, nghiêm trọng nhất phải nói đến đó là cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước Đông Âu sau khi Liên xô tan rã vào năm 1991. Trong đó có một số nước ở giai đoạn từ năm 1989 - 2010 đã phải trải qua suy thoái liên tục khi thu nhập thực tế còn thấp hơn trong năm 1989. Nguyên nhân dẫn đến điều này được nhận định không phải do mô hình chu kỳ mà là do sai lầm trong việc chuyển đổi nền kinh tế chỉ huy sang kinh tế thị trường.
 

Các đặc điểm của chu kỳ kinh tế
 

Chu kỳ kinh tế Việt Nam

Tại Việt Nam, khủng hoảng kinh tế được xác định là sẽ xuất hiện với chu kỳ 10 năm một lần và thường rơi vào những năm cuối thập niên. Tuy nhiên, sự suy đoán này cũng chỉ là tương đối chứ không phải chính xác tuyệt đối. Trong đó, chu kỳ sẽ được bắt đầu bằng sự hưng phấn và tâm lý đám đông. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như giá trị GDP.

Hai chu kỳ kinh tế của nước ta được nhắc đến nhiều nhất đó là vào năm 1997 và năm 2008. Đây là thời điểm Việt Nam phải chịu những ảnh hưởng nặng nề nhất từ thị trường tài chính bởi cuộc suy thoái kế. Đáng nói hơn đó là cuộc khủng hoảng này còn diễn ra vào thời điểm kinh tế nước ta còn yếu và không có sức đề kháng mạnh để có thể chống chọi với những tác động từ bên ngoài. Còn chu kỳ kinh tế gần đây nhất chạm đáy đó là vào giai đoạn từ năm 2019 - 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Dự báo chu kỳ kinh tế

Có thể thấy, các giai đoạn trong chu kỳ đã tạo ra ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế và đời sống. Vậy thì có cách nào để dự báo chu kỳ kinh tế không? Hiện nay, các chuyên gia đã tìm cách để xây dựng và phát triển công cụ để nhận biết những sự thay đổi xảy ra trong nền kinh tế. Mô hình đơn giản nhất đó chính là dựa trên các số liệu thu thập được về sản lượng tư liệu sản xuất quan trọng, khối lượng hàng hóa vận chuyển,... Sau đó công thức hóa những số liệu đã thống kê được để có thể đưa ra dự báo.

Rồi khi công nghệ thông tin phát triển, người ta đã tạo ra mô hình kinh tế lượng phức tạp hơn, sử dụng hàng chục nghìn biến số cùng với hệ phương trình để dự báo. Tiên phong trong công cuộc này phải nói đến đó là nhà kinh tế học Jan Tinbergen từng đoạt giải Nobel năm 1969 và nhà kinh tế học Lawrence Klein từng đoạt giải Nobel năm 1980. Nhờ đó mà những dự báo biến động đã có độ tin cậy hơn, dù chưa thật sự chính xác nhưng cũng đã giúp ích rất lớn trong việc đưa ra định hướng đúng đắn.
 

Chu kỳ kinh tế Việt Nam
 

Một số câu hỏi thường gặp về chu kỳ kinh tế

1. Làm thế nào để xác định một chu kỳ kinh tế?

Một chu kỳ kinh tế bao gồm có bốn giai đoạn đó là: suy thoái, chạm đáy, phục hồi và đỉnh. Trong đó, các yếu tố thường được dùng để nhận biết kinh tế đang ở trong giai đoạn nào đó là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chi tiêu của người tiêu dùng, lãi suất và lạm phát.

2. Năm 2024 là giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế thế giới?

Có thể nói, 2024 là năm nền kinh tế thế giới đang trong giai đoạn suy thoái. Cụ thể đó là sau những ảnh hưởng từ đại dịch Covid - 19 thì đã xuất hiện tình trạng lạm phát tăng cao, các tổ chức tín dụng tăng lãi suất, các tập đoàn công nghệ sa thải hàng loạt và nền kinh tế có dấu hiệu phát triển chậm.

