Cấm vận là gì? Sự tác động của cấm vận thương mại

Với những người thường xuyên theo dõi các tin tức thời sự thì có lẽ cụm từ “cấm vận” đã không còn quá xa lạ. Đây được xem là một hình thức trừng phạt và gây ra những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của một hoặc nhiều quốc gia. Trong lần gần nhất, sự kiện cấm vận trên thế giới đã diễn ra đó là việc Mỹ đóng băng tài khoản của tổng thống Nga cùng một số quan chức cấp cao khác như một hình thức trừng phạt cho việc Nga có hành động quân sự với Ukraina. Điều này đã gây nên nhiều thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề cấm vận là gì? Vì sao nước Mỹ có quyền trừng phạt kinh tế nước khác?
 

Cấm vận là gì? Vì sao Mỹ có quyền trừng phạt kinh tế nước khác?
 

Cấm vận là gì?

Chắc hắn sẽ có không ít bạn đọc thắc mắc cấm vận kinh tế là gì? Cấm vận hay còn được gọi là biện pháp trừng phạt kinh tế trên hoạt động thương mại và tài chính được áp dụng bởi một quốc gia có quyền lực cao đối với một quốc gia, nhóm hoặc cá nhân tự quản yếu thế hơn. Cấm vận không nhất thiết là chỉ áp đặt trên lĩnh vực kinh tế mà còn có thể áp đặt đối với các lĩnh vực khác như quân sự, chính trị, xã hội.

Mục tiêu của biện pháp trừng phạt kinh tế này đó là thay đổi hành vi, ứng xử của một nước, có thể là chấm dứt sự xâm lược, chấm dứt hoạt động khủng bố, vi phạm nhân quyền,... Điều này nhằm tạo ra mối quan hệ tốt giữa quốc gia thực hiện biện pháp trừng phạt với quốc gia tiếp nhận biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, cho đến nay, cấm vận đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi dẫn đến những hậu quả không lường trước được.

Cấm vận là gì?

Sự tác động của cấm vận thương mại

Mục tiêu của cấm vận là mang đến điều tích cực. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều biện pháp trừng phạt, cấm vận đã tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế, thương mại toàn cầu. Đồng thời, điều này cũng gây ra những chia rẽ, xung đột giữa các quốc gia.

Cụ thể, các quốc gia bị cấm vận đã phải chịu những thiệt hại nặng về tài chính từ hoạt động xuất nhập khẩu. Chính điều này đã làm cho cán cân tăng trưởng kinh tế không còn ở mức cân bằng, ngân sách nhà nước cũng bị thâm hụt. Dù lệnh trừng phạt nhằm vào giới lãnh đạo nhưng trên thực tế những người dân vô tội lại phải chịu các tác động mạnh mẽ nhất. Khi một quốc gia trở nên kiệt quệ, chính phủ sẽ không đủ tài chính để nhập khẩu lương thực, thực phẩm, vật tư y tế,... Khi kinh tế một nước rơi vào khó khăn, cô lập, người dân cũng không có công ăn việc làm, hàng hóa lại trở nên đắt đỏ, khan hiếm.

Bên cạnh đó, khi một quốc gia bị phong tỏa tài khoản ngân hàng nghĩa là đã mất luôn nguồn đầu tư từ nước ngoài, không có công nghệ để phát triển kinh tế sẽ dẫn đến GDP giảm mạnh và số lượng người thất nghiệp tăng nhanh là điều không thể tránh khỏi. Chính những điều này đều sẽ làm cho cuộc sống người dân trở nên khó khăn hơn.
 

Cấm vận thương mại
 

Tại sao Mỹ có quyền trừng phạt các nước khác?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc vì sao Mỹ được quyền cấm vận các nước khác? Hiện nay, Mỹ là một trong năm quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Với thị trường tài chính vững chắc cùng tầm ảnh hưởng cao nên hầu kết các quốc gia, tập đoàn, công ty đều mong muốn có cơ hội quan hệ hợp tác và phát triển với Mỹ.

Chính những điều đó đã tạo ra cho quốc gia này sự lạm dụng đối với việc cấm vận. Mỹ sử dụng danh nghĩa của Liên Hợp Quốc để lôi kéo các quốc gia khác cùng thực hiện hành động này, làm ảnh hưởng đến kinh tế và thương mại của nhiều nước. Từ lâu, Mỹ đã thực hiện cấm vận để trừng phạt các thế lực có hành vi đối đầu.

Và đặc biệt, những biện pháp này được áp dụng thường xuyên hơn từ sau vụ khủng bố ngày 11/09/2001. Nhiều chuyên gia cũng nhận định, việc lạm dụng cấm vận quá nhiều có thể ảnh hưởng đến uy tín của Mỹ với các nước đồng minh, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ giảm giá trị đồng USD.

Trừng phạt kinh tế ngày càng được áp dụng nhiều giữa các nước lớn, điển hình là giữa Mỹ và đồng minh với Nga, Trung Quốc. Các biện pháp trừng trị Mỹ áp dụng lên Trung Quốc đã làm cản trở chuỗi cung ứng nguyên liệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19. Và trong thời điểm gần đây nhất, Mỹ cũng đã tuyên bố đóng băng tài khoản của tổng thống Nga - Vladimir Vladimirovich Putin cùng nhiều quan chức cấp cao khác. Điều này giống như nền kinh tế Mỹ càng thêm khẳng định về vị thế của mình trên thế giới.
 

Tại sao Mỹ cấm vận được các nước?
 

Trên đây là những chia sẻ của đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24h chúng tôi về vấn đề cấm vận thương mại là gìvì sao Mỹ được quyền cấm vận các nước khác? Cấm vận là một hình thức trừng phạt kinh tế với mục đích làm thay đổi và mang đến những kết quả tích cực hơn trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế điều này đã gây ra không ít những khó khăn đối với nền kinh tế các nước bị trừng phạt và làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân.

Nội dung liên quan

Tin Tổng hợp khác

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

CTA là gì? Hướng dẫn tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả

Hiểu rõ CTA và cách áp dụng những nguyên tắc tạo lời kêu gọi hành động hiệu quả sẽ giúp bạn đạt được kết quả, mục tiêu như mong muốn.  
Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Storytelling là gì? Nghệ thuật kể chuyện với storytelling

Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn với storytelling để giúp bạn thành công đưa chiến dịch marketing của mình lên tầm cao mới.
Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Manifest là gì? Mở khóa sức mạnh tâm trí với manifestation

Biết cách mở khóa sức mạnh tâm trí với luật hấp dẫn manifest sẽ giúp bạn đạt được những điều mà mình hằng mong muốn.
Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Celeb là gì? Những điều cần biết về celebrity marketing

Khám phá cách tận dụng celeb trong marketing hiệu quả để giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh và đưa thương hiệu lên tầm cao mới.
Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là gì? Bí quyết rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng suy luận và đánh giá thông tin một cách logic để đưa ra lập luận chính xác khi đối mặt với vấn đề.  
Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flex là gì? Giải mã lý do trend flex khuynh đảo mạng xã hội

Flexing không chỉ dừng lại trong việc khoe khoang mà còn tạo động lực và là nguồn cảm hứng để mọi người vượt qua giới hạn bản thân.