Bên cạnh đó, do cuộc chiến tranh từ Nga và Ukraine mà châu Âu cũng như các nước đồng minh đang phải đối mặt với việc khủng hoảng năng lượng, khí đốt. Hay việc bùng nổ nền kinh tế số cũng là nguyên nhân dẫn đến kinh tế truyền thống bị chững lại.

Việt Nam hiện cũng đang phải đối mặt với tình trạng suy thoái nhẹ. Biểu hiện cụ thể ở đây đó là việc ngân hàng nhà nước huy động vốn tăng lãi suất, sự mất giá của đồng tiền và người dân cũng đã bắt đầu hạn chế các chi tiêu tiêu dùng.

3. Làm thế nào để đầu tư hiệu quả trong các giai đoạn của chu kỳ kinh tế?

Trong từng giai đoạn của chu kỳ kinh tế, nhà đầu tư cần có cho mình những nhận định đúng đắn để đưa ra chiến lược phù hợp. Dưới đây là một số kinh nghiệm về đầu tư chứng khoán mà bạn có thể tham khảo:

- Trong giai đoạn suy thoái thì phần lớn các lĩnh vực đều không có lợi cho đầu tư. Tuy nhiên, cũng có một số ngành mang đến lợi nhuận như ngân hàng, bất động sản và bạn có thể tìm hiểu, phân tích để đưa ra cân nhắc phù hợp.

- Trong đoạn đáy thì sẽ có một số nhóm ngành được bơm dòng tiền để phục hồi như: tài chính, ngân hàng, logistic,.... Do đó, đây sẽ là những lĩnh vực đáng để bạn cân nhắc đầu tư.

- Đối với giai đoạn phục hồi, sự lựa chọn lý tưởng cho các nhà đầu tư tài chính đó là công nghệ, công nghiệp, xây dựng, cung cấp vật liệu,.... Bởi vì trong giai đoạn này, các nhóm ngành đã có sự tăng trưởng trở lại và mang đến cơ hội sinh lời hấp dẫn.

- Cuối cùng, đối với giai đoạn đỉnh thì các nhóm ngành như: tiêu dùng, năng lượng, y tế, du lịch, trang sức, kim loại,... sẽ có tốc độ tăng trưởng mạnh vì lúc này nhu cầu của người dân cũng đã tăng lên đáng kể.
 

Chu kỳ kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h để bạn hiểu hơn chu kỳ kinh tế là gì, các đặc điểm trong từng giai đoạn. Việc nhận biết nền kinh tế đang ở trong giai đoạn nào là việc cần thiết của các nhà kinh doanh và nhà đầu tư. Thông qua đó, bạn sẽ đưa ra được các hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp để tạo ra được hiệu quả tốt nhất.

Nội dung liên quan

Tin Kinh doanh khác

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những mối đe dọa tiềm tàng

Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là ai? Học cách những thương hiệu lớn xác định và đánh giá đối thủ tiềm ẩn để áp dụng vào doanh nghiệp của bạn.
CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR là gì? Từ A - Z về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

CSR (corporate social responsibility) là chiến lược giúp doanh nghiệp đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan và phát triển bền vững.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Cách phân tích đối thủ cạnh tranh để tối ưu hóa thị phần

Phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ là thu thập thông tin mà còn cả quá trình rút ra bài học để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Các mô hình lợi thế cạnh tranh

Trong thị trường kinh doanh, lợi thế cạnh tranh không chỉ là chìa khóa giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn quyết định sự phát triển bền vững.
IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

IMC là gì? Giải mã 8 công cụ truyền thông marketing tích hợp

Giải mã IMC và cách kết hợp các phương tiện truyền thông marketing tích hợp để xây dựng thông điệp nhất quán, tạo dấu ấn khó quên.
Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Customer experience là gì? Các yếu tố then chốt định hình CX

Tại sao một số thương hiệu luôn được khách hàng yêu thích và trung thành? Bí quyết nằm ở CX - trải nghiệm khách hàng mà họ mang lại.